Những bí mật não bộ thần đồng trẻ em

Hai công dân nhỏ tuổi Vương quốc Anh: Bé Elise Tan Roberts và Georgia Brown được nhận vào Mensa (Câu lạc bộ Nhân tài thế giới) khi mới hơn hai tuổi. Chỉ số thông minh (IQ) của chúng là 150.

Năm 4 tuổi, Igor Falecki, cậu bé người Ba Lan ở thành phố Gdansc đã có thể chơi bộ gõ không khác gì một nhạc công chuyên nghiệp. Dàn trống đầu tiên cậu được tặng nhân dịp sinh nhật ba tuổi. Năm nay bảy tuổi Igor đã tham gia hòa tấu cùng các nghệ sĩ nổi tiếng châu Âu như Michal Urbaniak, Jacek Krolik hay Slavek Jaskulke.

Elise tan Roberts mới tám tháng tuổi đã biết đi, hai tháng sau đó đã biết chạy. Đó vẫn chưa là gì, bởi trước khi tròn một tuổi, cô bé đã nhận ra tên mình viết trên giấy. Vài tháng sau đó bé đã biết đếm thành thạo từ 1 đến 10 bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Hai tuổi Elise đã biết thành phố nào là thủ đô nước Nga; thành phố nào - thủ đô Inđônesia. Ba tuổi, bé đã phân biệt được con tê giác và khủng long ba sừng.

Não bộ trẻ sơ sinh là cỗ máy học tập với năng lực ghi nhớ và giải quyết vấn đề phi thường. Thế nhưng tại sao chỉ số ít được coi là thần đồng tí hon? – “phần nhiều phụ thuộc gia đình, những người sớm phát hiện ra năng khiếu của trẻ và kích thích chúng phát triển” – Giáo sư Alison Gopnik, chuyên gia Tâm lý Phát triển (Đại học California ở Berkeley, Mỹ) tác giả cuốn sách “Tâm lý học trẻ em” phát biểu.

Cho đến cách đây không lâu vẫn ngự trị long tin cho rằng, trẻ sơ sinh không hề ý thức được sự tồn tại của chính mình và ngây ngô, chúng không có cảm xúc có ý thức, mà chỉ duy nhất phản xạ như khóc hoặc quấy nhiễu. “Các chuyên gia tâm lý nghĩ về trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như những sinh linh không hiểu biết, ích kỷ và vô đạo đức, đối tượng mà cả trải nghiệm và tư duy rất hạn chế. Ngày nay chúng ta hiểu rằng, trong ý nghĩa nhất định, trẻ nhỏ thong minh hơn người lớn, có óc tưởng tượng phong phú hơn, cảm nhận mối quan tâm lớn hơn về người khác, và thậm chí có ý thức lớn hơn” – Giáo sư Gopnik khẳng định.

Giáo sư Andrew Meltzoff, chuyên gia tâm lý Viện nghiên cứu Kỹ năng học và Khoa học Não bộ (đại học Washington, Mỹ) đã nhiều năm tiến hành thí nghiệm với sự tham gia của trẻ sơ sinh. Ông đã thành lập phòng thí nghiệm nhỏ bên cạnh một bệnh viện phụ sản, nơi được sự đồng ý của gia đình, nhà khoa học đã thực hiện một số trắc nghiệm khả năng học tập của con cái họ mới ra đời. Chính nhà khoa học đã ngạc nhiên, khi nhận ra thực tế: Trẻ thậm chí mới một - hoặc vài ngày tuổi đã có thể bắt chước một cách thành thục một số cử chỉ nét mặt của người lớn. Khi ông thè lưỡi hoặc há miệng (trong khuôn khổ thí nghiệm) trẻ sơ sinh lập tức bắt chước và làm theo y hệt.

Trẻ không chỉ bắt chước hành vi củ người lớn, mà còn học cách làm theo những sai lầm của người lớn. Trong thí nghiệm khác của giáo sư Meltzoff, trước mắt trẻ một tuổi, người lớn không thể tháo rời một đồ chơi đơn giản. Sau nhiều lần cố gắng bất thành, người lớn đầu hàng và trao lại cho đứa trẻ. Không cần nỗ lực nhiều, đứa trẻ đã làm được.

Giáo sư Gopnik nhận ra thực tế: Trẻ sơ sinh thậm chí đã biết dùng thuật thống kê và thử nghiệm để áp dụng vào cuộc sống. Trái lại, chuyên gia Tâm lý Vương quốc Anh, Giáo sư Fei Xu (Đại học Bristish Columbia) đã chứng minh được rằng, trẻ 9 tháng tuổi đã hiểu được phép thống kê và sác xuất sự kiện. Nhà khoa học cho những viên bi vào hai ống thủy tinh trong suốt. Ống thứ nhất chứa chủ yếu những viên màu đỏ và chỉ có vài viên màu trắng, ống thứ hai - ngược lại. Tiếp theo Giáo sư Xu lấy tấm ván che hai ống thủy tinh và lần lượt lấy từ mỗi ống 5 viên. Khi từ ống thứ nhất bà lấy bốn viên màu trắng và một viên màu đỏ, lũ trẻ ngơ ngác, không hy vọng kết quả như vậy. Trái lại, khi nhà khao học lấy từ ống thứ nhất nhiều viên màu đỏ hơn và từ ống thứ hai - nhiều viên màu trắng hơn, lũ trẻ nhìn nhận thực tế như điều hiển nhiên.

