Những bí ẩn của lời nguyện cầu

Noel là ngày lễ của những người theo đạo Thiên Chúa nhưng vào ngày này bất kỳ ai, bất cứ tôn giáo nào cũng đều háo hức đón chào như một dịp để trang hoàng nhà cửa và sum họp gia đình. Khi tiếng chuông của đêm Thánh vang lên, dù không ngồi trong nhà thờ nhưng mỗi người đều hướng về đấng tối cao hay một nơi xa xăm nào đó để cầu mong những điều tốt đẹp.

Cầu nguyện có mang lại tác động nào không?

Thượng đế có lắng nghe lời cầu nguyện của loài người chăng? Rất nhiều người cầu nguyện mỗi ngày. Tuy nhiên, không ai biết được sao chỉ có một số rất ít người được đáp ứng.

Chẳng hạn như bà Hân đã ngưng không cầu trời phật cho trúng vé số từ hai năm qua. Nhưng khi em gái bà mắc bệnh cần giải phẫu thay thận cho, bà bắt đầu cầu nguyện lại, và một năm sau thì có người hiến thận cho cô em. Người hiến thận chính là một cô bạn làm chung, cảm động vì lời cầu nguyện của bà, nên cô đi thử thận, và lạ thay, lại vừa thích hợp với cô em gái của bà Hân. Giải phẫu thành công, cô em bà Hân được cứu. Có phải là một mầu nhiệm nhờ sự cầu nguyện chăng? Hay chỉ là sự trùng hợp.

Một nữ ký giả tại thành phố Thiên thần (Los Angeles, Mỹ) vẫn còn run rẩy khi kể lại câu chuyện 20 năm về trước. Lúc đó trời đã khuya, cô đang đi bộ về nhà trong một con hẻm nhỏ ở NewYork. Bất chợt, cô nghe có tiếng chân đi theo mình. Một gã côn đồ đã túm cô lại, thắt chặt chiếc khăn choàng trên cổ cô, và chụp lấy quần cô. Cũng trong thời gian đó, bà mẹ đang ngủ ở nhà bỗng thức giấc, chợt lo sợ cho cô con gái mình và quỳ xuống cầu nguyện. Bà cầu nguyện suốt 15 phút xin Thượng đế bảo vệ con gái mình khỏi tai ương nào đó. Tên hiếp dâm đang tấn công người con gái đột nhiên ngưng lại, ngẩng đầu lên, rồi đột nhiên bỏ đi. Ở nhà bà mẹ cũng cảm thấy an tâm như là được Thượng đế lắng nghe lời cầu nguyện và bà đi ngủ lại.

Trùng hợp? May mắn? Hay có sự can thiệp của bề trên? Người mẹ sùng tín và cô gái đều tin rằng có sự can thiệp của Thượng đế và tên hiếp dâm kia rõ ràng là Quỷ và bị đuổi đi.

Cầu nguyện là cả một sự huyền bí. Đối với người có lòng tin, thì không có gì nghi ngờ cả. Nhưng không ai chứng minh được điều đó rõ ràng. Người Mỹ rất thích cầu nguyện. Có đến 54% người lớn mỗi ngày cầu nguyện, và 29% cho biết họ cầu nguyện hơn một lần mỗi ngày. Trong số đó, 87% tin là Thượng đế đã trả lời họ ít nhất là một lần trong thời điểm nào đó.

Họ cầu nguyện những gì? Đủ thứ. Theo thăm dò, 82% người được hỏi cho biết họ cầu nguyện cho sức khỏe hoặc sự thành công của mọi người trong gia đình, 75% thì xin cho có sức mạnh vượt qua sự yếu đuối nào đó, 36% cho biết không bao giờ cầu xin được giàu có hoặc thành công.

Ở Mỹ, người dân cầu nguyện rất nhiều. Người ta cho rằng, chúa Giê-su thường nhắc nhở tín đồ phải cầu xin cùng Thượng đế: "Hãy xin sẽ nhận, tìm sẽ thấy, và gõ cửa sẽ mở cho ngươi". Bằng cách đó, hàng triệu người Mỹ vừa tìm vừa kiếm.

Bằng cách nào mà biết sự đáp ứng của Thượng đế? Đó là vấn đề có nhiều tính cách tôn giáo. Câu trả lời tùy thuộc vào lòng tin. Nếu tin thì không cần bằng chứng. Nếu không tin, thì dù có chứng cớ cũng không đủ. Đối với những người không tin, cầu nguyện là một chuyện điên rồ, tin Thượng đế chỉ để cầu xin là một hình thức điên rồ nhất.

