Giả làm nhân viên hỗ trợ kỹ thuật của Microsoft để lừa đảo, 24 người bị bắt tại Ấn Độ

Ngày càng có nhiều vụ giả làm nhân viên hỗ trợ của các hãng công nghệ lớn để lừa đảo người dùng qua điện thoại xảy ra trên thế giới

Ngày càng có nhiều vụ giả làm nhân viên hỗ trợ của các hãng công nghệ lớn để lừa đảo người dùng qua điện thoại xảy ra trên thế giới.

Mới đây, trong nỗ lực ngăn chặn hành vi lừa đảo này, cảnh sát Ấn Độ đã bắt 24 kẻ mạo danh nhân viên hỗ trợ kỹ thuật của Microsoft. Theo đại diện Microsoft Ấn Độ, rất nhiều công ty có trụ sở tại Delhi đã báo cáo rằng họ nhận được những cuộc gọi giả mạo, cảnh báo những vấn đề không hề có trên hệ thống và đề nghị khắc phục chúng với các khoản tiền từ 100 tới 500 USD.

Giả làm nhân viên hỗ trợ kỹ thuật của Microsoft để lừa đảo, 24 người bị bắt tại Ấn Độ-1

Dựa vào kết quả điều tra, cảnh sát đã đột kích vào một khu nhà. Khi cảnh sát xông vào, những tên tội phạm công nghệ cao này vẫn đang tích cực gọi điện để lừa đảo. Cảnh sát đã bắt giữa 24 người, tịch thu tài liệu đào tạo nhân viên hỗ trợ kỹ thuật, hóa đơn giả của Microsoft Tech, ghi âm cuộc gọi...

Theo thống kê của Microsoft, chỉ trong tháng trước, 3.000 vụ lừa đảo bằng phương thức hỗ trợ công nghệ đã xảy ra trên toàn thế giới. Những tên tội phạm gọi tới cho người dùng và xưng danh là nhân viên hỗ trợ kỹ thuật của các hãng công nghệ. Sau đó, chúng cảnh báo rằng máy tính của người dùng đã bị tấn công hoặc có mã độc nguy hiểm. Tiếp theo, chúng yêu cầu người dùng cho chúng quyền truy cập máy tính từ xa để khắc phục vấn đề với mức phí từ 100 tới 500 USD.

Tuy nhiên, thực chất máy tính của người dùng không hề gặp vấn đề như những kẻ tội phạm miêu tả. Sau khi nhận tiền, chúng chẳng làm gì hết mà thậm chí còn có thể cài thêm mã độc vào máy của người dùng để tiếp tục tống tiền hoặc đánh cắp thông tin cá nhân.

Theo Trí Thức Trẻ


Microsoft


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.