Bảo hiểm xe hơi: Mua dễ, trả khó

Nhu cầu bảo hiểm xe hơi ngày càng lớn. Tuy nhiên,khi có sự cố, khách hàng rất khó khăn trong việc nhận bồi thường từ bảo hiểm.

Nhu cầu bảo hiểm xe hơi ngày càng lớn. Tuynhiên, khi có sự cố, khách hàng rất khó khăn trong việc nhận bồi thường từbảo hiểm.

Lần thứ nhất, tôi tìm đến công tybảo hiểm để lấy 1,5 triệu đồng tiền bồi thường do phải sửa chữa xe, cô nhân viênbảo: "Hồ sơ của chị chưa chuyển về công ty, chúng tôi chưa giải quyết được".

"Hai ngày sau, tôi lại đến côngty bảo hiểm. Thấy tôi, cô gái hôm trước ngẩng lên nhìn rồi cặm cụi ký một đốnggiấy tờ. Vừa làm việc của mình cô vừa bảo: "Hồ sơ của chị đã có nhưng chúng tôiđang nghiên cứu, vài bữa nữa mới xong, Thứ Ba tuần sau chị quay lại".

"Đúng hẹn, thứ Ba tôi quay lại.Cô nhân viên hôm trước lại báo: Hồ sơ của chị đã được duyệt nhưng phải chờ kếtoán trưởng ký, mới chi trả được. Hiện giờ anh ấy đi công tác. Chị đợi vài hômnữa đi".

"Tôi về mà lòng vô cùng ấm ức.Nghĩ công mình bỏ ra bao nhiêu ngày nên tôi quyết tâm "đi đòi" cho kỳ được. Lầnsau tôi đến và nhận được câu trả lời: Anh ấy đi công tác vẫn chưa về".

"Đến mức này, tôi không giữ bìnhtĩnh được nữa, làm ầm lên: Anh chị làm ăn kiểu gì mà hẹn lên hẹn xuống vẫn khôngcó kết quả? Tôi không có thời gian lẽo đẽo theo sau để đòi hơn 1 triệu bạc. Thờigian công ty "hành" tôi, tôi có thể làm ra gấp mười lần tiền đền bù của mấy anhchị rồi".

"Khi ấy, người đại diện công tyxuống xin lỗi, nhưng tôi lại được nghe một bài thuyết trình dài về bảo hiểm. Xecủa chị hỏng, chúng tôi phải xác nhận lại thông tin, giá cả cho chính xác trướckhi bồi thường. Chúng tôi đã cố gắng làm rất nhanh rồi nhưng thủ tục phải thế".

"Tôi tức giận: Khỏi cần các anhphải xác minh, xác nhận, tôi biếu không các anh. Tôi sợ bảo hiểm của các anh lắmrồi".

Bảo hiểm xe hơi: Mua dễ, trả khó

(Ảnh minh họa)

Đó là trường hợp của chị NguyễnMinh Trang, ngụ ở Q. Tân Bình, TP. HCM, trong hành trình đi đòi tiền sửa chữa xedo bị va chạm. Sợ bảo hiểm không thanh toán, chị đã đến tận những salon được chỉđịnh của công ty bảo hiểm để tiến hành sửa chữa. Thế nhưng, kết quả chẳng mấykhả quan.

Rất nhiều người than phiền vềviệc thanh toán bảo hiểm nhiêu khê, mua dễ, trả khó. Liệu việc thanh toán đó cókhó với tất cả mọi trường hợp? Những lưu ý dưới đây sẽ là cuốn sổ tay bỏ túi,giúp bạn tận dụng được bảo hiểm một cách dễ dàng hơn cho "con chiến mã" củamình.

Xác định đúng loại bảo hiểmcần thiết

Hầu hết các công ty bảo hiểm đềucó bốn hình thức: bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảohiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hoá vận chuyển trên xe,bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới, bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạnlái phụ xe.

Việc chọn bảo hiểm đúng sẽ giúptài sản của bạn được bảo vệ mọi lúc, mọi nơi. Trong các hình thức trên chỉ cóloại thứ nhất là bắt buộc. Các loại khác, khách hàng tự chọn tuỳ thuộc vào túitiền từng người, chất lượng xe, khả năng người cầm lái...

Chẳng hạn, nếu xe đã cũ, giá trịthấp, bạn nên mua bảo hiểm vỏ xe có khấu hao thay mới, bảo hiểm xe ngập nước.Những người có xe đẹp, đắt tiền nên chọn nhiều hình thứ bảo hiểm như: bảo hiểmthiệt hại vật chất xe cơ giới, bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụxe, bảo hiểm ngập nước... Nguyên nhân vì những chiếc xe đời mới sang trọngthường là điểm ngắm của những tên trộm cắp.

Do bảo hiểm xe có nhiều loạihình, mức phí nên trước khi chọn, bạn cần yêu cầu nhân viên bảo hiểm tư vấn rõtất cả các loại hình bảo hiểm.

Những câu hỏi bạn cần đặt ra: Bảohiểm nào phù hợp với xe của tôi? Tôi được quyền gì khi tham gia bảo hiểm này?Sản phẩm bảo hiểm này có liên quan đến sản phẩm nào khác cần phải mua kèm? Cáchthức thanh toán, sửa chữa khi gặp sự cố?...

Gọi ngay cho bảo hiểm khi cósự cố

Nhiều người có kinh nghiệm trongviệc đi lấy bảo hiểm cho biết: Nên thực hiện phương châm "Ba mặt một lời, càngnhanh càng tốt".