Có những người khác vẫn tin Thượng đế, nhưng không tin và kết quả của việc cầu nguyện, 54% những người không tin rằng Thượng đế sẽ đáp lời cầu nguyện, cho rằng uy lực của ngài không phải làm việc đó. Tuy vậy, có đến 82% tuy không nghĩ là Thượng đế đáp ứng lời cầu nguyện, vẫn giữ niềm tin vào Thượng đế. Họ lập luận rằng, sự quan tâm của Thượng đế đến loài người, nếu có, không đợi gì đến cầu nguyện. Các em bé hồn nhiên chơi đùa ngoài sân không cầu nguyện gì, có được ơn trên che chở chăng? Bởi vậy, Thượng đế không phải chỉ che chở quan tâm đến những người cầu nguyện nếu đứng theo quan điểm Thượng đế là đấng tác tạo ra toàn thể loài người.

Người Việt cầu nguyện như thế nào?

Trước những khó khăn trong cuộc sống, nhiều người Việt vẫn thường có thói quen cầu nguyện hoặc đến nhà thờ. Họ làm như thế đôi khi không phải để cầu xin Thượng đế đưa đường, dẫn lối cho họ mà như là một liệu pháp tinh thần, giúp họ có niềm tin vào một cái gì đó rất đỗi linh thiêng và hơn cả là tạo niềm tin vào chính bản thân mình.

Thiên Bảo, 35 tuổi, chia sẻ: "Không chỉ vào đêm Noel, những ngày cuối tuần, ngày lễ tôi cũng thường đến nhà thờ cầu nguyện. Bước vào nhà thờ, không khí linh thiêng làm tâm hồn như được gỡ bỏ mọi phiền muộn. Tôi cũng thường hay xưng tội trước chúa. Nếu làm việc có lỗi, được xưng tội, cảm giác tội lỗi được giảm bớt: "Đó cũng là tâm sự của nhiều người khi bước chân vào nhà thờ, không phải là mê tín mà là lòng tin.

Mỗi người có cách cầu nguyện và tôn thờ cúa một cách khác nhau. Chị Thanh Lan ở quận Bình Thạnh cho biết, mặc dù theo đạo Thiên Chúa nhưng chị ít đến nhà thờ vì quá bận rộn với công ty và gia đình. Theo chị, đức tin là ở tại lòng mình. Không đến nhà thờ thường xuyên nhưng chị vẫn cầu nguyện trước bàn thờ tại nhà. Dù không gặp bế tắc hay khó khăn gì nhưng hàng ngày chị vẫn cầu nguyện. Chị nói: "Tôi cầu nguyện cho mọi việc suôn sẻ. Không biết bề trên có nghe thấu những lời cầu nguyện của tôi không nhưng tôi thấy yên tâm và tự tin khi làm việc".

Mọi người thường cầu nguyện và cầu nguyện nhiều hơn khi trong đời sống xuất hiện nhiều thất vọng, bế tắc. Họ thường tìm cách giải tỏa stress và buồn phiền hiệu quả bằng cách đi nà thờ cầu nguyện. Nhiều người trong số đó cho rằng, họ không có thói quen tâm sự, kêu than buồn chán với người thân hay bạn bè vì không muốn mang phiền cho người khác, vì ai cũng có những lo toan trong cuộc sống. Vì thế, họ thường trải lòng mình với đấng tối cao.

Ngày nay, cầu nguyện không chỉ dành riêng cho người theo đạo. Vào ngày Noel, mọi người tập trung đông đúc trong nhà thờ để nghe những lời thuyết giảng của cha và để nguyện cầu những điều tốt đẹp trong năm mới. Có thể dễ dàng nhận thấy, những gương mặt háo hức đón giáng sinh không chỉ là những con chiên ngoan đạo mà cả những người "ngoại đạo". Họ gặp nhau ở một điểm là cùng gửi gắm ước mơ vào những lời cầu nguyện. Hình như khi cầu nguyện người ta thường tự nói với lòng: thượng đế sẽ nghe được những điều đó.

Cầu nguyện đã đem lại cho bạn những gì? Câu trả lời là ở mỗi người và có lẽ cũng không sai khi cho rằng, khi bạn cầu nguyện để xua tan mọi góc tối, tìm kiếm sự thanh thản, thì cũng là để mang bình minh đến trái tim bạn, tìm kiếm những niềm vui. Nhưng nếu bạn chỉ có thể khóc, lời cầu nguyện sẽ khích lệ bạn không ngừng, cho đến khi bạn mỉm cười. Vậy nên, dù có mục đích gì đi nữa, điều cuối cùng mà bạn có thể nhận được khi nguyện cầu chính là sự bình yên, thanh thản và nhẹ nhõm trong tâm hồn.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.