Biến điện thoại thành “bác sĩ ”

Chỉ cần cài một số phần mềm ứng dụng trên điện thoại, người dùng có thể kiểm tra sức khỏe của mình và thực hiện các khâu khám, chữa bệnh cơ bản.

Chỉ cần cài một số phần mềm ứng dụng trên điện thoại, người dùng có thể kiểm tra sức khỏe của mình và thực hiện các khâu khám, chữa bệnh cơ bản.

Hiện nay, cùng với các tính năng về giải trí, thiết bị di động đang được hướng đến tính năng kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán bệnh thông qua các phần mềm ứng dụng và các thiết bị hỗ trợ. Thậm chí trong tương lai gần, chiếc điện thoại còn có khả năng theo dõi được nhiều bệnh hiểm nghèo.

Xu hướng khám bệnh từ xa

Thời gian gần đây xuất hiện hàng loạt nghiên cứu liên quan đến tính năng chữa bệnh thông qua điện thoại được nhiều người quan tâm. Mới đây, các nhà khoa học Úc vừa tạo ra chiếc ống nghe khám bệnh gắn với điện thoại với tên gọi là StethoCloud. Theo đó, khi đặt ống nghe lên cơ thể bệnh nhân, chiếc điện thoại sẽ sàng lọc những tiếng ồn xung quanh, đồng thời hệ thống phân tích dữ liệu và gửi kết quả từ ống nghe về điện thoại. Các thông số về kết quả khám bệnh sẽ hiển thị trên màn hình điện thoại và bác sĩ từ đó có thể chẩn đoán bệnh chính xác.


Trong tương lai, smartphone sẽ có chức năng khám bệnh không thua kém gì bác sĩ.

Thú vị hơn là ứng dụng mới trên smartphone cho phép quét võng mạc của người bệnh có tên là Portable Eye Examination Kit, do các nhà khoa học Anh phát triển. Với Portable Eye Examination Kit, các bác sĩ có thể đánh giá thị lực của bệnh nhân thông qua việc bấm liên tục vào những chữ cái nhỏ dần trên màn hình smartphone. Và với việc gắn một ống kính đặc biệt cho máy ảnh và đèn flash, các bác sĩ có thể kiểm tra võng mạc ở phần sau của mắt và đưa ra chẩn đoán chính xác. Ứng dụng mới này hứa hẹn mang lại hy vọng giảm nguy cơ mù lòa cho hàng ngàn bệnh nhân, đặc biệt là những người nghèo. Theo đó, trung bình một bộ thiết bị để khám mắt đạt tiêu chuẩn khá cồng kềnh và có giá hơn 3,3 tỉ đồng Việt Nam. Trong khi đó, máy ảnh và chip xử lý trên điện thoại thông minh với giá khoảng 10 triệu đồng.

Thậm chí các nhà sáng chế Mỹ còn cho ra mắt điện thoại di động sức khỏe có tên là CellScope. Biến iPhone thành công cụ của bác sĩ có thể soi vào tai và phóng đại ảnh lên gấp 10 lần.

Người dùng có thể tự chẩn đoán bệnh

Với người dùng điện thoại trong nước, dù không cần các công cụ hỗ trợ thì vẫn có thể tự chẩn đoán được các dấu hiệu bệnh. Hiện nay trên các kho ứng dụng Android, IOS xuất hiện nhiều ứng dụng cho phép người dùng tìm hiểu về bệnh, chẩn đoán bệnh, xếp lịch khám bệnh thậm chí là đo nhịp tim.

Đơn cử như các phầm mềm kiến thức bệnh lý, bệnh và thuốc, bác sĩ Pro và một số phần mềm khác cung cấp kiến thức về sức khỏe cũng như bệnh tật thường gặp. Các phần mềm này cho biết thông tin những loại bệnh thường gặp trên từng bộ phận cơ thể người và các loại thuốc tương ứng, ngoài ra ứng dụng còn cung cấp những mẹo vặt chữa bệnh hiệu quả mà không cần dùng tới thuốc. Bên cạnh đó, còn có thông tin về các loại thuốc Đông y, Tây y, các bài thuốc dân gian hay mẹo vặt khi chữa bệnh.

Hay các phần mềm theo dõi nhịp tim như Instant Heart Rate, Cardiograph cũng khá hữu ích. Với Instant Heart Rate người dùng có thể đo nhịp tim mình mọi lúc, mọi nơi chỉ với một chiếc smartphone có máy ảnh. Nguyên tắc hoạt động của ứng dụng này là dùng camera của điện thoại để đo nhịp tim dựa trên phân tích sự thay đổi về màu sắc trên đầu ngón tay. Sau khi đợi khoảng 10 giây, thông tin về nhịp tim của bạn sẽ hiện ra trên màn hình của ứng dụng.

Theo Phapluattp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.