Chính phủ chuyển Bưu chính về Bộ TT&TT

Quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển từ Tập đoàn VNPT về Bộ TT&TT. Đồng thời, Thủ tướng cũng đồng ý đổi tên doanh nghiệp bưu chính này thành Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost).

Quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển từ Tập đoàn VNPT về Bộ TT&TT. Đồng thời, Thủ tướng cũng đồng ý đổi tên doanh nghiệp bưu chính này thành Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost).

Thủ tướng yêu cầu Bộ TT&TT tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại VietnamPost trước ngày 1/1/2013. Ảnh: M.T
Chuyển quyền chủ sở hữu trước 1/1/2013

Ngày 16/11/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 1746/QĐ-TTg chuyển quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại VietnamPost từ VNPT về Bộ TT&TT. Theo quyết định này, VietnamPost có cơ cấu quản lý gồm Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc, Kiểm soát viên; vốn điều lệ 8.122 tỷ đồng.

Đồng thời, VietnamPost sẽ có các ngành nghề kinh doanh chính là: thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; cung cấp các dịch vụ công ích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kinh doanh dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí trong và ngoài nước; đại lý dịch vụ viễn thông, bán lại dịch vụ viễn thông; tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực bưu chính. Bên cạnh đó, VietnamPost còn kinh doanh các dịch vụ tài chính bán lẻ và tài chính bưu chính trên mạng bưu chính, các dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng.

Về mô hình tổ chức, bên cạnh các công ty liên kết và 4 công ty con là Công ty TNHH một thành viên Tem Bưu chính, Công ty TNHH một thành viên In Tem Bưu điện, Công ty CP Chuyển phát nhanh Bưu điện và Công ty CP Du lịch Bưu điện, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam còn có 67 đơn vị hạch toán phụ thuộc, bao gồm: 63 Bưu điện tỉnh, thành phố; Công ty Phát hành Báo chí Trung ương; Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ Bưu điện; Công ty Vận chuyển đường trục và Công ty Datapost.

Trong đó, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ Bưu điện và Công ty Datapost là 2 đơn vị được thành lập mới. Ngoài ra, các đơn vị thành viên khác được thành lập theo chiến lược phát triển của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và quy định của pháp luật.

Thủ tướng yêu cầu Bộ TT&TT thực hiện việc tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với VietnamPost trước ngày 1/1/2013; kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh, báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền; bổ nhiệm các chức danh quản lý VietnamPost theo thẩm quyền; tổ chức lại và phê duyệt Điều lệ, tổ chức hoạt động của VietnamPost; đồng thời trình Chính phủ phê duyệt các cơ chế để đảm bảo cung cấp dịch vụ bưu chính công ích cho giai đoạn sau 2013. Bên cạnh đó, Thủ tướng giao Bộ TT&TT tổng kết, đánh giá về mô hình tổ chức, cơ cấu quản lý và cơ chế hoạt động của VietnamPost; trên cơ sở đó đề xuất việc điều chỉnh cho phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 31/12/2015.

Đối với Hội đồng thành viên VNPT, Chính phủ cũng yêu cầu thực hiện việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước của VietnamPost trước ngày 1/1/2013; hoàn thành việc bàn giao đủ vốn điều lệ cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam theo quy định trước ngày 31/12/2012; hoàn thành việc phân chia và bàn giao tài sản giữa VNPT và các đơn vị thành viên của Tập đoàn với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam trước ngày 31/12/2012.

Từ 2013, VietnamPost sẽ hoạt động chủ động hơn

Đáng chú ý, quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ, VietnamPost được tham gia cung ứng các dịch vụ công của nhà nước như chi trả bảo hiểm xã hội, các dịch vụ chuyển phát… đến người dân phù hợp với ngành nghề kinh doanh và mạng lưới của đơn vị; đồng thời được tham gia vào các chương trình TT&TT của Nhà nước về nông thôn nhằm phát huy hiệu quả cơ sở hạ tầng mạng bưu chính công cộng đã được nhà nước đầu tư.

Cùng với đó, VietnamPost còn được vận dụng chính sách đối với người lao động dôi dư theo quy định hiện hành trong quá trình chuyển đổi này và nguồn kinh phí được lấy từ Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của Tập đoàn VNPT chia cho VietnamPost và nguồn trợ cấp mất việc làm của Bưu chính Việt Nam trích lập từ khi thành lập (năm 2008 - PV) đến nay. Các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc của VietnamPost có con dấu, tài khoản và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

Như vậy, với quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ, sau gần 68 năm sống dưới “mái nhà chung” VNPT, kể từ năm 2013, VietnamPost sẽ hoạt động hoàn toàn độc lập. Đây cũng là mốc quan trọng, đánh dấu việc hoàn tất bước cuối cùng trong lộ trình chia tách bưu chính với viễn thông tại Việt Nam, được khởi động từ hơn 10 năm trước. Tại cuộc họp báo cáo lãnh đạo Bộ TT&TT về đề án tách VietnamPost hoạt động độc lập hoàn toàn vào tháng 4/2012, tập thể lãnh đạo Bộ TT&TT cùng đại diện lãnh đạo VNPT và VietnamPost đều đã thống nhất nhận định, đến nay các điều kiện để VietnamPost tách ra hoạt động độc lập hoàn toàn với VNPT đã được chuẩn bị tương đối đầy đủ. Vì thế, cần sớm tách VietnamPost ra khỏi VNPT để cả VNPT và VietnamPost có thể chủ động hơn trong việc triển khai các định hướng, chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Theo phân tích của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng tại cuộc họp này, điều quan trọng nhất là tư tưởng thì sau hơn 4 năm thành lập, hạch toán độc lập với VNPT, tư tưởng của đội ngũ cán bộ công nhân viên bưu chính đều đồng thuận trong vấn đề cần thiết phải tách khỏi Tập đoàn. Nhìn vào thực tiễn hoạt động SX-KD của VietnamPost hơn 4 năm qua, từ chỗ rất khó khăn thì hiện nay đã có rất nhiều tín hiệu khả quan; sự tham gia của VietnamPost với xã hội cũng ngày càng tăng lên.

Trước đó, trong buổi làm việc với Vụ Bưu chính hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã khẳng định: “Tách VietnamPost hoạt động độc lập với VNPT là một việc quan trọng nhằm đảm bảo minh bạch hóa tất cả hoạt động của DN và cũng để cho các đơn vị tự chủ hơn trong hoạt động, tránh dựa dẫm vào nhau. Đồng thời, phân tách rạch ròi giữa hoạt động kinh doanh và công ích”.

Theo ICTnews


Trai trẻ và cái kết ê chề khi góp 'vốn tự có' vào công ty của quý bà hồi xuân đang cô đơn
Ngay buổi tối hôm đó, bà chủ giữ tôi ở lại với lý do giúp bà dọn dẹp căn phòng vừa bày biện cho buổi tiệc sinh nhật. Rồi cái gì đến phải đến khi bà chủ thủ thỉ ngọt ngào rằng nếu tôi “chiều” theo ý bà, bà sẽ dành cho tôi một suất là cổ đông trong công ty mà không cần có tiền góp vốn!

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.