Ngay trong những tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh đã để ý đến hậu quả hành vi của mình. Nếu buộc đồ chơi di động vào chân trẻ ba tháng tuổi, đối tượng lập tức đá chân, để đồ chơi biết chạy. Để xác nhận, đó là một dạng thí nghiệm chứ không chỉ độc nhất ham muốn ngắm nhìn đồ chơi “biết chạy”, nhà khoa học biểu diễn cho trẻ động tác y hệt, chỉ khác không buộc vào chân nó. Lập tức có thể nhận thấy trẻ tự làm đồ vật chuyển động, tức sự quan sát hệ quả việc làm của chính mình, hành động khiến trẻ hưng phấn nhất. Trẻ thử nghiệm, liệu có thể làm cho đồ chơi chuyển động bằng cách khác thông qua động tác đá bằng chân thứ hai hoặc vẫy hai bàn tay đồng thời hai con mắt không rời khỏi đồ vật.

Cho đến cách đây không lâu các chuyên gia tâm lý học vẫn tin rằng, trẻ không hiểu quy luật nhân quả. Trẻ có thể biết, một sự kiện xảy ra trước, và sau nó xuất hiện sự kiện khác, nhưng không biết, sự kiện thứ hai có thể là hậu quả của sự kiện xảy ra trước đó. Nghiên cứu sự phát triển của trẻ, nhà triết học kiêm tâm lý học nổi tiếng Thụy Sĩ, Giáo sư Jean Piaget tin chắc rằng, mãi đến tuổi đi học, trẻ mới hiểu quy luật nhân quả. Sở dĩ có long tin như thế, bởi ông đã đặt những câu hỏi quá khó đối với trẻ 2 – 3 tuổi. Đó là câu hỏi dạng: Tại sao ban đêm trời tối? Tại sao mây bay trên bầu trời? Các nhà tâm lý học nghiên cứu sự phát triển trẻ em hiện đại cũng thực hiện những thí nghiệm tương tự, nhưng hỏi về những tình huống và hiện tượng đã quen biết với trẻ. Tại sao Tom mở tủ lạnh, mỗi khi đói bụng? Xe đạp ba bánh đi thế nào? Khi ấy sẽ nhận được những câu trả lời hợp lý.

Theo quan niệm của Giáo sư Gopnik, trẻ giống như bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty, còn người lớn - bộ phận bán sản phẩm và tiếp thị. Tại sao? - Bởi trẻ vẫn chưa phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể và không có những nghĩa vụ bắt buộc như người lớn. Thay vào đó, trẻ có thể khai thác thoải mái môi trường, tập trung vào tất cả những gì thu hút sự chú ý của chúng và nhờ thế có thể khám phá thế giới, để sau này sử dụng những kiến thức gom nhặt được vào cuộc sống tương lai. Cùng với thời thơ ấu kéo dài, quá trình tiến hóa đã mang lại cho chúng ta nhiều vốn sống hơn so với những động vật có vú khác.

Não bộ của trẻ nhỏ đã được chuẩn bị một cách hoàn hảo để khai thác thế giới. Tri giác người trưởng thành tự động ngắt mạch tất cả nhân tố kích thích đã trở nên không cần thiết trong thời điểm nhất định. Nó chỉ tập trung vào những hành vi cần thực hiện. Trong khi trẻ thu lượm mọi tín hiệu từ môi trường, bởi não bộ vẫn chưa được trang bị “màng lọc” chỉ ra cái gì là quan trọng nhất tại thời điểm này, sự chú ý của trẻ rộng hơn so với người lớn.

“Người lớn rộng rãi hơn với môi trường duy nhất trong các chuyến đi, khi họ muốn khám phá vùng đất mới hoặc nền văn hóa xa lạ. Thí dụ sau vài ba ngày tham quan Tokyo, tri giác của chúng ta được nạp hàng ngàn cảm nhận mới lạ. Cùng thời gian, đối với trẻ hai tuổi, mỗi ngày không khác gì sự khám phá cả nước Ấn Độ” – Giáo sư Gopnik nhận xét.

Chuyên gia Tâm lý học Thần kinh, Giáo sư Rafael Malach (Đại học Hebrew) đã chứng minh rằng, não người trưởng thành có thể hoạt động như não bộ trẻ nhỏ không chỉ trong các chuyến đi xa hoặc trong thời gian cầu nguyện sâu, mà cả trong lúc xem những bộ phim gây cảm giác mạnh. Người ta đã chiếu bộ phim “Tốt bụng, xấu tính và bẩn thỉu” của Sergio Leone cho những tình nguyện viên có thể theo dõi hoạt động của não bộ bằng thiết bị cộng hưởng từ. Kết quả cho thấy: Bộ phận não bộ chịu trách nhiệm kế hoạch hóa và tự kiểm soát thực tế đã ngắt mạch, bộ phận khác vốn hoạt động đặc biệt tích cực ở trẻ nhỏ - làm việc hết công suất. Vậy nên thỉnh thoảng cần tạm ngừng tập trung vào duy nhất một việc, và thay vào đó - mở ra nhiều yếu tố kích thích và mơ mộng khác.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.