Phát hiện 3 hành tinh giống Trái đất nhất có thể tồn tại sự sống

Liệu chúng ta có thực sự cô đơn trong vũ trụ bao la?

Liệu chúng ta có thực sự cô đơn trong vũ trụ bao la?

Kể từ khi phát hiện ra các ngoại hành tinh đầu tiên vào năm 1990, chúng ta đã mong chờ thấy những hành tinh giống như Trái đất. Và vào ngày 2/5 vừa qua, trên tạp chí Nature, các nhà thiên văn học tuyên bố đã tìm thấy 3 hành tinh có kích thước tương đương Trái đất quay quanh cùng một ngôi sao và ở khoảng cách đủ gần để có thể nghiên cứu chi tiết. 

Phát hiện 3 hành tinh giống Trái đất nhất có thể tồn tại sự sống - 1

Hình ảnh mô phỏng TRAPPIST-1d, hành tinh xa nhất trong ba ngoại hành tinh xoay quanh sao lùn cực lạnh mới được phát hiện. Ảnh minh họa: ESO / M. Kornmesser

Cho đến nay, những hành tinh này chính là niềm hy vọng lớn nhất trong việc  tìm kiếm sự sống bên ngoài Hệ Mặt trời.

Các nhà thiên văn người Bỉ phát hiện ra 3 hành tinh có thể tồn tại sự sống giống Trái đất quay quanh một ngôi sao lùn cực lạnh có tên là Trappist-1, cách hành tinh của chúng ta khoảng 40 năm ánh sáng.

Đây là những ngoại hành tinh nhỏ nhất từng được phát hiện, với bán kính chỉ lớn hơn Trái đất một chút, và cũng là những hành tinh đầu tiên quay quanh một ngôi sao lùn cực lạnh - sao lùn ultracool (ngôi sao này mờ hơn và lớn hơn không nhiều so với sao Mộc).

Điều thú vị nhất là, được phát hiện bởi kính thiên văn TRAPPIST khi "lượn lờ" trước mặt ngôi sao lùn, các hành tinh này ở khoảng cách đủ gần để chúng ta có thể nghiên cứu kỹ lưỡng về chúng. 

Nhiều nơi trong vũ trụ có thể có sự sống mà chúng ta đã tìm thấy được nhưng chúng lại quay xung quanh nhiều ngôi sao sáng hơn và ở khoảng cách xa hơn nhiều.

Phát hiện 3 hành tinh giống Trái đất nhất có thể tồn tại sự sống - 2

Hình ảnh mô phỏng TRAPPIST-1 so với Mặt trời của chúng ta. Nguồn: ESO

"Đây là những hành tinh đầu tiên có kích thước và nhiệt độ tương tự với Trái đất mà chúng ta có thể nghiên cứu một cách chi tiết và chân thực về thành phần không khí, các điều kiện bề mặt và điều kiện phát triển sự sống", Tiến sĩ Michael Gillon đến từ Đại học Liege (Bỉ), người dẫn đầu nghiên cứu cho biết.

Thoạt tiên, hệ thống này có vẻ không mang lại nhiều hứa hẹn. Hai trong số các hành tinh TRAPPIST-1b, và TRAPPIST-1c có quỹ đạo một vòng kéo dài khoảng 1,5 và 2,4 ngày (tương ứng ngày Trái đất), có nghĩa là chúng quay rất gần ngôi sao. Trong khi đó, TRAPPIST-1d có quỹ đạo bay lớn hơn, khoảng 4,5 đến 73 ngày. Tuy nhiên, ngôi sao lùn có nhiệt độ bề mặt chỉ khoảng 2.550°K (2.777°C/4.120°F), vì vậy đây không phải thế giới của thần chết. Thay vào đó, mọi thứ có thể hoàn toàn ngược lại.

Hai hành tinh gần nhất nhận được lượng bức xạ chỉ khoảng 4 lần so với lượng bức xạ của Trái đất, trong khi hành tinh xa nhất có thể nhận lượng bức xạ ít hơn. Điều này đặt chúng gần với vùng sinh sống của ngôi sao, nơi mà nước lỏng có thể tồn tại. 

Hiện nay vẫn chưa chắc chắn được các hành tinh này có phải là hành tinh rắn hay không, nhưng các nhà khoa học cho biết TRAPPIST-1 rất giàu các nguyên tố nặng, phù hợp với môi trường của một hành tinh đá.

Các hành tinh có bán kính hơn khoảng 1.11, 1.05 và 1.16 lần so với Trái đất, kết hợp với vị trí của chúng cho thấy, các đối tượng này có một số điều kiện thích hợp cho sự sống. Nhiệt độ của các hành tinh có thể dao động từ cao hơn một chút so với nhiệt độ sôi cho đến dưới nhiệt độ đông lạnh.

Mặc dù các cuộc nghiên cứu đã bắt đầu được tiến hành, vẫn còn rất nhiều bí ẩn về bản chất của những hành tinh này, chẳng hạn như khối lượng của chúng hoặc những thứ chúng tạo ra. Tuy vậy, đó là một phát hiện đầy hứa hẹn, đặc biệt bởi đây là những hành tinh đầu tiên bay xung quanh dạng sao này được tìm thấy.

Sao lùn cực lạnh là một dạng sao bao gồm cả những ngôi sao có khối lượng thấp nhất và sao lùn nâu, những đối tượng mà bản thân chúng không hẳn là một ngôi sao. TRAPPIST-1 là một trong những ngôi sao có khối lượng thấp nhất và độ sáng của nó - chỉ bằng 0,05% Mặt trời - sẽ không thay đổi trong hàng chục tỷ năm, cung cấp một môi trường rất ổn định cho các hành tinh. 

Tất nhiên, ánh sáng lờ mờ của ngôi sao này cũng có nghĩa là chúng ta có thể thấy các hành tinh một cách dễ dàng hơn.

"Tại sao chúng tôi cố gắng phát hiện các hành tinh giống Trái đất xung quanh các ngôi sao nhỏ nhất và lạnh nhất trong vùng lân cận Hệ Mặt trời? Lý do rất đơn giản: Hệ thống xung quanh những ngôi sao nhỏ là những nơi duy nhất mà chúng ta có thể tìm kiếm sự sống bằng công nghệ hiện có", Gillon nói. "Vì vậy, nếu chúng ta muốn tìm thấy sự sống ở những nơi khác trong vũ trụ, thì đây chính là nơi mà chúng ta nên bắt đầu".

Theo IFL Science, kính viễn vọng không gian Hubble có thể cho chúng ta biết sơ bộ về thành phần khí quyển của các hành tinh. Trong khi đó, kính viễn vọng James Webb Space (JWST) có thể xác nhận nhiệt độ và thậm chí là sự hiện diện của các phân tử sinh học. 

Nhóm nghiên cứu cho biết sẽ cập nhật mọi kết quả trên một trang web để tất cả những người quan tâm có thể theo dõi tiến độ của hệ thống thăm dò.

Các nhà thiên văn học tin rằng, chúng ta sẽ sớm khám phá ra nhiều bí ẩn của những hành tinh này, mặc dù như vậy, có thể Trái đất sẽ không còn là hành tinh đặc biệt duy nhất nữa.

Theo Khám phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.