Kinh nghiệm "sống còn" khi đi xe trong mưa, bão

Dù đi ô tô hay xe máy, bạn cũng cần bỏ túi những kinh nghiệm này để có thể di chuyển an toàn trong mùa mưa bão

Dù đi ô tô hay xe máy, bạn cũng cần bỏ túi những kinh nghiệm này để có thể di chuyển an toàn trong mùa mưa bão.

Tránh trơn, trượt khi di chuyển

Trời mưa dễ khiến cho các phương tiện dễ bị trơn, trượt khi lưu thông. Ảnh minh họa: Internet

Mưa lớn tại Hà Nội trong 2 ngày nay khiến nhiều tuyến phố ngập, úng. Tình trạng dễ thấy là rất nhiều xe chết máy tại các điểm ngập sâu khiến vấn nạn ùn, tắc giao thông diễn ra.

Vì vậy, nếu có thể, hãy cố gắng tránh đi qua các đoạn đường ngập hoặc ngập sâu. Khi chẳng có lựa chọn nào khác, người điều khiển xe cần bĩnh tĩnh để xử lý đúng cách, nếu không xe rất dễ chết máy dẫn đến hư hỏng.

Trời mưa khiến cho các phương tiện bị trơn, trượt khi lưu thông trên đường nhất là xe máy. Đặc biệt, chị em phụ nữ không xử lý được tốc độ và tay lái của mình sẽ dễ bị ngã, đổ xe...

Một phần nguyên nhân là nhiều người có thói quen sử dụng phanh trước. Do đường trơn, khi không gặp tình huống cần xử lý, nếu chỉ dùng phanh trước sẽ nguy hiểm khi không làm chủ được tay lái.

Kinh nghiệm là người lái nên sử dụng phanh cả hai bên hoặc chỉ dùng phanh bên trái để tránh những tình huống không may xảy ra.

Kinh nghiệm khi đi qua vùng ngập nước

Độ sâu của nước không vượt quá tâm bánh xe. Ảnh minh họa: Internet

Ước lượng độ sâu của đoạn nước ngập

Nếu buộc phải đi qua các đoạn đường ngập, trước tiên, người đi nên quan sát và ước lượng độ sâu của đoạn đường ngập. Luôn nhớ một nguyên tắc, mức nước ngập không nên vượt quá ống xả nếu đi xe máy.

Đặc biệt, bạn nên tránh đi vào các đoạn đường lạ đang ngập nước bởi bạn không thể biết và quan sát tình trạng đoạn đường khi nước ngập. Điều này không chỉ khiến xe dễ chết máy, sặc nước do bạn không phán đoán được độ sâu của đoạn đường ngập mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Di chuyển với tốc độ chậm

Khi trời mưa, ngập, người đi nên di chuyển chậm, giữ khoảng cách với các xe xung quanh đề phòng các va chạm khi tầm nhìn bị vướng hoặc không xử lý và làm chủ được tốc độ do đường trơn, trượt.

Cố gắng tránh việc chạy sát hoặc chạy song song với các ô tô tải hoặc ô tô có kích thước lớn vì các xe này có thể tạt nước hoặc gây sức nước mạnh khiến người đi xe nhất là chị em phụ nữ có tay lái yếu không giữ được thăng bằng.

Giữ đều tay ga khi vượt qua đường ngập nước

Để có thể an toàn vượt qua, hãy giữ đều tay ga và tốc độ khi đi qua vùng ngập nước. Tránh việc giảm ga, rồ ga và phanh đột ngột sẽ khiến xe bạn dễ chết máy hơn. Bạn cũng không nên cố tăng ga khi điều khiển xe qua vùng ngập.

Kinh nghiệm cũng cho thấy, việc di chuyển chậm và đi xe ở số thấp (với các xe số) sẽ giúp bạn vượt qua các vùng ngập nước an toàn.

Khi thấy xe có dấu hiệu yếu ga hoặc tăng ga nhưng xe không chạy, điều này có nghĩa xe đã bị ngấm nước và chết máy. Tuyệt đối, không được khởi động lại máy ngay và liên tục. Lúc này, người điều khiển xe nên tắt máy, dắt bộ qua vùng ngập và để ít phút để nước bốc hơi bớt rồi mới khởi động lại máy.

Đối với ô tô, chuyên gia từ Ford cũng khuyên, độ sâu của nước không vượt quá tâm bánh xe. Khi di chuyển, người dùng nên tắt tất cả các phụ tải không cần thiết như điều hòa, hệ thống giải trí trên xe để giảm tải cho động cơ.

Cùng đó, cần đi số thấp (số 1 hoặc 2) và đi đều ga, tránh tăng ga lấy đà.

Xử lý thế nào khi xe ngập nước?

Tuyệt đối không cố nổ máy khi xe đã ngập nước. Ảnh minh họa: Internet

Dù là ô tô hay xe máy, người dùng nên nhớ, tuyệt đối không được khởi động lại khi xe chết máy. Các chuyên gia của Ford từng cảnh báo, khi ô tô gặp tình trạng chết máy khi ngập nước, nếu người đi cố khởi động lại sẽ có thể làm cong tay biên hoặc nặng hơn là gãy tay biên, vỡ lốc máy do hiện tượng “thủy kích”.

Đối với xe máy cũng gặp tình trạng tương tự. Khi những chiếc xe số bị chết máy khi đi qua khu vực ngập nước, sau khi dắt xe ra khỏi khu vực ngập, người dùng nên cố gắng nghiêng xe để xả hết nước trong ống xả, khởi động và để máy chạy một lúc cho hơi nước thoát bớt rồi mới đi tiếp.

Quan trọng, sau khi di chuyển qua vùng ngập, người dùng nên mang đến để các thợ sửa chuyên nghiệp kiểm tra chi tiết máy, thay dầu xe, hệ thống điện, kiểm tra chế hòa khí, xả hết xăng. Đặc biệt là các xe đã chết máy bởi lúc này các chi tiết máy của xe đã bị dính nước và cần được vệ sinh lại để tránh nguy cơ hỏng hóc.

Một lưu ý dành cho những người đang sử dụng xe ga, bên cạnh thay dầu cần kiểm tra bộ lọc khí do thiết kế riêng thường đặt thấp nên dễ bị ngấm nước làm khó nổ máy.

Theo Ictnews.vn

xe chết máy


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.