Nhật xây tiếp nhà máy điện hạt nhân Oma

Tái khởi động công trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân Oma có ý nghĩa lớn về chiến lược và công nghệ điện hạt nhân của Nhật Bản

 Tái khởi động công trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân Oma có ý nghĩa lớn về chiến lược và công nghệ điện hạt nhân của Nhật Bản


Di chuyển mái thép của thùng lò phản ứng ở công trường xây dựng tiếp tục Nhà máy điện hạt nhân Oma, tỉnh Aomori Prefecture, Nhật Bản.

Công trình xây dựng lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân ở thị trấn Oma, tỉnh Aomori Prefecture thuộc miền bắc nước Nhật, được khởi động trở lại sau 19 tháng gián đoạn kể từ thảm hoạ xảy ra với Nhà máy Fukushima số 1.

Ngày 1/10/2012, các kỹ sư đã bắt đầu cho dịch chuyển khối thép lớn che phủ lò phản ứng. Kết cấu thép này có đường kính 29 mét và cao chín mét đã nằm ngoài trời kể từ khi trận động đất xảy ra, nhưng đã được bảo trì nó bằng chất chống gỉ và sơn.

Ngày 10/10/2012 cơ cấu với trọng lượng khoảng 200 tấn này đã được chuyển dịch vào vị trí bằng một cần cẩu xây dựng cỡ lớn.

Ông Masayoshi Kitamura, Chủ tịch Tổng Công ty Phát triển Điện lực (J-Power), trong cuộc họp Hội đồng Oma nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nối lại công việc xây dựng lò phản ứng này: “Nhà máy hạt nhân Oma là một nhà máy điện quan trọng, nó đóng vai trò như một mắt xích trong chu trình nhiên liệu hạt nhân".

Trong một chiến lược năng lượng mới đưa ra ngày 14/9/2012 Chính phủ Noda cho biết,  sẽ đóng cửa tất cả các lò phản ứng hạt nhân vào những năm 2030. Để đạt được mục tiêu đó, tuổi đời của lò phản ứng hạt nhân được giới hạn đến 40 năm và việc xây dựng các lò phản ứng mới sẽ không được phép.

Toàn cảnh công trường xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Oma, nước Nhật.

Tuy nhiên, nhà máy Oma đã lách bỏ những nguyên tắc này và vẫn được xây dựng mới. Như vậy, có nghĩa là không thể nào chấm dứt phát điện hạt nhân trong những năm 2030, nếu nhà máy mới vẫn cứ hoạt động hết tuổi đời 40 năm sau khi hoàn thành xây dựng.

Theo The Asahi Shimbun, vị đại diện của Tổng Công ty J-Power nhấn mạnh: Vấn đề an toàn của nhà máy được đặt lên hàng đầu và đúc rút từ bài học kinh nghiệm của thảm hoạ Fukushima. Với những biện pháp như chống sóng thần, hệ thống cấp điện và hệ thống làm mát khẩn cấp khi có sự cố v.v…

Điểm đặc biệt về công nghệ là Nhà máy Oma sử dụng nhiên liệu hỗn hợp gồm oxit plutoni và urani (MOX), nên thiết kế được cải tiến nhiều so với tiêu chuẩn của nhà máy điện hạt nhân kiểu ABWR (lò nước sôi cải tiến) như: hệ thống cấp nước công suất lớn hơn, tăng thêm số lượng van an toàn cho hệ thống xả hơi, thanh điều khiển cải tiến tăng cường khả năng hấp thu neutron và hệ thống cảm biến kiểm tra nhiên liệu tự động giúp giảm thời gian bị chiếu xạ của công nhân.

Như vậy, Nhà máy Oma trở thành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Nhật chỉ hoạt động  bằng nhiên liệu hốn hợp MOX. Và khi đi vào vận hành, các nhà máy có thể tiêu thụ đến 25% lượng nhiên liệu MOX do Nhật bản sản xuất ra, góp phần quan trọng duy trì chiến lược hạt nhân của Nhật Bản đặt ra từ lâu là chuyển dần từ urani sang plutoni tái chế từ các thanh nhiên liệu đã cháy. Với chiến lược này, Nhật Bản có thể sử dụng lượng hiệu quả hơn uranium nhập khẩu khoảng 4 – 18%.

Sự kiện này nhận được sự ủng hộ của chính quyền và phần lớn dân chúng địa phương, thị trấn Oma, nhưng lại gây phản ứng trong cộng đồng dân cư vùng kế cận.

Theo Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.