Cảnh giác các chiêu lừa qua điện thoại

Sau một thời gian hoành hành trên mạng Internet và bị mọi người đề cao cảnh giác, thời gian gần đây điện thoại lại trở thành nơi nhiều kẻ sử dụng để gửi những tin nhắn lừa đảo. Việc dùng mạng điện thoại để lừa đảo thực ra không phải là mới, nhưng chưa bao giờ lại nở rộ như năm 2009 này.

Từ đơn giản

Trước đây vài năm, hàng loạt khách hàng của Vinaphone từng nhận được tin nhắn "Đây là tin nhắn từ tổng đài Vinaphone. Bạn gửi tin nhắn này đến 30 số điện thoại khác nhau sẽ nhận được 100.000 đồng trong tài khoản". Lúc đó giá tin nhắn còn là 1.000 đồng, và rất nhiều người tính ra rằng chỉ mất có 30.000 đồng mà thu được những 100.000 đồng thì quá lãi nên hăm hở gửi tin, nhưng cuối cùng cũng chẳng nhận được gì.

Hỏi Vinaphone thì Vinaphone phủ nhận kêu không liên quan, nhưng tính đi tính lại thì chỉ người dùng bị thiệt, còn người được hưởng lợi không ai khác đó chính là nhà cung cấp dịch vụ.

Khi các công ty phát hành game cho phép các gamer dùng tiền thật mua tiền ảo thông qua hệ thống tin nhắn, hàng loạt các tin nhắn lừa đảo để nạp tiền cho game cũng xuất hiện.

Anh Bình ở Phúc Xá, Hà Nội nói: "Sau Tết bỗng dưng tôi nhận được liên tiếp các tin nhắn kiểu lừa đảo từ những số điện thoại lạ hoắc như "Bạn nhận được chia sẻ GPRS tự động từ số điện thoại xxx và 05 hình nền + 05 nhạc chuông từ tổng đài, để nhận tin bạn soạn tin theo cú pháp MDG gửi 8714" cùng rất nhiều tin nhắn tương tự như thế. Thấy lạ tôi tìm hiểu mới biết đó là tin nhắn cho tài khoản Võ Lâm".

Tương tự những chiêu lừa trên, các tay game thủ ở các trò của VTC hay MUFPT... đều sử dụng những chiêu cũ rích đó để lừa mọi người, nhưng hiệu quả lại khá cao.

Chị Quỳnh ở Trung Hòa còn kể những kẻ lừa đảo này còn lợi dụng những vấn đề hot của xã hội để lừa. Đợt dân tình đang xôn xao về các mác sữa có Melamin thì ngay lập tức chị nhận được hàng loạt tin nhắn nói muốn biết chính xác sữa nào có melamin thì nhắn Melamin gửi đến số 8xxx. Nhắn đi rồi thấy mất những 15.000 đ trong tài khoản mà chẳng nhận được gì, đến công ty kể với cậu bạn cùng phòng thì mới ngã ngửa ra là bị lừa.

Thông thường những kẻ lừa đảo kiểu "ăn cắp tiền lẻ" này thường mua những SIM "trôi nổi" với giá rất bèo, và thông qua đó gửi tin nhắn lừa đảo đến hàng trăm số di động mỗi ngày. Trong số hàng trăm người này có bao nhiêu người là "gà" để chúng "chăn"?

Thời gian gần đây là vụ lừa đảo của những kẻ tung tin "nhắn tin đến số ĐT xxx để nhận giải thưởng là một chiếc điện thoại di động "xịn", không ít người đã trở thành nạn nhân của trò lừa đảo này.

Không chỉ sử dụng những số điện thoại lạ, nhiều khách hàng còn nhận được những tin nhắn từ tổng đài có uy tín hẳn hoi để móc tiền khách hàng như trước đây từng có vụ người dùng nhận được tin nhắn từ số 998 với tin nhắn "Chúc mừng bạn: bạn là người may mắn trong chương trình khuyến mãi của chúng tôi, hãy soạn tin nhắn: IM NAP 9980024231 và gửi đến số máy 998 để biết thêm chi tiết" nhưng thực chất sau khi gửi nhận được "Bạn vừa nạp 3.000đ vào tài khoản 9980024231.

Đây là dịch vụ Dalink online tại địa chỉ dalink.vietnamnet.vn. Gọi 18001255 để được hỗ trợ".

Trước đây trên thế giới các nhà cung cấp dịch vụ đều cảnh báo khách hàng khi nhận được yêu cầu bấm 90 hoặc 09 thì nên dừng ngay vì đây là hình thức nhằm truy cập vào SIM và ăn cắp SIM của khách hàng với hơn 3 triệu nạn nhân đã bị lừa. Cách tốt nhất khi nhận được những tin nhắn lạ, người dùng nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ, thường những tin nhắn này hay dùng các chiêu nhử mồi để con mồi "cắn câu" và chúng dễ dàng móc túi họ.

... Đến phức tạp

Không chỉ dừng lại ở việc ăn chặn vài chục nghìn ít ỏi, nhiều tên tội phạm còn tiến hành những cuộc lừa đảo với số tiền lên tới hàng tỷ đồng qua những tin nhắn điện thoại này.

Hàng ngàn người máu mê đã bị một nhóm tội phạm lừa đảo thông qua tin nhắn điện thoại tự xưng là người của công ty xổ số, có người cầm trịch quay số nên gửi tiền cho họ có thể thắng gần như 100%. Với chiêu lừa tinh vi phức tạp này bọn chúng đã chiếm đoạt được tổng giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra cũng có các kiểu lừa đảo khác như lời quảng cáo "nhắn tin coi bói để đánh là trúng..." hay " nhắn tin giải mộng đề"...

Chuyện sử dụng điện thoại để mạo danh lừa đảo cũng không phải là chuyện hiếm. Nhiều kẻ sử dụng điện thoại gọi đến các công ty chức năng, mạo danh là nhà báo, mạo danh các khách hàng lớn để tìm cách lừa tiền của các doanh nghiệp này. Đến khi vụ việc vỡ lở thì bằng chứng duy nhất mà các bên bị hại cung cấp đó là... số điện thoại trôi nổi.

Có vẻ như khủng hoảng kinh tế cũng là một phần tác động khiến các tên tội phạm tăng cường "chiến dịch" lừa đảo. Tại Mỹ, bọn tội phạm thường nhắn tin cho các nạn nhân với thông báo rằng tài khoản của họ gặp trục trặc về bảo mật hay an ninh và khuyên gọi đến số ĐT cho trước để kích lại thẻ. Khi gọi đến số đó, nạn nhân sẽ nhận được những hướng dẫn giả mạo như từ ngân hàng và dễ dàng đưa ra những thông tin mật về tài khoản để bọn tội phạm dễ dàng "nẫng" tiền của họ.

Còn tại Đài Loan, hàng ngàn người đã vô cùng tức giận khi nhận được tin nhắn thông qua điện thoại về việc mời tham dự cuộc thi hát với giải thưởng rất lớn. Người tham dự phải gửi một khoản tiền cho Ban Tổ Chức mà thực chất là những kẻ lừa đảo, làm phí đi lại và chi phí khác. Tuy nhiên khi ra đến sân bay mọi người mới ngã ngửa ra đó hoàn toàn chỉ là chiêu lừa đảo, còn những kẻ lừa đảo đã cao chạy xa bay chỉ để lại những nạn nhân tuyệt vọng và tức giận không chịu quay về

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.