Bão bụi có nguy hiểm?

Theo các nhà khoa học của Viện Vật lý Địa cầu (Viện KH&CN Việt Nam), bão bụi là hiện tượng thời tiết nguy hiểm không thường xuyên xảy ra. Nó có đặc điểm gió mạnh và không khí đầy bụi trên một khu vực rộng lớn. Tuy nhiên, Việt Nam là nước ít có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bão bụi.

Không đặc biệt

ThS Lê Việt Huy, phó trưởng phòng Vật lý Khí quyển, Viện Vật lý Địa cầu cho hay, bão bụi xảy ra ở sa mạc Taklimakan (Trung Quốc) như các phương tiện truyền thông vừa đưa tin không phải là hiện tượng đặc biệt. Bão bụi là hiện tượng thời tiết nguy hiểm không thường xuyên xảy ra. Cát ở những vùng sa mạc là nguyên nhân tạo ra bão bụi (điều này lý giải vì sao bão bụi thường xuất hiện ở sa mạc Sahara của châu Phi, sa mạc Gôbi, sa mạc Taklimakan ở châu Á và vùng đất khô cằn ở Arập, Iran, Kazactan, Turmekistan). Những bức ảnh vệ tinh cho thấy, bụi từ cát bị gió mạnh cuốn lên, tạo thành một đám mây khổng lồ với đường kính có thể lên tới hàng trăm km, mang theo hàng trăm tấn bụi, đi qua nhiều khu vực địa lý.

Một cơn bão bụi lớn ở sa mạc Taklimakan

Trong quá trình di chuyển,những hạt nặng sẽ rơi xuống nhanh và ảnh hưởng tới những khu vực cận kề nơi xảy ra bão bụi. Tuy nhiên, những hạt nhỏ hơn 10mm có thể di chuyển tới hơn 1.000km. Ví dụ, bão bụi ở Trung Quốc gây ảnh hưởng cho các nước Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản... Xa hơn, bão "made in China" có thể "bay" sang tới tận Bắc Mỹ.

Mang theo mầm bệnh và gây ra nạn đói

Các chuyên gia cho biết, trong quá trình di chuyển, bão bụi mang đến nguồn dưỡng chất mầu mỡ cho các cánh đồng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ, bổ sung nguồn sắt quý giá cho các đại dương. Nhưng mặt khác, bão bụi có thể cuốn bay nhà cửa, tàn phá mùa màng, gia súc... Bão bụi còn làm mất đi lớp đất bề mặt cần thiết cho sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương dẫn đến mất mùa và nạn đói. Bão bụi cũng phá hủy nhiều bãi san hô ngầm ngoài khơi biển Carribê, đẩy nhanh quá trình tan băng ở Greenland và nhiều vùng băng giá bao phủ khác...

Đặc biệt bão bụi còn có thể mang theo thuốc bảo vệ thực vật, vi khuẩn gây bệnh và thậm chí cả dư lượng chất phóng xạ từ các vụ thử hạt nhân trong sa mạc, gây bệnh tật, ô nhiễm trên phạm vi toàn cầu.

Việt Nam ít có nguy cơ bị ảnh hưởng

Các nhà khoa học của Viện Vật lý Địa cầu khẳng định, cần phải có những nghiên cứu cụ thể mới có thể nói chính xác liệu Việt Nam có xảy ra bão bụi không và mức độ ảnh hưởng cùa bão bụi đến Việt Nam. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, Việt Nam khó có thể là nơi "đẻ" ra bão bụi từ cát cũng như ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi bão bụi do cát gây ra. Lý do là vì nước ta không ở gần bất cứ một sa mạc nào. Ngoài ra, những trận bão bụi xuất phát từ Trung Quốc, đất nước láng giềng của Việt Nam, lại chỉ ảnh hưởng tới các nước Đông Bắc Á.

Viện Vật lý Địa cầu hiện đang tham gia vao chường trình 7SEAS. Chương trình này do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa kỳ, Phòng thí nghiệm Hải quân Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á nghiên cứu về sự vận chuyển của bụi, aerosol (các hạt thể rắn hay lỏng có đường kính từ vài mm đến 10mm lơ lửng trong không khí). Hiện tại, Viện Vật lý Địa cầu đang triển khai, lắp đặt thiết bị LIDAR (Light Dection And Ranging). Thiết bị này sẽ giúp xác định aerosol, bụi profile nhiệt độ... trong khí quyển. Nhờ đó, Việt Nam số liệu đầu vào cho những nghiên cứu về sự di chuyển của bụi, arosol ở Việt Nam.

Bão bụi thường xuất hiện bất ngờ dưới dạng bức tường bụi dài nhiều km và có bề dày khoảng 1km hoặc hơn, trước nó có thể có một vài xoáy bụi. Người ta thường dựa trên tầm nhìn ngang để phân biệt độ mạnh yếu của các cơn bão bụi. Gió trong bão bụi còn có thể kết hợp với dòng khí đi ra từ cơn giông và gió giật.

Từ năm 1950 đến nay, số các cơn bão bụi xuất phát từ sa mạc Sahara đã tăng gấp 10 lần. Tại Mauritania (Tây Bắc châu Phi), đầu những năm 1960, trung bình mỗi năm chỉ có 2 cơn bão bụi, nhưng hiện nay con số này tăng lên 80.

Nhiều tài liệu cho rằng, quá trình sa mạc hóa do chặt phá rừng, sự thu hẹp các vùng hồ là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng bão bụi. Các phương tiện giao thông hiện đại đã cày nát bề mặt vốn ổn định nhưng rất mỏng manh của sa mạc, khiến lớp cát mịn bên dưới lộ ra và dễ dàng bị gió cuốn đi.

