Khám phá chức năng sinh lý và tình dục hệ sinh sản nữ

Màng trinh

Vị thành niên gái hay phụ nữ trẻ thường có nhiều băn khoăn và lo lắng về màng trinh: Liệu có đau trong lần quan hệ tình dục đầu tiên, có ra máu nhiều không? Có thể rách màng trinh tự nhiên? Sự nguyên vẹn của màng trinh có quyết định giá trị của con gái?

Màng trinh được xem là “ba-ri-e” ngăn cách âm hộ và âm đạo. Màng trinh nguyên vẹn tượng trưng cho sự trinh tiết. Thực chất màng trinh có cấu trúc niêm mạc che lối vào âm đạo nhưng không bịt kín (tuyệt đại đa số trường hợp), thường có một lỗ để dịch âm đạo và máu kinh thoát ra; lỗ này có thể cho lọt một ngón tay, hiếm khi có lỗ màng trinh chun giãn đến mức có thể cho lọt hai ngón tay. Có phụ nữ chuyển dạ đẻ mà vẫn còn màng trinh, chứng tỏ rất chun giãn. Một số màng trinh có hơn mọt lỗ hoặc không có lỗ nào (gọi là màng trinh không thủng), có người lại không có màng trinh bẩm sinh.

Quan hệ tình dục lần đầu thường gây rách màng trinh và ra máu nhưng hiếm khi ra máu đến mức đáng lo ngại. Cũng có khi chẳng thấy ra máu do màng trinh thuộc loại rất dung nạp, độ chun giãn cao. Trong trường hợp này, chỉ đau ít nhưng còn phụ thuộc vào sự nhẹ nhàng hay thô bạo của bạn tình, vào mức độ hưng phấn của người nữ. Khi khúc dạo đầu chỉ là qua quýt thì chưa tạo được sự hưng phấn đủ để làm ẩm ướt âm đạo. Hơn nữa, phần ngoài âm đạo nhiều mô da hơn, mức độ co giãn kém hơn so với phần trong nhiều niêm mạc cho nên sự căng giãn ở lần đầu dễ gây đau hơn những lần sau.

Lo lắng vì màng trinh không còn nguyên vẹn?

Đó là chuyện thường, vì nhiều phụ nữ có màng trinh đã rách mà không phải do đã quan hệ tình dục. Những bằng chứng về sự trinh tiết thường không đáng tin cậy và không chính xác vì chỉ dựa trên hai dấu hiệu là màng trinh rách và có ra máu trong lần quan hệ tình dục đầu tiên, cả hai dấu hiệu này đều có những ngoại lệ.

Ra máu khi quan hệ tình dục lần đầu và làm vấy máu trên chiếc khăn trắng được một số nền văn hóa coi trọng, ở nhiều nước đạo Hồi bà con hai họ trong đám cưới chú rể từ trong phòng cô dâu đi ra hãnh diện giơ cao chiếc khăn trắng có vết máu như một bằng chứng về sự trinh tiết – ngay cả dấu hiệu này cũng chẳng có gì bảo đảm; ngược lại không ra máu ở lần đầu quan hệ tình dục cũng đã từng xảy ra với nhiều phụ nữ chưa hề có quan hệ tình dục do nhiều lý do đã nêu trên.

Không khó khăn lắm đối với thầy thuốc phụ khoa có kinh nghiệm để xác định màng trinh đã rách mặc dầu vẫn có những trường hợp màng trinh nguyên vẹn kể cả khi đã có quan hệ tình dục hoặc vẫn cho lọt hai ngón tay.

Hiếm khi màng trinh bị rách do sang chấn trực tiếp mạnh vì màng trinh nằm ở phía sâu lại được môi lớn, môi nhỏ bảo vệ phía ngoài. Nhiều người e ngại nhưng đặt tăm pong (bấc gạc) khi hành kinh không gây tổn thương cho màng trinh.

Ngày nay, vẫn có những trường hợp người phụ nữ muốn có dấu hiệu của sự trinh tiết trong đêm tân hôn nên đã nhờ thầy thuốc tạo hình lại màng trinh. Can thiệp, ngoại khoa này khá đơn giản, chỉ cắt bỏ phần đã lành sẹo, sau đó khâu hẹp lại nhưng vẫn tái tạo lỗ màng trinh. Ngoài việc tạo ra một màng trinh gần như thật còn có thể cài đặt cả một viên nang chứa chất màu đỏ như máu sẽ vỡ ra khi quan hệ tình dục. Nên hay không nên tạo hình lại màng trinh hoàn toàn là quyết định của mỗi người, mỗi hoàn cảnh. Có người cho đó là cách để bảo vệ hạnh phúc lâu dài, nhiều người khác lại không lựa chọn vì có xung đột nội tâm, làm như thế giống như một sự lừa dối và thiếu tôn trọng đối với người mình sẽ chung sống suốt đời.

