Giá trị đích thực của giác quan thứ sáu

“Tôi có năng lực, dạng như giác quan thứ sáu phi thường” – ngài Paul Dryson, Bộ trưởng Bộ Khoa học thuộc nội các của Thủ tướng vương quốc Anh Gordon Brown, khẳng định.

Vị doanh nhân và cũng đồng thời là tỷ phú này đã tuyên bố trong bài trả lời phỏng vấn dành cho tờ “Sunday Times” rằng, bằng linh cảm tuyệt vời ông đã nhiều lần tiên đoán chính xác các sự kiện diễn ra trong tương lai.

Không ít nghệ sĩ, các doanh nhân, các nhà chính trị, những tướng lĩnh quân đội và vận động viên thể thao đã nói về khoảnh khắc lóe sáng kỳ lạ.

Tuy nhiên linh tính cũng không hiếm khi làm chúng ta điêu đứng. Công nương Diana đã tự chiêm nghiệm một cách bi thảm về điều này. Tại một trong những bài trả lời phỏng vấn báo chí cuối cùng Diana từng khẳng định: “Không ai có thể chỉ bảo tôi phải làm gì. Tôi dựa vào linh tính và linh tính là cố vấn tốt nhất của tôi”. Liệu thực tế linh tính có phải là quà tặng tuyệt vời của Thượng đế ban tặng cho chúng ta, đúng như lời của thiên tài âm nhạc Mozart?

Không ít sếp các tập đoàn công nghiệp lớn khẳng định rằng, bản thân từng chọn những quyết định quan trọng mà chính mình không thể biện giải đầy đủ. Robert Lutz, cựu Phó chủ tịch nhiều năm của tập đoàn General Motors trong nhiều việc dựa vào cơ sở những phân tích, tường trình và những số liệu thống kê, thế nhưng “tiếng nói nội tâm” đã mách bảo ông chính xác nhất những xu thế mới.

Chính giác quan thứ sáu đã mách bảo Lutz tung ra thị trường mẫu xe Dodge Kiper đặc biệt ăn khách vào những năm 90 - thời kỳ còn giữ ghế Chủ tịch hãng Chrusler. “Đó là cảm nhận vô thức, từ bên ngoài. Đơn giản tôi cảm thấy, mọi chuyện sẽ tốt đẹp” – Robert Lutz nhớ lại. Ông chủ Microsoft Bill Gates cũng thường xuyên hành động như vậy, nhân vật bao giờ cũng tin vào linh cảm mỗi khi cần những quyết định quan trọng nhất.

Steve Jobs, ông chủ Apple quả quyết rằng, ông đã tung ra thị trường iPod bất chấp mọi ý kiến can ngăn của nhóm chuyên gia - những người cho rằng, toàn bộ chiến dịch sẽ thất bại vì quá mạo hiểm. Ngài chủ tịch Apple đã nghe giác quan thứ sáu.

Ngay sau quả phát bóng đầu tiên thất bại của vận động viên, Vic Braden, một trong số huấn luyện viên tennis xuất sắc nhất thế giới đã biết. liệu quả tiếp theo có vọt ra ngoài biên hay không. Brian Grazer, nhà sản xuất nhiều bộ phim đặc biệt ăn khách của Mỹ cũng có thể tự hào về những giây phút lóe sáng linh tính như thế.

Năm 1983, ngay lần đầu tiên gặp Tom Hanks tại chương trình thử việc, ông đã khẳng định Hanks sẽ trở thành diễn viên lớn. Và lập tức ông trao cho chàng trai sắm vai nhà du hành vũ trụ trong bộ phim "Apolo 13" . Đó là sức mạnh của sự chấp nhận hoàn toàn vô thức của chúng ta" - chuyên gia Tâm lý học nổi tiếng Mỹ, GS Malcolm Gladwell đã nhấn mạnh như thế trong cuốn sách "Sự lóe sáng. Sức mạnh của linh cảm" mới xuất bản của mình.

Theo nhà khoa học này, trong cuộc sống chúng ta thường quá tin vào những sự lựa chọn có ý thức. Điều đó không có gì sai, tuy nhiên những đánh giá và quyết định vô thức có thể nhanh hơn nhiều. Tôi gọi nó là "sự nhận biết tức thì".

Sẽ tốt hơn, khi chúng ta vừa sử dụng linh tính, vừa sử dụng tư duy phân tích để có được quyết định đúng đắn nhất trước mọi vấn đề trong cuộc sống

Ngay sau 10 giây ghi hình giới thiệu các giảng viên trong trường, những sinh viên tham gia chương trình nghiên cứu của chuyên gia Tâm lý học, GS Nalini Ambady đã đưa ra những nhận xét chính xác về họ. Những nhận xét chính xác về họ không thể thua kém nhóm đối chứng được hỏi sau cả học kỳ. Trong những cuộc thử nghiệm tiếp theo, nhóm sinh viên chỉ cần thậm chí thời gian hai giây, để nhận xét về những giảng viên cụ thể.

