Mang thai sau tuổi 33 hại cả mẹ lẫn con

Cuộc sống càng hiện đại, phụ nữ càng có xu hướng lập gia đình hơi muộn, tuổi thụ thai trung bình ngày càng tăng cao.

Cuộc sống càng hiện đại, phụ nữ càng có xu hướng lập gia đình hơi muộn, tuổi thụ thai trung bình ngày càng tăng cao.
Theo thống kê, có khoảng 20% phụ nữ Mỹ có con đầu lòng sau 33 -35 tuổi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, tuổi thụ thai sau 33 gây nguy cơ tai biến cho mẹ và bệnh tật cho con. 

Mang thai sau 33 – con dễ bị Down

Mẹ thụ thai sau 33 - 35 tuổi con có nguy cơ bị các hội chứng trisomy 13, 18 và 21. Trisomy 21 còn được gọi là hội chứng Down, một điều kiện ảnh hưởng đến 1 trong 691 trẻ sơ sinh tại Hoa Kỳ nói riêng, theo Hiệp hội quốc gia Mỹ về Hội chứng Down.

Hội chứng Down là một trong những mối quan tâm lớn đối với phụ nữ mang thai sau 33 - 35. Theo một cuộc khảo sát gần đây của tổ chức Ariosa Diagnostics, hơn 50% phụ nữ mang thai cho hay họ lo sợ hội chứng Down và các điều kiện di truyền khác có thể xảy ra với con mình.

Mẹ mang thai sau 35 tuổi sinh con dễ bị hội chứng Down. 

Nếu người mẹ mang thai ở tuổi 30, khả năng trẻ bị hội chứng Down là ở tỷ lệ 1 trong 900, còn trên tuổi 30, tỷ lệ này tăng lên gấp 3 lần (1 trong 300). Tuy nhiên, nhiều khảo sát vẫn cho thấy “phần lớn các trẻ mắc hội chứng Down được sinh ra bởi người mẹ dưới 35 tuổi”, theo Tiến sĩ Genevieve Fairbrother, bác sĩ sản khoa và phụ khoa tại Atlanta.

Ngoài ra, nhiều biến chứng có thể xuất hiện trong khoảng thời gian sắp sinh, chẳng hạn như nhau tiền đạo (khi nhau thai chặn cổ tử cung), sảy thai phổ biến hơn ở các bà mẹ lớn tuổi. Như trường hợp của chị Vi Lan (Quảng Ngãi) vì bận mải mê để lấy thêm tấm bằng cao học nên đến năm 35 tuổi cô mới có bầu. Và không may là ngay lần đầu mang thai cô đã sẩy thai khi em bé mới được 8 tuần tuổi.

Phụ nữ trên 30 tuổi cũng có nhiều khả năng đau đẻ kéo dài hơn 20 giờ và chảy máu quá mức trong quá trình sinh con, và sau cùng họ cần một thời gian phục hồi sau khi sinh mổ nhiều hơn so với các bà mẹ trẻ tuổi.

Bệnh tiểu đường và huyết áp cao cũng là hai trong trong số những vấn đề y khoa có khả năng tấn công các bà mẹ mang thai trên 33 - 35 tuổi. Nếu không được chữa trị, chúng có thể gây ra những trở ngại bất ngờ nghiêm trọng về sức khỏe cho họ hoặc em bé.

Làm mẹ ở độ tuổi trên 30 - những điều cần lưu ý 

Ở độ tuổi này, phụ nữ mang thai sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro hơn so với bình thường, có thể gây ra những trở ngại bất ngờ nghiêm trọng về sức khỏe cho họ hoặc em bé, tuy nhiên, phụ nữ hoàn toàn có thể hạn chế tối đa những rủi ro bằng cách cần cân nhắc một số vấn đề sau:

Tăng cân vừa phải: Tăng cân hỗ trợ sức khỏe của bé và giúp dễ dàng giảm cân sau khi sinh. Tăng cân từ 11 đến 16 kg trước khi mang thai là hợp lý . Nếu bạn đang thừa cân trước khi bạn thụ thai, bạn cần tăng cân ít hơn. Nhiều biến chứng có thể được ngăn ngừa bằng cách chọn lối sống đơn giản, do đó, việc sinh con tốt đẹp ở phụ nữ ngoài 30 hoàn toàn dễ dàng. Nếu bạn hút thuốc hay uống rượu, hãy ngừng lại ngay trước khi thụ thai.

