Vì sao Apple là công ty lớn nhất thế giới nhưng chỉ tạo ra đúng 1 tỷ phú đôla, đến CEO Tim Cook cũng chưa đạt tới ngưỡng này?

Có một thực tế là Apple tạo ra rất ít tