Thiên thạch tại Nga 'trêu ngươi' giới khoa học

Vụ nổ thiên thạch tại Nga xảy ra khi các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đang họp tại Áo để đánh giá những nguy cơ mà thiên thạch có thể gây nên cho trái đất.

Vụ nổ thiên thạch tại Nga xảy ra khi các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đang họp tại Áo để đánh giá những nguy cơ mà thiên thạch có thể gây nên cho trái đất.

Thiên thạch rơi tại Nga hôm
Thiên thạch rơi tại Nga hôm 15/2 là một bất ngờ đối với giới khoa học. Ảnh: RIA Novosti.

Tiểu ban Khoa học và Kỹ thuật thuộc Ủy ban Sử dụng Không gian vì mục đích hòa bình (COPUOS) của Liên Hợp Quốc tổ chức phiên họp lần thứ 50 tại thành phố Vienna, Áo từ ngày 11 tới 22/2 để thảo luận về những nguy cơ của thiên thạch, AP đưa tin.

Vào ngày 15/2, tức là khi cuộc họp chưa kết thúc, một thiên thạch lớn lao xuống miền trung nước Nga khiến hơn 1.000 người bị thương và gây thiệt hại vật chất hàng chục triệu USD. Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) nhận định thiên thạch đó có khối lượng tới 10.000 tấn, chiều dài khoảng 15 m và giải phóng năng lượng tương đương sức mạnh của 30 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.

"Sự kiện tại Nga và việc thiên thạch 2012 DA14 bay gần trái đất trong ngày 16/2 nhắc nhở chúng ta rằng hàng nghìn vật thể giống như chúng tới gần địa cầu hàng ngày," Ray Williamson, một cố vấn cao cấp của Quỹ Secure World, phát biểu. Ông Williamson là một trong những người tham dự cuộc họp của COPUOS. Quỹ Secure World là một tổ chức tư nhân chuyên tìm kiếm những cách thức khai thác vũ trụ một cách an toàn và bền vững để phục vụ loài người.

Ông Detlef Koschny, một chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Công nghệ Không gian châu Âu thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu, cũng tham dự cuộc họp của COPUOS tại Vienna.

"Ngày 14/2 chúng tôi nhận định việc thiên thạch 2012 DA14 bay gần trái đất là một cơ hội tốt để nghiên cứu thiên thạch. Nhưng sau đó chúng tôi sửng sốt khi nghe tin về vụ thiên thạch rơi tại Nga. Thật là trùng hợp. Phải chẳng sự trùng hợp đó là cảnh báo của vũ trụ. Nó khiến bạn phải suy nghĩ", Koschny phát biểu với Space.

Trong nhiều năm qua, COPUOS đã xem xét ý tưởng thành lập Mạng lưới thu thập dữ liệu, phân tích và cảnh báo (IAWN). Mạng lưới này sẽ thu thập dữ liệu về các vật thể gần địa cầu để cung cấp cảnh báo kịp thời cho giới chức các nước trong trường hợp các vật thể trong vũ trụ có thể đe dọa địa cầu.

Nhưng vạch ra chiến lược ngăn chặn hiểm họa từ vũ trụ không phải việc dễ dàng, bởi nó bao gồm các yếu tố: xác định những vật thể nguy hiểm, dự đoán vị trí của chúng trong tương lai, đưa ra cảnh báo về tác động của chúng nếu chúng đâm trúng trái đất.

Theo Vnexpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.