 
Mang thai sau 35 tuổi dễ gặp phải nhiều rủi ro hơn so với bình thường.

Uống Vitamin trước khi sinh. Nên bắt đầu sử dụng một loại vitamin có ít nhất 1 mg axit folic trước khi thụ thai 3 tháng và trong khoảng thời gian mang thai để có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật cho bé như tật nứt đốt sống.

Siêu âm ở tuần thứ 6. Hầu hết các cơ sở y tế sẽ không làm siêu âm trước khi thai được 8 tuần, nhưng nếu bạn trên 30 tuổi, bạn nên siêu âm thai ở tuần tuổi thứ sáu, theo tiến sĩ Sara Gottfried, bác sĩ sản khoa và phụ khoa ở Berkeley, Califonia. Siêu âm sớm giúp bạn lường trước được các vấn đề như nhau tiền đạo ở người mẹ.

Sàng lọc huyết áp cao: Một trong những điều quan trọng ở phụ nữ mang thai trên 35 là phải đo huyết áp trong ba tháng đầu tiên để xác định nguy cơ tiền sản giật, tiến sĩ Gottfried nói.

Quyết định xét nghiệm di truyền sớm. Trước khi có thai hoặc ngay sau khi biết rằng mình đã có thai, bạn nên quyết định làm các xét nghiệm di truyền sớm. Trong sản khoa, CVS có mục đích phát hiện sớm các bất thường của thai nhi, được chỉ định rất hạn chế cho những trường hợp có nguy cơ thai dị tật cao như người mẹ trên 35 tuổi hoặc có tiền sử rối loạn gene, sinh con không bình thường. Đây là một phương pháp được áp dụng trong giai đoạn đầu thai kỳ (thường là từ tuần thứ 10 đến tuần 12 của thai kỳ). 

Khi thai được 16 tuần - Chọc dò nước ối. Ở tuổi 33, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sảy thai hoặc các vấn đề về di truyền. Chọc ối là thử nghiệm chẩn đoán phổ biến nhất của hầu hết thai phụ, bởi nước ối chứa các tế bào từ da của em bé và các cơ quan trong tử cung của mẹ. Đây là phương pháp sử dụng để chẩn đoán giới tính thai nhi, tầm soát Down và một số bệnh di truyền… được thực hiện khoảng giữa tuần thứ 16 đến 20 để phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể.  

Sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ khi thai được 24 đến 28 tuần. Phụ nữ trên 30 tuổi nên được test dung nạp glucose và tiểu đường thai kỳ giữa tuần 25 và 28. Một đồ uống có đường nhưng không có ga được trao cho người mẹ để uống trước khi làm xét nghiệm. Thai phụ có thể được làm xét nghiệm máu trong vòng 1 tiếng sau khi uống xong. Thời gian là rất quan trọng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Xét nghiệm máu không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Kết quả xét nghiệm được biết trong vòng 1-2 ngày sau đó.

Thai nhi do người mẹ mắc tiểu đường không được kiểm soát có thể bị quá cân, sinh non, tật bẩm sinh và các biến chứng nghiêm trọng do áp lực máu. Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, bé sơ sinh nặng cân là khó khăn đối với cả mẹ và bé. Điều này có thể do thai nhi sản xuất thêm insulin từ lượng đường dư trong máu của người mẹ. Các insulin thêm vào được lưu trữ dưới dạng mô mỡ, thông thường ở vai hoặc người bé.

Chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục:  Trong thời gian mang thai, bạn sẽ cần axit folic, canxi, sắt, protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Bạn nên tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng về thực đơn riêng dành cho các bà mẹ. Ngoài ra, mỗi ngày dành ra khoảng 30 phút hoặc nhiều hơn cho các bài thể dục dành cho thai phụ để có một sức khỏe lý tưởng.

Theo Kienthuc


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.