Chứng thực trinh tiết

Ở mọi thời đại, mọi nền văn hóa, sự mất trinh bao giờ cũng là sự kiện có ý nghĩa tượng trưng rất lớn, đánh dấu sự chuyển sang tuổi trưởng thành. Nếu như ở phương Tây ngày nay sự mất trinh có xu hướng không còn là sự kiện quan trọng nữa thì ở một số nước đạo Hồi vẫn rất coi trọng và vẫn duy trì phong tục sau đêm tân hôn người ta treo vải phủ giường có vết máu lên cửa sổ để chứng tỏ sự trinh tiết của cô dâu. Vì thế, một số phụ nữ muốn được thầy thuốc phụ khoa hay đa khoa khám và cấp chứng thực vẫn còn trinh tiết. Thực hành này gây tranh cãi và đặt ra nhiều vấn đề về đạo đức và cả y học. Khám xác nhận trinh tiết thường chỉ là quan sát lối vào của âm đạo và không có cách nào hoàn toàn tin cậy để chứng minh sự trinh tiết của người phụ nữ vì một số người có màng trinh rách mà không hê có quan hệ tình dục trong khi nhiều phụ nữ khác lại vẫn giữ được màng trinh nguyên vẹn ngay cả khi đã qua quan hệ tình dục đầu tiên. Tái tọa lại màng trinh bằng can thiệp ngoại khoa ngày càng nhiều ở các nước phương Tây, một số bệnh viện còn chuyên làm công việc này.

Luật ở Pháp tuyệt đối cấm thầy thuốc cấp chứng nhận trinh tiết cho vị thành niên gái dù đó là yêu cầu của cha mẹ hay của người chồng tương lai. Ngay cả với vị thành niên, thầy thuốc cũng phải tuân theo luật bí mật nghề nghiệp. Chỉ khi nào chính khách hàng yêu cầu cấp chứng nhận còn trinh tiết thì thầy thuốc mới được thực hiện và trao tận tay cho chính người yêu cầu và sự chứng thực trinh tiết không được thực hiện vì đồng tiền bất chính.

Quan niệm hiện đại về sự trinh tiết

Những nam giới hiểu biết sẽ không coi chuyện ra máu trong đêm tân hôn là điều quyết định hạnh phúc của vợ chồng mà điều quan trọng nhất chính là tình yêu, sự tin cậy và tôn trọng nhau trong cuộc sống chung sau này. Năm 1996, có một cuộc khảo sát trong thanh niên về nhận thức với các vấn đề liên quan đến tình dục, tìm hiểu thái độ của nam nữ thanh niên về sự trinh tiết. Một sinh viên ở Đà Lạt đã nói “đôi khi còn trinh nhưng 2 người không hợp nhau thì cũng là địa ngục, đâu phải màng trinh quyết định hạnh phúc”, có người còn triết lý rất thoáng “… còn hay mất không quan trọng, điều cơ bản là phải yêu nhau, có khả năng và mong muốn đem lại hạnh phúc cho nhau. Chỉ có điều đó là có ý nghĩa mà thôi”.

Lo lắng bị đau trong lần quan hệ tình dục đầu tiên

Đó là băn khoăn có thực của một số cô gái nhưng cũng phản ánh sự hiểu biết mang đậm màu sắc bất bình đẳng nam nữ, coi tình dục chỉ như là sự tiếp nhận thụ động cơ quan sinh dục nam đưa vào cơ thể người nữ. Quan niệm như thế hình như đã triệt tiêu vai trò của người nữ với quyền lực tình dục. Trên thực tế tình dục người đích thực không nhận sự bất bình đẳng. Ngày nay nội dung của tình dục người được hiểu rộng hơn, không chỉ là nành động cơ giới mà còn là tất cả những hành động đem lại khoái cảm cho nhau như vuốt ve, ôm hôn… Những hành động hoàn toàn không gây đau đớn và dẫn đến trạng thái hứng khởi đến mức… quên hết lo lắng, sợ hãi. Và ở trạng thí này không có cô gái nào còn nghĩ đến chuyện sợ đau.

Vậy để chuẩn bị cho lần quan hệ tình dục đầu tiên, không nên lo lắng đến chuyện đau mà nên cùng bạn trai tìm hiểu về những gì cần làm trong đêm tân hôn để cho lần đầu tiên ấy trở nên tuyệt vời. Hơn nữa, nhiều phụ nữ còn không tin rằng có đau trong lần quan hệ tình dục đầu. Y văn có nói đến bệnh cho thắt đau khi quan hệ tình dục và giao hợp đau nhưng đó là những bệnh lý có nguyên nhân tâm lý (nhiều lo hãi…) hoặc thực thể (có tổn thương thực thể như nhiễm khuẩn…).

Tạo ra trạng thái tốt nhất cho quan hệ tình dục lần đầu không ngoài những điều đã được nói đến nhiều: Không gian thích hợp, riêng tư – tôn trọng khúc dạo đầu – không vội vàng, thô bạo – tìm tư thế thích hợp – chai sẻ cùng nhau những gì ưa thích – dung thuốc bôi trơn (nếu cần). Những thất bại trong lần đầu (nữ không đạt đỉnh điểm, nam bị xuất tinh sớm) nếu có xảy ra không có gì đáng lo, phần lớn trường hợp sẽ qua đi trong cuộc sống chung có hiểu biết.