Với đánh giá về mức độ bền vững của hôn nhân cũng diễn ra tương tự. Chỉ cần sau cuộc trò chuyện ba phút với người trong cuộc, đã có thể dự đoán chính xác, liệu họ có còn là chồng (vợ) của nhau sau đó 15 năm. GS John Gottman, tác giả cuốn sách "Toán học hôn nhân" khẳng định rằng, để dự đoán chính xác chỉ cần quan sát, các đối tác đối xử với nhau thế nào. Thái độ khinh miệt đối tác bao giờ cũng là dự báo xấu nhất. Có thể gần như dám chắc kết cục chia tay hoặc ly dị.

Linh cảm là khả năng đánh giá trực tiếp sự kiện không cần quá trình nhận thức, và thậm chí không cần tiến hành quan sát. Linh cảm cũng là thành phần quan trọng của tư duy giống như sự phân tích logic, nhất là trường hợp cần quyết định chớp nhoáng, hoặc một khi chúng ta có quá nhiều dữ kiện, để có thể cân nhắc một cách hợp lý. Sự tiến hóa đã thừa nhận rằng, trong trường hợp như vậy "tiếng nói nội tâm" là giải pháp tốt hơn so với quyết định tình cờ.

Động vật hoang dã sử dụng linh cảm - tiếng nói mách bảo chúng, cần phải ứng xử thế nào trong tình huống trước đó chưa từng biết. Chim gõ kiến Australia hiểu ngay phải xây tổ thế nào, để có thể bảo quản trứng sẽ đẻ ra tại cánh rừng xa lạ. Nó tạo ra bên trong tổ những rãnh sâu và điều khiển dòng không khí nóng và lạnh chảy vào tổ thế nào để lúc nào cũng duy trì nhiệt độ ổn định trong tổ. Sau thời gian 6-10 năm sống trong sông ngòi, hồ ao và kênh rạch vào quãng cuối tháng tám đầu tháng chín chúng bắt đầu cuộc tha hương khó khăn đến vùng biển Sargassove, cho dù chúng chưa bao giờ sống ở đó.

Con người cũng chứng tỏ kiến thức bẩm sinh nhất định. Trẻ sơ sinh có những trí tưởng tượng linh cảm về những định luật cơ bản của vật lý, ví như định luật về sức hút của Trái đất. Chúng cũng có thể đếm được đồ vật, cho dù chưa có khái niệm gì về toán học. Tuy nhiên ở con người linh cảm trước hết là quá trình nhận biết thực tại trên cơ sở những kinh nghiệm gom nhặt được và những liên tưởng chi tiết từ những gì chúng ta chưa tự ý thức được.

Chúng không nhất thiết chỉ là những kinh nghiệm cá nhân. Đồng "cha đẻ" Phân tâm học thế giới, GS Carl Gustav Jung cho rằng, giống như ở động vật cấp thấp, di sản của cha ông cũng tác động lên hành vi ứng xử và thiên hướng của con người. Mãi trên nền tảng "sự vô thức tập thể" gom nhặt trải nghiệm nhân loại này và di sản tiền nhân loại, và thậm chí cả di sản từ động vật, cá tính con người mới hình thành.

Hoàn toàn vô thức hàng ngày chúng ta hấp thụ số lượng khổng lồ dữ liệu và trên cơ sở sự hiểu biết từng mảng các chứng cứ chúng ta sử dụng cơ chế cắt nghĩa ẩn những quy luật thống trị thế giới. Những quá trình thuần hóa vô thức kiến thức này diễn ra một cách tự nhiên, nhất là một khi tri giác tự nắm bắt những mối liên hệ logic diễn ra giữa các hiện tượng quan sát được. Chính nhờ chúng trong một phần giây chúng ta có được đánh giá ban đầu về nhân vật mới gặp lần đầu, còn những người sử dụng Internet có thể nhận xét chính xác về trang web mới lướt qua trong thời gian một phần ngàn giây. Tương tự có thể học cách đánh giá chật lượng cuốn sách - chỉ cần lật qua vài trang.

