Kỹ nghệ nano... lợi hại khôn lường!

Việc áp dụng rộng rãi kỹ nghệ nano đang thu hút ngày một nhiều sự chú ý của các nhà khoa học và các tổ chức phi chính phủ. Họ lo ngại rằng chúng ta còn quá ít chú ý tới những hệ lụy đối với con người và thiên nhiên của thứ kỹ nghệ quá giàu tiềm năng này.

Trên thị trường thương mại hiện đang có tới hơn 800 thứ hàng hóa với các phân tử biến cải, trong số đó có các loại kem chống nắng, các phụ gia thực phẩm, các loại quần áo không nhàu và không ăn vết bẩn, các dụng cụ thể thao bền chắc và nhẹ, các đồ dùng chống khuẩn, loại sơn không bị xước và những đôi tất không có mùi.

Kỹ nghệ nano hiện đang được xem như một cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo, thậm chí là vô tận

Giới quân sự đang kiểm tra việc áp dụng các hạt nano để làm tăng khả năng bắt cháy của các chất loại nhiên liệu và tăng cường cường độ nổ của bom. Ngoài ra, với kỹ nghệ mới này người ta đang chuẩn bị tiến hành một cuộc cách mạng trong y học, nông nghiệp, ngành năng lượng và lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Cho tới nay đã tiến hành nghiên cứu hàng nghìn khả năng áp dụng kỹ nghệ nano vào đời sống, mỗi tuần có không chỉ một sáng chế phát minh mới được đăng ký. Đại đa số những sáng chế phát minh mới được đăng ký. Đại đa số những sáng chế phát minh mới liên quan tới kỹ nghệ nano thuộc về ngành công nghiệp xe hơi, y tế, mỹ phẩm và điện tử.

Theo những con số thống kê mới nhất hiện có, trên thị trường thế giới năm 2007 đã có các loại hàng hóa trị giá 103 tỉ euro được sản xuất nhờ kỹ nghệ nano. Dự đoán, tới năm 2015, con số này sẽ tăng lên rất nhiều.

Khoa học về cái nhỏ đột biến

Sợi tóc người có đường kính 100.000 nano mét. Các sợi các bon làm từ các ống nano nhỏ xíu có độ bền chắc gấp 20 lần so với thép hay các sợi aramida (kevlar) có cùng khối lượng. Kỹ nghệ nano - đó là khoa học về cái nhỏ đột biến, cho phép sử dụng những vật liệu và hóa chất thông thường ở tầm phân tử - một phần tỉ của mét. Các hạt nano có thể làm tăng chất lượng hoạt động của hầu hết các chất liệu, thậm chí còn có thể góp phần tạo nên các chất liệu hoàn toàn mới. Kỹ nghệ nano hiện đang được xem như một cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo, thậm chí là vô tận. Những người ủng hộ kỹ nghệ nano cho rằng, việc làm ra những sản phẩm mới nhờ áp dụng kỹ nghệ thay đổi vật liệu ở tầm phân tử (phát triển một cách cẩn trọng) có thể tạo nên bước nhảy vọt trong kinh tế và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hiện chúng ta còn biết quá ít về mặt sau của tấm huân chương mang tên kỹ nghệ nano cũng như về các hành xử cuối cùng của những phần tử nhỏ xíu tự chế này.

Theo nhận định của nhà nghiên cứu chất độc học Shane Jouneay, Chủ tịch Trung tâm Tư vấn và Đào tạo về môn chất độc học của kỹ nghệ nano (NTC&T) tại New Scotland (Canada), việc làm rõ chuyện này có thể tạo nên những vấn đề đối với nền công nghiệp và các chính phủ.

Vật liệu nano có thể có thành phần hóa học khác

"Nếu các hạt nano sẽ được đưa vào nhiều loại hàng hóa đến vậy... thì sẽ có nguy cơ rằng, chúng sẽ lọt vào cơ thể người và gây nên những phản ứng không đáng mong đợi. Đối với môi trường xung quanh, cần nhất là cũng phải làm như đối với các sản phẩm hóa học khác - tức là theo dõi ảnh hưởng của chúng và cách ly chúng. Hiện nay, còn vô cùng khó khăn trong việc xác định mức độ ảnh hưởng mà chúng có thể gây nên" - nhà nghiên cứu Jouneay nói. Đến khi nào có đủ phương thức xác định mức độ độc tố của các loại thuốc chống ung thư hay các thuốc trừ dịch hại, sẽ có nhiều thay đổi trong lĩnh vực nano, "vì tác động của chất liệu nano trong tất cả mọi việc mà chúng ta đã làm cho tới hôm nay, hoàn toàn khác hẳn".

Những hạt nhỏ xíu này có những tính chất đặc biệt, cách cư xử hoàn toàn khác và làm sản sinh ra loại độc tố khác hẳn các sản phẩm hóa chất thông thường. Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ rằng, các hạt nano hành xử giống như amiăng, đọng lại trong cơ thể và tạo nên căn bệnh ung thư.

