Phát hiện hộp đen “cài” dữ liệu giả

Xe hoạt động ở Việt Nam, nhưng lại được định vị ở Trung Quốc. Trong 1 giây, xe có thể đạt tốc độ từ 36km/h lên 143km/h… Đây là những dữ liệu rất vô lý từ thiết bị giám sát hành trình (GSHT) trên xe khách vừa được phát hiện.

Xe hoạt động ở Việt Nam, nhưng lại được định vị ở Trung Quốc. Trong 1 giây, xe có thể đạt tốc độ từ 36km/h lên 143km/h… Đây là những dữ liệu rất vô lý từ thiết bị giám sát hành trình (GSHT) trên xe khách vừa được phát hiện.

Tốc độ chóng mặt, định vị ảo

Đó là trường hợp xe khách 29 chỗ BKS 18B-00.222. Theo thông tin trích xuất từ dữ liệu hộp đen, từ 0h đến thời điểm trích xuất 9h sáng 3/10/2013, chiếc xe này đã có lúc chạy đến tốc độ 244km/h. Lạ lùng hơn, chỉ trong 2 giây, chiếc xe này có tốc độ đang từ 70 lên 244km/h và hạ đột ngột còn 77km/h. Trước thời điểm này vài giây, chiếc xe này cũng báo tốc độ hết sức bất bình thường cụ thể là từ 86km/h lên 241km/h.

Điều lạ lùng nữa là chiếc xe này đang vận hành ở Hà Nội, nhưng tọa độ định vị cả 5 lần mở cửa lại ở tận… tỉnh Vân Nam, Trung Quốc?

Trích xuất dữ liệu từ một xe khác mang BKS 18B-00.162… cũng của nhà xe Đức Lượng đã cho kết quả giật mình. Chỉ trong vòng 5 giây liên tiếp, chiếc xe này đạt tốc độ từ 36km/h lên 143km/h rồi hạ xuống 72km/h và lại vọt tốc độ lên 146km/h…

Chiếc xe này chạy tuyến Nam Định - Giáp Bát (Hà Nội), nhưng cả 5 lần mở cửa đều định vị tại một huyện khá hẻo lánh của tỉnh Sơn La, Việt Nam.

Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là chất lượng hộp đen không đảm bảo hay đơn vị cung cấp thiết bị cố tình tạo giả dữ liệu về hoạt động của xe nhằm qua mặt Thanh tra giao thông? Bởi theo quy định, nếu hộp đen không trích xuất được dữ liệu sẽ bị xử phạt.

“Nhà cung cấp phải chịu trách nhiệm”

Ông Trần Văn Lưu - Giám đốc Công ty Cổ phần Đức Lượng, đơn vị chủ quản 2 chiếc xe nói trên cho biết, 2 thiết bị GSHT gắn trên 2 chiếc xe này do Công ty MID cung cấp (Công ty Cổ phần phát triển công nghệ điện tử MID Việt Nam - PV). Hiện tại, chúng tôi có khoảng 10 chiếc xe khách lắp đặt thiết bị GSHT của Công ty này. Khi phát hiện thông số sai lệch của thiết bị, chúng tôi đã yêu cầu công ty MID khẩn trương khắc phục và sẽ sớm có kết quả. “Chúng tôi chỉ là đơn vị sử dụng, còn chất lượng thiết bị điện tử thế nào thì phía nhà cung cấp phải chịu trách nhiệm bảo hành, bảo trì” - ông Lưu cho biết.

Trưa 6/10, trao đổi với PV qua điện thoại, đại diện Công ty MID cho biết, còn phải kiểm tra thêm mới xác định được chính xác nguyên nhân lỗi.

Trước đó, qua đợt kiểm tra của thanh tra Bộ GTVT đối với thiết bị GSHT của Công ty MID tại Bến xe Giáp Bát, phát hiện 2 thiết bị không trích xuất được thông tin tại thời điểm kiểm tra, trong đó có một thiết bị gắn trên xe khách BKS 18B-00.162 đã nêu trên.

Về sự việc này, ông Thạch Như Sỹ - Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết, Bộ GTVT đã có văn bản yêu cầu Thanh tra Bộ sớm thanh tra, kiểm tra thiết bị GSHT của công ty MID làm rõ sự việc để có hướng xử lý kịp thời.

Vừa qua, Thanh tra Bộ GTVT đã phát hiện hàng loạt vi phạm của các nhà sản xuất thiết bị GSHT như “phù phép” tem chứng nhận hợp quy, có dấu hiệu lừa đảo và không trung thực với khách hàng dẫn đến khách hàng phải chịu nhiều thiệt thòi, mất thêm thời gian và chi phí để hiệu chỉnh, thay thế thiết bị.

Theo Thiện Anh (Giaothongvantai.com.vn)



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.