Những nạn nhân của tình trạng mù lòa do hậu quả tổn thương đường thị giác trong não bộ có thể nắm bắt chính xác vật dụng, cho dù hoàn toàn không nhìn thấy chúng. Những kích thích thị giác không còn chảy đến ý thức của họ, song một số khu vực đã tiến hóa già hơn của não bộ vẫn "nhìn thấy", chúng thậm chí có thể chỉ dẫn hành vi, thí dụ trợ giúp thân chủ nỗ lực lấy chai nước. GS Tony Ro, chuyên gia Tâm lý học Mỹ (Đại học Roce ở Houston) đã kiểm tra hiệu ứng đó trên những người khỏe mạnh bị làm mù lòa trong chốc lát (thông qua tác động kích động từ trường và khu vực thị giác trên vỏ não).

Nhà khoa học đặt trước họ màn hình máy vi tính, trên đó giới thiệu thoạt đầu là những đường nằm thẳng và nằm ngang, tiếp theo là những quả bóng mầu xanh hoặc mầu đỏ. Với câu hỏi, nhìn thấy gì, tất cả trả lời "không". Thế nhưng một khi được phép đoán, những đường thẳng chạy thế nào, xác suất đoán đúng lên tới 75%. Độ chính xác "đọc mầu" quả bóng đạt 81%.

Các cung động thần kinh được gửi đi qua các tri giác tiếp cận cả qua vùng đồi đến vỏ não (nơi xuất hiện những hình ảnh các đồ vật quan sát được) cũng như trực tiếp đến hệ limbic, nơi thể hạnh đào đóng vai trò kho lưu trữ ký ức cảm xúc. Hệ limbic (linh tính) - không phụ thuộc vào ý thức - thu gom những trải nghiệm, những kỳ vọng và nỗi sợ hãi vốn đóng vai trò hình thành con người suốt cả cuộc đời. Ngay từ thế kỷ XVII, nhà bác học Baruch Spinoza đã lưu ý đến hiện tượng này, theo đó cả động lực, động cơ, tình cảm và cảm giác, chứ không chỉ có trí tuệ đóng vai trò bản ngã con người. Chính hệ limbic này thường mách bảo chúng ta cách thức xư xử thế nào và nên chọn quyết định nào. "Não bộ của bạn có thể biết rõ, cái gì được chính xác, nó là cái gì - GS Joseph LeDoux khẳng định trong cuốn sách "Não bộ cảm xúc".

Cảm xúc là một dạng tư duy, đồng thời cũng là nền tảng cuộc sống có ý thức của chúng ta, là nguyên nhân nhiều hành vi và động cơ lựa chọn quyết định (mãi đến khi được có ý thức, chúng mới trở thành cái, mà chúng ta gọi là tình cảm). Cảm xúc dễ chi phối bằng siêu ý thức hơn nhiều so với việc tiếp xúc với nó bằng một phần ý thức của thị giác.

Các nhà sinh lý học thần kinh lý giải cấu trúc tâm lý và tri giác này của con người bằng sự tiến hóa những phát triển của não bộ - vấn đề đã được Darwin xác định. Chính cấu trúc này đã làm cho những mối kết nối từ các hệ cảm xúc có xung lực mạnh hơn các mối kết nối nhận biết. Bởi chỉ những quá trình như thế mới có thể đảm bảo cơ may tồn tại lớn hơn cho cá thể và nòi giống.

Có thể chính hệ limbic (linh tính) sở hữu lời nói đầu tiên và cuối cùng trong việc điều khiển hành vi ứng xử của chúng ta. Linh tính thậm chí quyết định, chúng ta đặt lòng tin vào ai và điều này hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan. TS J.S.Winston (Viện nghiên cứu Thần kinh học Luân Đôn) chỉ ra rằng, thể hạnh đào hoạt động tích cực - một khi chúng ta gặp ai đó hoặc xem ảnh nhân vật nào đó có đáng tin và có thể kết bạn, hoặc ngược lại - cần phải giữ khoảng cách với nhân vật đó.

Vậy nên linh tính không có gì chung với siêu hình và năng lực siêu nhiên. Linh tính không thể thay thế trong một số tình huống, thí dụ khi chúng ta chọn mẫu xe máy. Những nghiên cứu của các chuyên gia Tâm lý thuộc Đại học Amsterdam đã chỉ ra rằng, nếu như phải so sánh 12 thông số, thay vì chỉ 4 chỉ số chúng ta có thể chọn quyết định chính xác hơn về mặt linh tính. Sự lựa chọn linh tính như thế có thể càng chính xác một khi chúng ta bị sức ép stress càng lớn và càng ít thời gian lựa chọn. Không thể chỉ coi thường linh tính. Sự rút ra kết luận nhanh chóng càng có lợi trong những tình huống đặc trưng đối với quá khứ và hiện tại.