Các công trình nghiên cứu cho thấy, các hạt nano có thể dịch chuyển từ phổi xuống gan và thậm chí lọt được vào cả não. Một số công trình nghiên cứu khác đã cho thấy tác động độc hại của các hạt nano tới thực vật, động vật. Thí dụ, sau 48 giờ các hạt nano tác động lên cá, não của cá đã bị hư hại...

Năm 2006 tại Đức đã phải thu hồi chất tẩy bồn tắm Magic Nano, được chế tạo bằng kỹ nghệ nano vì đã có 77 người than phiền về chứng khó thở sau khi sử dụng nó.

Tổ chức kiểm soát mới ETC Group mới đây đã nhắc lại lời kêu gọi từ năm 2003 của mình, đối với mọi phòng thí nghiệm về kỹ nghệ nano trên khắp thế giới yêu cầu ngừng sản xuất và thu hồi các sản phẩm có chưa những hạt nano nhân tạo.

Một số tổ chức khác đã đưa ra những quy định điều chỉnh và cố gắng tiến tới những bước phát triển mạnh mẽ hơn trong kỹ nghệ nano trong lúc chưa có những kết luận khoa học về sự độc hại của các vật liệu nano.

Nhiều quốc gia đang thực hiện hoặc đang có kế hoạch xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu thông tin cơ sở về các công ty kỹ nghệ nano. Theo thông báo của Environment Canada, thông tin đó sẽ được sử dụng trong việc phát triển các hạn chế để điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực này. Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Jouneay, việc xác định một định nghĩa cho vật liệu nano là hết sức phức tạp, các tổ chức chính phủ đã không được chuẩn bị thích đáng về khía cạnh luật pháp và vì thế "rất nan giải chuyện xác định nên điều chỉnh công việc như thế nào trong lĩnh vực này". Cho tới hôm nay vẫn còn không rõ các vật liệu nano tương tác thế nào với các hệ thống làm độc, làm cách nào để phát hiện ra chúng trong môi trường xung quanh, liệu chúng có thẩm thấu vào được thức ăn hay thấm qua da được không... "Chúng ta gần như không biết gì về khả năng ô nhiễm môi trường" - nhà nghiên cứu chất độc học người Canada, Jennifer Sass, từ Natural Recource Defence Council ở Washington đã nói như vậy với đại diện báo giới ở Canada.

Nanochip cấy vào cơ thể

Đang tồn tại không ít vấn đề thuộc về quy tắc đạo đức và ảnh hưởng xã hội trong việc tạo ảnh hưởng của kỹ nghệ nano đối với việc nâng cao năng lực của con người. Thí dụ, việc cấy thẳng vào não người microchip để truy cập trực tiếp vào mạng internet hay việc áp dụng chương trình theo yêu cầu - đó là bước tiến mà trong tương lai không xa sẽ có thể trở thành hiện thực. "Kỹ nghệ nano để gia tăng năng lực cho cơ thể con người là một chủ đề rất thú vị, và nhiều người tin chắc rằng, đó sẽ là chủ đề cực kỳ quan trọng của thế kỷ XXI này" - Patrick Lin, Giám đốc cơ sở Ethics + Emerging Technologies Group thuộc Trường Đại học Bách khoa bang California nói. Ông Lin nói tiếp: "Kỹ nghệ nano ngày càng làm giảm kích cỡ của các công cụ. Các công cụ của chúng ta sẽ càng ngày càng bé hơn và có thể được ghép vào quần áo của chúng ta hoặc thậm chí cấy vào cơ thể con người". Các công ty hiện nay đang lo lắng nếu không có sự nghiên cứu và mở rộng nhận thức của xã hội, có thể sẽ xảy ra việc phản đối sử dụng các vật liệu nano".

Hiện nay, như ông Lin lý giải, các nhà hóa học lý giải sự độc hại của các hạt nano bằng một cách, còn các nhà nghiên cứu chất độc học lại lý giải bằng một cách khác, vì thế các công ty hoạt động trong lĩnh vực kỹ nghệ nano "cần được giúp đỡ để có được những trí thức chuẩn trong lĩnh vực này".

Ông Lin nói: "Kỹ nghệ nano, đó là tổ hợp của ba hoặc bốn ngôn ngữ, đó là hóa học, sinh học và chất độc học. Các công ty thực sự cần những chuyên gia có thể xử lý được vấn đề chung của tất cả các bộ môn đó. Hiện chỉ có một số ít người hiểu được cả hai mặt vấn đề - từ góc độ kỹ nghệ nano và từ góc độ nghiên cứu chất độc học".

Kỹ nghệ nano bao gồm:

- Sản xuất, nghiên cứu và sử dụng các hợp chất nhỏ đột biến.

- Từ "nano" xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "chú lùn".

- Nano mét (viết tắt là nm, bằng một phần tỉ mét), tương đương với một phần mười nghìn độ dày của sợi tóc người.

- Nano mét được so với quả bóng đá như quả bóng đá so với trái đất.

Những lĩnh vực ứng dụng của kỹ nghệ nano:

- Mỹ phẩm (thí dụ làm kem chống nắng).

- Nông nghiệp.

- Quang học (thí dụ như làm kính râm).

- Ngành dệt.

- Thực phẩm (tối ưu hóa sản phẩm và đóng gói)...

Theo Kiều Thắng



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.