Thành phố sinh thái 18 tỷ đô bị bỏ hoang giữa sa mạc

Các nhà phát triển đã từ bỏ mục tiêu ban đầu của họ về việc xây dựng một thành phố không carbon đầu tiên trên thế giới trong sa mạc UAE.

Các nhà phát triển đã từ bỏ mục tiêu ban đầu của họ về việc xây dựng một thành phố không carbon đầu tiên trên thế giới trong sa mạc UAE. Nhưng tiến độ xây dựng chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch và thành phố cũng không đạt được mục tiêu như ban đầu.

Có lẽ từ giờ đến nhiều năm sau khách du lịch sẽ vô cùng ngạc nhiên trước sự hùng vĩ nhưng vắng lặng của cảnh quan bên bờ Abu Dhabi: các tòa cao ốc văn phòng hầu như trống không, những con đường vắng tanh, những vùng đất đai rộng lớn chưa đuợc phát triển và trên hết giấc mơ về một thành phố không carbon bị từ bỏ.

Thành phố Masdar được định hình đầu tiên từ một thập kỉ trước với dự định cách mạng hóa tư duy về việc xây dựng các thành phố và cảnh quan môi trường.

Hiện tại thành phố được quy hoạch bền vững đầu tiên của thế giới, dự án marquee của các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) với kế hoạch đa dạng hóa nền kinh tế từ nhiên liệu hóa thạch – có thể là thị trấn ma sinh thái đầu tiên trên thế giới.

Vào năm nay Masdar sẽ được hoàn thành theo kế hoạch thế nhưng những người đứng đầu đã quyết định từ bỏ mục tiêu ban đầu về việc xây dựng một thành phố không carbon đầu tiên trên thế giới.

Chris Wan, giám đốc thiết kế của thành phố Masdar cho biết “Cho đến hiện tại, Masdar vẫn chưa thể là thành phố tương lai không carbon, nó chỉ đạt được khoảng 50%. Khi thiết kế Masdar vào năm 2006, dự án được chào mời như một mô hình hỗn hợp cảnh quan đô thị xanh: một trung tâm toàn cầu cho ngành công nghiệp công nghệ sạch với quy mô 50.000 cư dân và 40.000 hành khách”.

Thành phố sinh thái 18 tỷ đô bị bỏ hoang giữa sa mạc - 1

Thành phố Masdar được thiết kế với quy mô lên đến 40.000 cư dân trong diện tích 5km2 và trở thành nơi làm việc và học tập cho 50.000 người trong ngày. Tuy vậy chỉ có những cư dân là sinh viên và giảng viên của Viện Khoa học và Công nghệ Masdar thuộc một trường đại học.

Công ty kiến trúc Foster + Parners đã thiết kế một thành phố xe điện miễn phí với các xe điện không người lái Jetson, đưa đón hành khách giữa các tòa nhà với công nghệ thông minh nhằm chống lại cái nóng thiêu đốt giữa sa mạc và giảm chi phí làm mát cho các tòa nhà.

Mubadala, công ty đầu tư nhà nước của Abu Dhabi đã cam kết hỗ trợ tài chính ước tính lên đến 22 tỷ đô la Mỹ cho hạng mục thiết kế đô thị. 10 năm sau chỉ một phần nhỏ của công trình được xây dựng, và ngày hoàn thành phải được dời lại đến năm 2030.

Thành phố sinh thái 18 tỷ đô bị bỏ hoang giữa sa mạc - 2

Theo quy hoạch tổng thể ban đầu của công ty kiến trúc Foster + Partners, thành phố Masdar sẽ khai thác ánh sáng mặt trời cường độ cao từ các tấm pin năng lượng mặt trời và sử dụng nguồn năng lượng đó để cung cấp cho cả thành phố.

Nhiếp ảnh gia người Pháp Etienne Malapert đã dành sự quan tâm sâu sắc với Masdar khi ông theo học tại ECAL, một trường về nghệ thuật và thiết kế của Thụy Sĩ. Ông đã đến thăm thành phố vào năm ngoái và có những bức ảnh đặc biệt về những tòa nhà, đường phố và quảng trường nơi đây.

