Tiết kiệm kiểu "dại dột"

Có những thao tác hàng ngày bạn cho rằng đó là cách tiết kiệm nhiên liệu, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Điều này đã được các nhà khoa học phân tích cụ thể.

Chọn thiết bị tiết kiệm xăng: Chưa chắc đã có lợi

ThS Trần Thắm, trưởng phòng Thử nghiệm Hóa chất và Vật liệu Vilas 067, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam khẳng định, một số phụ gia có khả năng tiết kiệm xăng, nhưng việc lựa chọn thiết bị phải dựa vào rất nhiều yếu tố tổng thể. Một số phụ gia nghe quảng cáo "hoàng tráng", nhưng thực tế thì lại thấy không có khả năng tiết kiệm được xăng.

Ví dụ, có những thiết bị họ quảng cáo tiết kiệm 20-30% nhiên liệu nhưng thực chất, con số này chỉ là 5%. Rõ ràng, người tiêu dùng cần phải sáng suốt khi lựa chọn sản phẩm. Chỉ chọn những sản phẩm có kiểm nghiệm, được cấp phép và có uy tín. Ngoài ra, còn có một số loại phụ gia có khả năng tiết kiệm, nhưng về mặt tổng thể thì chưa chắc đã có lợi. Ví dụ, có những loại phụ gia có thể làm tăng khả năng cháy của xăng, nhưng dầu lại nhanh bị thoái hóa.

Vì thế, nếu xét theo góc độ kinh tế, sử dụng phụ gia chưa chắc đã tiết kiệm được. Nói chung, các nhà sản xuất nhiều khi không đưa ra đầy đủ các thông tin về sản phẩm cả mặt lợi và hại cho khách hàng, thành ra, nếu người sử dụng không có kiến thức rất dễ bị hiểu lầm.

Chất đầy đồ trong tủ lạnh để đỡ tiền điện

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lợi, khoa Nhiệt lạnh Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, nhiều gia đình có quan niệm sai về làm lạnh của tủ là càng ít thực phẩm trong tủ càng đỡ tốn điện. Trên thực tế, mỗi lần mở tủ lạnh bạn sẽ làm mất khoảng 60-95% không khí lạnh có trong tủ. Nếu có nhiều thức ăn trong đó, không khí lạnh sẽ được giữ lại và tiết kiệm được điện năng. Nhất là tại ngăn đá, cần có nhiều đá để giữ mức nhiệt lạnh ổn định.

Đối với bóng đèn, nhiều gia đình sử dụng bóng đèn ít oát để tiết kiệm điện nhưng rất hại cho mắt, cho sinh hoạt nên cách này cũng không nên. Quan niệm tắt các thiết bị điện điều khiển là tắt máy và không tốn điện: hoàn toàn sai. Theo chuyên gia này, khi tắt bằng điều khiển, các đồ dùng điện tử vẫn có điện chạy qua và tiêu tốn khoảng 15W. Nếu nhiều đồ dùng điện trong một gia đình thì sẽ rất tốn điện. Tuy nhiên, với thời tiết nồm, mưa thì cần phải cắm phích điện để làm nóng máy, giảm hư hỏng.

Tận dụng nước

Nhiều người thường có thói quen tiết kiệm nước bằng cách dùng lại nước giặt quần áo để giặt khăn, lau nhà hoặc dùng nước cuối rửa rau sống để rửa các rau khác cần nấu chín, thậm chí là để giặt khănlau bàn, lau bếp hoặc rửa bát. Cách làm đó dường như giúp họ tiết kiệm được rất nhiều nước sinh hoạt. Tuy nhiên, BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên Bộ y tế cho rằng, cách tiết kiệm này tưởng là "khôn" nhưng lại hóa "dại. Nước rửa rau quả, dù là nước cuối cùng, trông có vẻ sạch về mặt cảm quan, nhưng thực ra vẫn có thể còn chứa các loại vi khuẩn hay trứng giun hoặc thậm chí là cả những hóa chất còn tồn dư trong rau quả cũng "thôi" ra nước rửa.

Những tác nhân có hại này sẽ lại bám dính vào các loại rau khi dùng lại nước rửa hoặc bám dính vào khăn lau khi dùng nước này để giặt khăn. Lau bàn ăn hay bàn bếp bằng những chiếc khăn này, chúng ta đã vô tình "tiếp tay" cho các loại hóa chất, vi khuẩn đến được những vị trí tiếp xúc trực tiếp với tay người. Tương tự như vậy, các hóa chất giặt tẩy còn tồn dư trong nước giặt cuối cùng có thể bám dính vào khăn lau khi ta giặt khăn lau bằng nước này và đó chính là nguồn lây lan hóa chất.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.