5 nước ký thỏa thuận riêng tại hội nghị khí hậu

Những cuộc đàm phán về cắt giảm khí thải trong suốt hai năm qua chỉ dẫn tới một thỏa thuận chính trị giữa Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil.

BBC cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đề xuất thỏa thuận trên, đồng thời thực hiện nỗ lực ngoại giao trong hôm qua để 5 nước đạt được sự đồng thuận về một số vấn đề. Thỏa thuận bao gồm cam kết không cho nhiệt độ trái đất tăng quá 2 độ C, những biện pháp giám sát lượng khí thải bị cắt giảm, quỹ hỗ trợ khẩn cấp trị giá 30 tỷ USD dành cho các nước nghèo trong ba năm tới và lời hứa của Mỹ về việc tăng quỹ hỗ trợ lên 100 tỷ USD trước năm 2020.

Theo AP, thỏa thuận cũng yêu cầu các nước tham gia nêu rõ mục tiêu cắt giảm khí thải của từng nước bằng con số cụ thể và những biện pháp mà họ sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu. Obama gọi thỏa thuận là "một kết quả mang tính đột phá".

"Chúng ta đã tiến được một bước dài, nhưng chúng ta còn phải vượt qua một quãng đường dài hơn thế nữa. Nếu các quốc gia cứ nhất quyết đòi hỏi một hiệp định toàn diện và mang tính ràng buộc về pháp lý thì thế giới sẽ chẳng đạt được bất kỳ tiến triển nào", ông nhận xét.

Tổng thống Mỹ hy vọng các nước sẽ đạt được một thỏa thuận toàn diện hơn trong phiên họp bế mạc vào sáng nay.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, một trong những nhà lãnh đạo ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực chống biến đổi khí hậu, nói rằng bà cảm thấy "buồn vui lẫn lộn" về thỏa thuận giữa 5 nước và cho rằng đó chỉ là bước tiến đầu tiên.

"Con đường dẫn tới một hiệp định toàn cầu vẫn còn rất dài", bà bình luận.

Thỏa thuận giữa 5 nước gây thất vọng cho những người đặt hy vọng quá lớn vào hội nghị khí hậu tại thành phố Copenhagen. Theo AP, thay vì đạt được một hiệp định mang tính pháp lý trên phạm vi toàn cầu, các nước sẽ phải tiếp tục đàm phán trong tương lai để giải quyết những bất đồng.

Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Gordon Brown khẳng định thỏa thuận sẽ nhận được sự ủng hộ của dư luận thế giới.

"Mọi người hãy nhớ rằng, chỉ mới cách đây một năm chẳng ai nghĩ một thỏa thuận như thế có thể ra đời", ông nói.

Các tổ chức môi trường gọi bản thỏa thuận là văn kiện vô nghĩa.

"Đó chỉ tập hợp của những điều khoản sáo rỗng. Thỏa thuận thừa nhận sự cần thiết của việc khống chế nhiệt độ tăng quá 2 độ C nhưng lại không cam kết thực hiện điều đó. Thỏa thuận đó phớt lờ vấn đề cắt giảm khí thải và che đậy việc ấy bằng cách tập trung vào vấn đề tiền nong", Jeremy Hobbs, giám đốc điều hành của tổ chức Oxfarm International, phát biểu.

Theo Minh Long



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.