Màng trinh không có lỗ

Một số ít trường hợp, màng trinh có hơn một lỗ hoặc không có lỗ. Trường hợp thứ hai gọi là màng trinh bịt kín hay không thủng và cũng dầy cứng hơn bình thường.

Nguyên nhân: Các cơ quan của hệ sinh sản (âm hộ, âm đạo, tử cung…) bắt đầu hình thành từ tuần lễ thứ 4 và 5 của thời kỳ thai nghén, tiếp tục phát triển cho đến tuần lễ 20; người ta cho rằng màng trinh không có lỗ và dầy cứng là một bất thường trong tiến trình phát triển phần niệu – sinh dục củ thai.

Triệu chứng: Màng trinh dầy cứng và không có lỗ thoát làm cho chất xuất tiết âm đạo ứ đọng và cuối cùng có thể làm cho âm đạo giãn to. Lúc này nếu quan sát màng trinh thấy phồng, có màu sang bong. Âm đạo giãn to do chất xuất tiết ứ đọng tạo thành khối co thể làm cho tiểu tiện khó khăn, đôi khi còn có thể lầm là có khối u ở bụng.

Dịch xuất tiết nếu không ứ đọng thì có thể gây dính liền hai môi nhỏ bằng một mô xơ phẳng và khó phân biệt với trường hợp không có âm đạo.

Màng trinh không có lỗ thường chỉ phát hiện ra khi em gái tuổi vị thành niên không thấy có kinh và hay đau ở vùng bụng dưới.

Em gái đến tuổi dậy thì, có kinh lần đầu nhưng máu kinh không thoát ra được cho nên dấu hiệu đầu tiên có thể mới chỉ là sự khó chịu vì âm đạo vẫn có thể chứa nổi lượng máu kinh đầu tiên. Những kỳ hành kinh tiếp theo làm tăng lượng máu ứ đọng ở âm đạo; đau tăng dần theo mức độ ứ đọng. Cuối cùng máu ứ đọng cả âm đạo và tử cung, bệnh nhân chướng bụng dưới và khó chịu đau đớn cả khi không hành kinh. Máu ứ ở tử cung có thể thoát cả ra hai vòi trứng vào cổ phúc mạc.

Đôi khi triệu chứng đầu tiên lại là bí đái do khối máu ứ đọng ở âm đạo chèn ép vào bàng quang và niệu đạo. Thăm khám âm đạo có thể thấy màng trinh màu đỏ tím, phồng căng. Thăm khám qua trực tràng cũng thấy âm đạo giãn to.

Điều trị: Màng trinh bịt kín bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa. Nếu còn nhỏ, chưa có kinh lần đầu thì rạch ở phần giữa màng trinh để tạo ra lỗ thoát, thường không phải khâu lại nơi trích rạch.

Nếu đã có kinh thì cũng cần mở rộng màng trinh nhưng đề phòng lỗ mới tọa ra có thể dính trở lại.

Hậu quả: Khi màng trinh bịt kín và gây ứ đọng máu kéo dài, hai biến chứng có thể xảy ra tuy hiếm.

+ Lạc nội mạc tử cung (LNMTC): là tình trạng mô nội mạc tử cung di chuyển ra ngoài, thường gặp nhất là khu vực tiểu khung nhưng cũng gặp ở mọi cơ quan của cơ thể, nhất là cơ quan sinh sản, bang quang, ruột non, đại tràng và ruột thừa. Các vị trí cũng hay gặp khác sẹo mổ, dây chằng tử cung – cùng cơ hoành, túi cùng sau âm đạo, thành tiểu khung. Những vị trí hiếm gặp hơn là phổi, da, thần kinh tọa, thận, não… Các vị trí LNMTC đáp ứng theo chu kỳ hoóc-môn của phụ nữ hàng tháng do đó trong mỗi kỳ kinh thì tổn thương LNMTC cũng chảy máu, phù nề, dính làm cho người phụ nữ đau, suy nhược.

+ Biến đổi bất lợi mô âm đạo: Bình thường, niêm mạc âm đạo là những tế bào bong nhưng nay lại có những khu vực có tế bào tuyến giống như cổ tử cung hay nội mạc tử cung, sự biến đổi này làm tăng nguy cơ bị ung thư âm đạo, hiếm khi xảy ra nhưng cũng nên được tầm soát và theo dõi.

Màng trinh không có lỗ và đã có biến chứng tụ máu âm đạo và tử cung nhưng đã được can thiệp không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, vẫn có thể có con và cũng vẫn có đời sống tình dục bình thường.

Các em gái có màng trinh bịt kín cũng nên được kiểm tra tổng thể hệ sinh sản và tiết niệu để phát hiện các bất thường khác có thể có.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.