"Tiếng nói nội tâm" gây thất vọng đặc biệt trong kinh doanh, ở mọi nơi dính dáng đến tiền bạc" - GS Daniel Kahnemen, nhà khoa học từng được trao giải Nobel thuộc lĩnh vực kinh tế cho công trình nghiên cứu về tính hướng ngoại của hành vi con người, cảnh báo. Steve Jobs, ông chủ Apple thừa nhận, "để đi theo tiếng gọi của linh tính, cần phải có lòng dũng cảm phi thường, hoặc phải là người điên", bởi đa số các nhà đầu tư thất bại bởi lý do thường nghe theo những lời mách bảo của linh tính. Chúng tôi đã tin vào điều đó, từ thời điểm đổ vỡ tài chính.

Từ tháng tư 2009 Robert Lutz không còn giữ chức Phó chủ tịch tập đoàn General Motors vì tập đoàn này ngấp nghé bờ vực phá sản. Tỷ phú Warren Buffett đại bại vì đầu tư chứng khoán. Chỉ riêng năm 2008 cổ phiếu của Buffett đã mất 33% giá trị. Trong khi cho đến hết quý I năm nay tỷ phú này còn tuyên bố, cuộc khủng hoảng không thể kéo dài. Giờ đây Buffett chỉ còn biết ngồi tính thiệt hại và chấm dứt thú vui dự báo.

Linh tính chủ yếu dựa trên những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ và hiệu quả nhất khi sử dụng để đánh giá những tình huống tương tự. Tuy nhiên thậm chí ngay trong trường hợp này cũng có thể gây thất vọng. Thí dụ điển hình là đi lại bằng máy bay - phương tiện giao thông mà chúng ta e ngại hơn so với xe hơi, cho dù các số liệu thống kê đều cho thấy: Đi lại trên đường bộ dễ mất mạng hơn trên không trung. Tất nhiên hơn cả xuất phát từ thực tế: Chúng ta sợ nhiều hơn cái mà chúng ta không thể kiểm soát - trong trường hợp này là hành khách đi máy bay.

Tương tự, những gì chúng ta nhìn thấy thường dễ làm cho chúng ta tin nhất, thậm chí cả khi chúng ta biết rằng, Bản thân có thể bị ảo tưởng. Chính linh tính mách bảo con người rằng, mặt trời quay xung quanh trái đất cho dù logic sự việc có thể mách bảo điều ngược lại.

Thậm chí những linh cảm xã hội liên quan đến đời sống thường nhật cũng gây cho chúng ta thất vọng, cho dù từ thuở sơ khai con người đã sống theo bầy. Đàn ông thường hay đánh giá "theo linh cảm" những phụ nữ mà bản thân họ thường có quan hệ là đối tượng hấp dẫn nhất.

Chúng ta có thể đọc được chính xác suy nghĩ của người khác, bởi linh tính tồn tại đã dạy chúng ta năng lực đó. Chúng ta chỉ không ý thức được thực tế: Chúng ta chỉ hiểu được duy nhất những bạn bè gần gũi, trong khi chúng ta xoay xở tệ hơn nhiều một khi gặp phải người lạ. Chỉ các bác sĩ và những nhân viên hải quan - đối tượng thường xuyên tiếp xúc với đủ loại người là trường hợp cá biệt.

Sức mạnh của tiềm thức lớn đến mức: Trong đầu của chúng ta có thể xuất hiện ảo tưởng cho rằng, chúng ta đã phát minh ra điều gì đó hoặc giải quyết được vấn đề gì đó hết sức quan trọng. "Tiếng nói nội tâm" có thể làm biến dạng chúng ta, thậm chí có thể tác động, xui khiến chúng ta làm những việc trái với lương tâm mình. GS Tony Ro, chuyên gia Tâm lý Mỹ đã chỉ ra điều đó trên thí dụ sức mạnh tác động của khuôn mẫu tiêu cực điển hình. Một khi ông hỏi bộ phận sinh viên Mỹ gốc Phi về xuất xứ sắc tộc của họ trước giờ làm bài kiểm tra, tất cả sau đó đều làm bài với kết quả kém hơn bình thường. Tương tự chúng ta "giải mã" nét mặt thờ ơ như biểu hiện thù nghịch - một khi chúng ta đang trong cơn bực tức.

Linh tính không loại trừ tư duy, giống như kiến thức linh cảm không mâu thuẫn với tư duy phân tích. Linh tính có thể mách nước những ý tưởng thiên tài và trợ giúp có hiệu quả việc lựa chọn những quyết định hợp lý. Nó sẽ là không thích hợp, một khi chỉ dựa vào những lời mách nước của "tiếng nói nội tâm". Sẽ tốt hơn, khi vừa sử dụng linh tính, vừa sử dụng tư duy phân tích. Giác quan thứ sáu dựa trên chính "hai chân" như vậy.

Theo Trần Bằng



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.