Theo

Theo các nhà khoa học của Viện Vật lý Địa cầu (Viện KH&CN Việt Nam), bão bụi là hiện tượng thời tiết nguy hiểm không thường xuyên xảy ra. Nó có đặc điểm gió mạnh và không khí đầy bụi trên một khu vực rộng lớn. Tuy nhiên, Việt Nam là nước ít có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bão bụi.

Không đặc biệt

ThS Lê Việt Huy, phó trưởng phòng Vật lý Khí quyển, Viện Vật lý Địa cầu cho hay, bão bụi xảy ra ở sa mạc Taklimakan (Trung Quốc) như các phương tiện truyền thông vừa đưa tin không phải là hiện tượng đặc biệt. Bão bụi là hiện tượng thời tiết nguy hiểm không thường xuyên xảy ra. Cát ở những vùng sa mạc là nguyên nhân tạo ra bão bụi (điều này lý giải vì sao bão bụi thường xuất hiện ở sa mạc Sahara của châu Phi, sa mạc Gôbi, sa mạc Taklimakan ở châu Á và vùng đất khô cằn ở Arập, Iran, Kazactan, Turmekistan). Những bức ảnh vệ tinh cho thấy, bụi từ cát bị gió mạnh cuốn lên, tạo thành một đám mây khổng lồ với đường kính có thể lên tới hàng trăm km, mang theo hàng trăm tấn bụi, đi qua nhiều khu vực địa lý.

Một cơn bão bụi lớn ở sa mạc Taklimakan

Trong quá trình di chuyển,những hạt nặng sẽ rơi xuống nhanh và ảnh hưởng tới những khu vực cận kề nơi xảy ra bão bụi. Tuy nhiên, những hạt nhỏ hơn 10mm có thể di chuyển tới hơn 1.000km. Ví dụ, bão bụi ở Trung Quốc gây ảnh hưởng cho các nước Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản... Xa hơn, bão "made in China" có thể "bay" sang tới tận Bắc Mỹ.

Mang theo mầm bệnh và gây ra nạn đói

Các chuyên gia cho biết, trong quá trình di chuyển, bão bụi mang đến nguồn dưỡng chất mầu mỡ cho các cánh đồng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ, bổ sung nguồn sắt quý giá cho các đại dương. Nhưng mặt khác, bão bụi có thể cuốn bay nhà cửa, tàn phá mùa màng, gia súc... Bão bụi còn làm mất đi lớp đất bề mặt cần thiết cho sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương dẫn đến mất mùa và nạn đói. Bão bụi cũng phá hủy nhiều bãi san hô ngầm ngoài khơi biển Carribê, đẩy nhanh quá trình tan băng ở Greenland và nhiều vùng băng giá bao phủ khác...

Đặc biệt bão bụi còn có thể mang theo thuốc bảo vệ thực vật, vi khuẩn gây bệnh và thậm chí cả dư lượng chất phóng xạ từ các vụ thử hạt nhân trong sa mạc, gây bệnh tật, ô nhiễm trên phạm vi toàn cầu.

Việt Nam ít có nguy cơ bị ảnh hưởng

Các nhà khoa học của Viện Vật lý Địa cầu khẳng định, cần phải có những nghiên cứu cụ thể mới có thể nói chính xác liệu Việt Nam có xảy ra bão bụi không và mức độ ảnh hưởng cùa bão bụi đến Việt Nam. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, Việt Nam khó có thể là nơi "đẻ" ra bão bụi từ cát cũng như ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi bão bụi do cát gây ra. Lý do là vì nước ta không ở gần bất cứ một sa mạc nào. Ngoài ra, những trận bão bụi xuất phát từ Trung Quốc, đất nước láng giềng của Việt Nam, lại chỉ ảnh hưởng tới các nước Đông Bắc Á.

Viện Vật lý Địa cầu hiện đang tham gia vao chường trình 7SEAS. Chương trình này do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa kỳ, Phòng thí nghiệm Hải quân Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á nghiên cứu về sự vận chuyển của bụi, aerosol (các hạt thể rắn hay lỏng có đường kính từ vài mm đến 10mm lơ lửng trong không khí). Hiện tại, Viện Vật lý Địa cầu đang triển khai, lắp đặt thiết bị LIDAR (Light Dection And Ranging). Thiết bị này sẽ giúp xác định aerosol, bụi profile nhiệt độ... trong khí quyển. Nhờ đó, Việt Nam số liệu đầu vào cho những nghiên cứu về sự di chuyển của bụi, arosol ở Việt Nam.

Bão bụi thường xuất hiện bất ngờ dưới dạng bức tường bụi dài nhiều km và có bề dày khoảng 1km hoặc hơn, trước nó có thể có một vài xoáy bụi. Người ta thường dựa trên tầm nhìn ngang để phân biệt độ mạnh yếu của các cơn bão bụi. Gió trong bão bụi còn có thể kết hợp với dòng khí đi ra từ cơn giông và gió giật.

Từ năm 1950 đến nay, số các cơn bão bụi xuất phát từ sa mạc Sahara đã tăng gấp 10 lần. Tại Mauritania (Tây Bắc châu Phi), đầu những năm 1960, trung bình mỗi năm chỉ có 2 cơn bão bụi, nhưng hiện nay con số này tăng lên 80.

Nhiều tài liệu cho rằng, quá trình sa mạc hóa do chặt phá rừng, sự thu hẹp các vùng hồ là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng bão bụi. Các phương tiện giao thông hiện đại đã cày nát bề mặt vốn ổn định nhưng rất mỏng manh của sa mạc, khiến lớp cát mịn bên dưới lộ ra và dễ dàng bị gió cuốn đi.



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.