Cục Viễn thông: Sẽ trưng cầu dân ý việc chuyển mạng giữ nguyên số

Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) đã triển khaixây dựng đề án cho phép thuê bao di động được chuyển mạng nhưng số điện thoạivẫn được giữ nguyên

Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) đã triển khaixây dựng đề án cho phép thuê bao di động được chuyển mạng nhưng số điện thoạivẫn được giữ nguyên.

Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, hiện nayCục đã tổ chức một nhóm triển khai xây dựng đề án cho phép thuê bao di độngđược chuyển mạng nhưng giữ nguyên số điện thoại của mình.

Nhóm này sẽ cónhiệm vụ nghiên cứu, làm việc và tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài đểtrên cơ sở đó đưa ra sơ bộ quy định cho chính sách này.

Cục Viễn thông: Sẽ trưng cầu dân ý việc chuyển mạng giữ nguyên số

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng sẽ tham khảo ý kiến các doanh nghiệp về tính khảthi của việc chuyển mạng giữ nguyên số.

Thậm chí người dân hoàn toàn có thểđóng góp ý kiến cho đề án này triển khai như thế nào. "Để đưa một chính sáchvào thực tế, cần nhiều thời gian đặc biệt đối với chính sách này. Hiện cũngđã có những ý kiến của doanh nghiệp là cần thận trọng khi đưa ra chính sáchcho thuê bao chuyển mạng nhưng được giữ nguyên số. Chính vì thận trọng mànhóm nghiên cứu của Cục đang làm việc với rất nhiều đối tác nước ngoài đểxem xét kỹ lưỡng về vấn đề này", ông Hải nói.

Ông Hải cho rằng, không có cơ sở nào để chuyển từ mạng này sang mạng kia đốivới những thuê bao không có nhu cầu. Vì vậy, vấn đề phải cân đối chính sáchvà thực thi để đảm bảo yêu cầu không đầu tư quá mức lãng phí. Chẳng hạn nếu20 triệu thuê bao thấy mạng kia tốt ùa sang, rồi thấy mạng này tốt lại ùatrở lại. Trong khi đó mạng nào cũng phải đầu tư thêm năng lực phục vụ cho 20triệu thuê bao, đó là con số lãng phí.

Một số chuyên gia cho rằng, trên lý thuyết nếu Việt Nam áp dụng chính sáchnày thì mạng di động nhỏ là người hưởng lợi. Hiện Viettel, MobiFone vàVinaPhone nắm giữ trên 90% thị phần.

Sở hữu số thuê bao lớn, các nhà mạngnày đang được cho là nhà mạng có nhiều thuê bao thuộc đối tượng bị “cầm tù"nhiều nhất. Trong khi đó, các mạng di động nhỏ như Vietnamobile, Beeline,S-Fone chỉ còn “cửa” phải chăm sóc khách hàng tốt hơn để thu hút thuê bao vềmình.

Như vậy, nhiều khả năng các mạng di động lớn không muốn áp dụng chính sáchnày bởi nó quá rủi ro với họ vì có thể mất thuê bao. Trong khi đó, nhữngkhách hàng đang là thuê bao của mạng nhỏ không quá quan trọng như số thuêbao của mạng lớn.

Vì vậy, nếu các thuê bao này thực sự muốn chuyển sang mạngdi động lớn thì họ không nhất thiết phải chờ đợi chính sách cho chuyển mạnggiữ nguyên số. Như vậy tương quan mạng lớn trong chính sách này là có “quánhiều thứ để mất”, còn mạng nhỏ "chả có gì để mất”.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những phân tích trên lý thuyết, còn thực tế trênthế giới đã có những câu chuyện ngược lại. Ở một vài nước, khi bắt đầu chínhsách này thì có một lượng lớn thuê bao của các mạng lớn đổ về các mạng nhỏ,nhưng sau đó thì các thuê bao mạng nhỏ lại ồ ạt đổ về mạng lớn.

Theo ICT News



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.