Sau 20 năm, Internet đã thay đổi cuộc sống người Việt ra sao?

Tròn 20 năm kể từ khi Internet có mặt ở Việt Nam, thói quen trong cuộc sống của người Việt cũng thay đổi theo từng bước phát triển của hệ thống mạng toàn cầu này.

Tròn 20 năm kể từ khi Internet có mặt ở Việt Nam, thói quen trong cuộc sống của người Việt cũng thay đổi theo từng bước phát triển của hệ thống mạng toàn cầu này.



Ngày 19/11/1997, Internet chính thức được cung cấp cho người dân cả nước. VNPT, Netnam là những doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ Internet. Lúc này Internet được cung cấp trên hạ tầng mạng điện thoại cố định, tốc độ truy cập rất hạn chế. Sau quá trình 20 năm phát triển, tính đến năm 2017, Việt Nam hiện đã có 64 triệu người dùng mạng Internet, chiếm 67% dân số cả nước, với con số này, Việt Nam là nước có lượng người dùng đứng thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Dịch vụ cung cấp Internet có mặt ở Việt Nam từ năm 1997 với tốc độ hạn chế do được cung cấp dựa trên hạ tầng mạng điện thoại cố định. Đến năm 2003, Internet băng rộng ADSL chính thức có mặt trên thị trường cho phép người dùng truy cập Internet tốc độ cao, vừa có thể dùng các dịch vụ khác như điện thoại, fax đồng thời. Thời gian này các cửa hàng dịch vụ truy cập Internet xuất hiện ồ ạt trên thị trường.
Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Sau khi dịch vụ ADSL xuất hiện, nhều người dân đã bắt đầu sử dụng dịch vụ gọi điện qua Internet với giá thành thấp hơn nhiều so với dịch vụ điện thoại truyền thống.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Đến năm 2006, Internet cáp quang FTTH chính thức được cung cấp với tốc độ truy cập nhanh hơn đáng kể so với ADSL, giá thành dịch vụ cũng đã giảm nhiều và phù hợp với người tiêu dùng bình dân. Các điểm dịch vụ truy cập Internet và chơi Gameonline cũng mọc lên như nấm.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Xuất hiện ngay từ khi Internet có mặt tại Việt Nam, website www.vnn.vn cũng đã có tuổi đời sắp tròn 20 năm. Từ một cổng thông tin của VDC với nội dung ban đầu là các tin bài điểm lại từ báo giấy, mạng thông tin trực tuyến VASC Orient - tiền thân của Báo điện tử VietNamNet - đã hình thành đội ngũ phóng viên viết tin bài cho báo điện tử. Với lợi thế cung cấp thông tin nhanh chóng đến mọi nơi có kết nối Internet, không chỉ lớp trẻ mà nhiều người già cũng bắt đầu bỏ thói quen đọc báo in, chuyển dần sang đọc báo điện tử trong giai đoạn đầu những năm 2000.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Năm 2006, sinh viên tình nguyện không còn phải dùng những tấm bản đồ giấy nữa. Bản đồ trực tuyến của Google tiện lợi hơn được các nhóm sinh viên tình nguyện sử dụng để chỉ đường cho các thí sinh và người thân tham gia kỳ thi Đại học.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Tuy nhiên, những phóng viên quốc tế tham gia đưa tin về sự kiện APEC diễn ra ở Hà Nội (Việt Nam) năm 2006 vẫn phải gửi tin, bài qua hệ thống Internet truyền có dây. Nếu muốn dùng kết nối Internet di động, các phóng viên nước ngoài sẽ phải dùng đường truyền vệ tinh với chi phí rất cao. Trong giai đoạn này, một số nhà mạng di động sử dụng công nghệ CDMA như EVN Telecom, HT Mobile đã bắt đầu có dịch vụ kết nối Internet di động, nhưng chủ yếu dành cho việc truy cập bằng laptop, vì các smartphone vẫn còn rất ít và giá thành quá cao.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Năm 2009, VinaPhone khai trương mạng 3G đầu tiên, mở ra kỷ nguyên Internet di động tại Việt Nam. Không còn phải gắn với dây dẫn cố định, từ thời điểm này, với chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop người sử dụng có thể truy cập mạng ở bất cứ vùng nào phủ sóng 3G.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Sự tiện lợi của Internet di động cũng kéo theo sự thay đổi trong hành vi sống hàng ngày của người dân. Cảnh người người cắm cúi vào chiếc smartphone trong bất kể tư thế dần trở nên quen thuộc ở các thành phố lớn của Việt Nam. Giá một chiếc smartphone 3G có thể lướt web, đọc báo, nghe nhạc, vào "phây búc" (Facebook) đã trở nên rẻ hơn, và được phổ cập dần về các vùng nông thôn.