Anh Phạm Thanh Thiên vừa tậu đượcchiếc Camry nên cuối tuần đưa cả nhà đi Đà Lạt chơi. Trên đường về TP. HCM, anhbị một chiếc xe tải đâm từ phía sau khiến phần đuôi xe bị tổn hại khoảng 75triệu đồng. Anh gọi cảnh sát giao thông đến giải quyết nhưng quên gọi cho côngty bảo hiểm.

Trong hồ sơ bảo hiểm có quy định,yêu cầu chủ xe gọi ngay cho công ty bảo hiểm khi có sự cố. Công ty đã dựa vàoquy định này, khước từ không đền bù. Tuy nhiên, do anh có biên bản làm việc ủacông an nên bảo hiểm trả cho anh 30 triệu đồng.

Trường hợp này, công ty bảo hiểmkhông sai vì mọi tổn thất về tài sản thuộc trách nhiệm bảo hiểm sẽ do họ tiếnhành giám định  hoặc thuê công ty giám định.

Trường hợp đặc biệt, nếu công tybảo hiểm không thể giám định, họ sẽ căn cứ vào biên bản, kết luận của cơ quanchức năng có thẩm quyền và các hiện vật thu được để xác định nguyên nhân và mứcđộ thiệt hại.

Kiện ra toà nếu bảo hiểm khônggiải quyết khiếu nại theo quy định

Theo quy định, thời gian thanhtoán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơbồi thường đầy đủ, hợp lệ và không quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hànhxác minh hồ sơ.

Nếu doanh nghiệp từ chối bồithường, phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe biết lý do trong thời hạn 30 ngàykể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường.

Mọi tranh chấp phát sinh từ hợpđồng bảo hiểm, nếu không giải quyết được bằng thương lượng giữa các bên liênquan sẽ được đưa ra toà án để giải quyết.

Bạn cần đặc biệt lưu ý:

Thời hạn yêu cầu bồi thường củachủ xe cơ giới là một năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ donguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Thời hạn khởi kiện về việc bồithường bảo hiểm là ba năm từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thườnghoặc từ chối bồi thường. Quá thời hạn trên mọi khiếu nại không còn giá trị.

Cố tình trục lợi ở bảo hiểmkhông phải dễ

Chị Minh Trang ở câu chuyện trênvẫn chưa hết bức xúc: "Tôi thật sai lầm khi chọn công ty bảo hiểm này. Nếu họ"hành" như thế, khi gần hết thời gian bảo hiểm, tôi sẽ tự phá xe cho họ đền sạtnghiệp thì thôi".

Nhiều người sẵn sàng bỏ tiền ramua bảo hiểm không phải để bảo vệ mình, bảo vệ xe mà để lợi dụng. Tuy nhiên, cáccông ty bảo hiểm đã lưu ý rất kỹ những điều kiện liên quan để bồi thường. Nếurơi vào các trường hợp dưới đây, bạn sẽ không được doanh nghiệp bảo hiểm bồithường:

Hành động cố ý gây thiệt hại củachủ xe và lái xe, hoặc của người bị thiệt hại.

Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy,không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe hoặc lái xe cơ giới.

Lái xe không có giấy phép hoặcgiấy phép lái xe không hợp lệ đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có giấyphép.

Thiệt hại có tính chất gây hậuquả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụngvà khai thác tài sản bị thiệt hại.

Thiệt hại đối với tài sản bị mấtcắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

Thiệt hại đối với tài sản đặcbiệt bao gồm: vàng bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồcổ, tranh ảnh quý, thi hài, hài cốt.

Chiến tranh, khủng bố, động đất.

Với các trường hợp trên, bạnkhông nên kiện tụng, khiếu nại vì kết quả biết trước là không thể.

Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu bồithường

Hồ sơ bao gồm:

Tài liệu liên quan đến xe, ngườilái xe (bản sao có chứng thực): giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, chứng minhnhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của người lái xe, giấy chứngnhận bảo hiểm.

Tài liệu chứng minh thiệt hại vềngười như giấy chứng thương, giấy ra viện, giấy chứng nhận phẫu thuật, hồ sơbệnh án, giấy chứng từ...

Tài liệu chứng minh thiệt hại vềtài sản: hoá đơn hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tainạn được thực hiện tại các cơ sở do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc được sựđồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm, các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết vàhợp lý mà chủ xe đã chỉ để giảm thiểu tổn thất hay thực hiện chỉ dẫn của doanhnghiệp bảo hiểm.

Bản sao tài liệu liên quan của cơquan có thẩm quyền: biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, biênbản khám nghiệm phương tiện liên quan, thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu.

Lời khuyên

Theo luật sư Nguyễn Văn Lâm, Công ty Luật Hợp Danh, khi xảy ra tai nạn, chủ xe cơ giới phải thông báo với cảnh sát giao thông, lập biên bản điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ phương tiện phải phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp bảo hiểm để giảm định thiệt hại xảy ra (Theo quy định tại điều 12, Nghị định số 103 ngày 16-9-2008 của Chính phủ).

Trách nhiệm bảo hiểm (số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm) đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đựơc quy định như sau:

Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 50.000.000 đồng/1 người/1 vụ tai nạn.

Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô-tô hai bánh, xe mô-tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 30.000.000 đồng/1 vụ tai nạn.

Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô-tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô-tô hoặc máy kéo) gây ra là 50.000.000 đồng/1 vụ tai nạn. (Theo điều 4, Thông tư số 126 ngày 22-12-2008 của Bộ Tài Chính).

Theo Bảo hiểm xe hơi: Mua dễ, trả khó
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.