Thành phố sinh thái 18 tỷ đô bị bỏ hoang giữa sa mạc - 3

Chân dung nhiếp ảnh gia người Pháp Etienne Malapert

Malapert nói với Tech Insider qua email “Tôi không biết gì về Masdar cả và chỉ có vài hình ảnh về thành phố này trước khi tôi đến. Tôi đã tự cho phép mình tự do chụp bất cứ điều gì tôi thấy thú vị: kiến trúc, cảnh quan và những con người làm việc tại đó”.

Thành phố sinh thái 18 tỷ đô bị bỏ hoang giữa sa mạc - 4

Malapert bị ấn tượng bởi sự cô đơn khi ông dạo bước trên các con đường tĩnh lặng trong thành phố.

“Tôi đã rất ngạc nhiên bởi sự trống vắng của Masdar. Người ta gần như có thể nói đây là một thành phố ma không có sự sống. Chỉ có một vài người trong thành phố, tất cả là không khí yên lặng. Những người làm việc hầu như cả ngày trong các tòa nhà”, Malapert chia sẻ.

Một số hình ảnh chi tiết về công trình này

Thành phố sinh thái 18 tỷ đô bị bỏ hoang giữa sa mạc - 5

Các công trình cao tầng được quay theo nhiều hướng để cung cấp bóng râm cho nhau và những con đường trong thành phố.

Thành phố sinh thái 18 tỷ đô bị bỏ hoang giữa sa mạc - 6

Thành phố được thiết kế với xe điện miễn phí và tàu điện để vận chuyển hành khách đi lại.

Thành phố sinh thái 18 tỷ đô bị bỏ hoang giữa sa mạc - 7

Khi các công ty phát triển điện năng, xe hơi không người lái, một phần của kế hoạch xây dựng đã trở nên lỗi thời và có khả năng sẽ bị hủy bỏ hoặc thay thế trong tương lai.

Thành phố sinh thái 18 tỷ đô bị bỏ hoang giữa sa mạc - 8

Tuy vậy các tòa nhà quan trọng nhất của thành phố bao gồm các trụ sở Trung Đông của Siemens và Viện Masdar vẫn trông rất hiện đại và công nghệ cao.

Thành phố sinh thái 18 tỷ đô bị bỏ hoang giữa sa mạc - 9

Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế đã chuyển trụ sở đến thành phố Masdar vào năm 2015. Tòa nhà sáu tầng của nó chỉ sử dụng một phần ba năng lượng mà các tòa nhà tương tự khác đang sử dụng tại Abu Dhabi.

Thành phố sinh thái 18 tỷ đô bị bỏ hoang giữa sa mạc - 10

Malapert cho biết ông đã cố gắng để nắm bắt các kiến trúc tương lai trong những bức ảnh của mình.

“Tôi muốn nói rằng Masdar trông giống như một con tàu giữa sa mạc. Sự tương phản giữa Masdar và những phần còn lại của đất nước trở nên thật rõ ràng”.

Thành phố sinh thái 18 tỷ đô bị bỏ hoang giữa sa mạc - 11

Khi chính phủ các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất công bố Masdar vào năm 2006, họ đã cam kết hỗ trợ 22 tỷ đô la Mỹ cho dự án. Sau cuộc khủng hoản toàn cầu, kinh phí giảm xuống còn 18 tỷ đô và công cuộc xây dựng vẫn tiếp tục.

Thành phố sinh thái 18 tỷ đô bị bỏ hoang giữa sa mạc - 12

Malapert nói rằng ông rất ấn tượng bởi Masdar và lạc quan về tương lai của thành phố.

“Tôi cho rằng dự án này là một trong những thành công đáng nể khi chúng ta nói về các thành phố tự trị nhưng chúng ta cần thời gian để điều này trở thành hiện thực”. Masdar nói.

Thành phố sinh thái 18 tỷ đô bị bỏ hoang giữa sa mạc - 13

Tuy vậy, hiện tại thành phố tự cung tự cấp của tương lai vẫn còn là một thị trấn ma dở dang.

Theo Khám phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.