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Chiếc smartphone được kết nối Internet đem đến quá nhiều sự thuận tiện, khiến con người ngày càng bị lệ thuộc hơn.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Những người thân trong thời gian chờ đợi sĩ tử thi Đại học thoải mái đọc tin tức, trò chuyện trực tuyến... với chiếc điện thoại nhỏ gọn dễ dàng mang bên mình.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Năm 2010, Internet Việt Nam có bước phát triển vượt bậc từ cáp đồng sang cáp quang, Việt Nam nằm trong top đầu các nước có số lượng người sử dụng Internet nhiều nhất trên thế giới. Trong ảnh, một cặp vợ chồng dù đang làm mẫu vẽ vẫn không ngừng lướt web, khiến họa sĩ truyền thần gặp khó khăn hơn trong công việc của mình.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Sự bùng nổ của tốc độ truy cập Internet kéo theo sự phát triển nhanh chóng của smartphone tích hợp máy ảnh chất lượng cao, khiến ngay cả người già cũng mê mẩn với những tấm ảnh chụp, selfie để đăng lên các trang mạng xã hội khoe người thân, bạn bè.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Ai cũng muốn có một tấm hình lưu niệm trên chiếc smartphone của mình để tiện việc tải lên mạng xã hội.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Hàng nghìn người tham gia lễ hội Carnaval tại TP Hạ Long năm 2014 cùng giơ những chiếc smartphone quay phim, chụp ảnh. Với tốc độ Internet ngày càng cao, các video, ảnh chất lượng hiện nay dễ dàng đưa lên các trang mạng xã hội.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Năm 2016, dịch vụ 4G chính thức được đưa ra thị trường Việt Nam. Cùng với đó, người dùng không chỉ lướt web nhanh hơn mà còn có thể tải những hình ảnh, video có chất lượng cao hơn. Trong ảnh là các thành viên một CLB Yoga cười ở Hà Nội chụp chung tấm hình sau một buổi tập bên Hồ Gươm.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Cùng với sự phát triển công nghệ của thế giới, giá thành một chiếc smartphone và dịch vụ Internet di động tại Việt Nam ngày càng rẻ, trở thành một sản phẩm bình dân ai cũng có thể mua được. Trong ảnh, một công nhân xây dựng công trình ở Hà Nội thư giãn trong giờ nghỉ trưa với những bản nhạc trực tuyến.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Tốc độ Internet cao hơn và giá thành rẻ kéo theo những trò chơi trực tuyến hấp dẫn nhiều người chơi. Game online Pokemon Go đã gây sốt trên thế giới cũng như ở Việt Nam hồi năm 2016. Vào thời điểm cao trào, CSGT Hà Nội đã phải lập các chốt xử phạt người chơi Pokemon Go không tuân thủ luật giao thông do mải đuổi bắt các con thú ảo gây nguy hiểm cho người đi đường và các phương tiện giao thông.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Không ít vụ tai nạn đã xảy ra ở Việt Nam và trên thế giới do mải mê chơi trò chơi trực tuyến Pokemon go. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây là trò chơi khá có ích cho sức khỏe vì người chơi phải luôn luôn di chuyển để bắt được những con thú ảo.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Với kho nhạc trực tuyến vô cùng lớn trên Internet, những người mê hát Karaoke giờ đã có thế ngồi hát ở bất cứ đâu, chỉ cần một chiếc smartphone kết nối Internet 3G/4G và bộ micro tích hợp loa bluetooth.

Nhìn lại 20 năm Internet thay đổi cuộc sống người Việt

Sự tiện lợi của Internet không dây khiến thói quen đọc báo thay đổi, nhưng cũng gây ra không ít phiền phức như sự ảnh hưởng không tốt đến mắt, sức khỏe con người và đặc biệt đối với trẻ em nếu sử dụng quá nhiều. Cần sự hiểu biết để sử dụng hiệu quả nhất thành tự to lớn mà Internet mang đến cho con người.

Theo VietNamNet

Internet

thói quen


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.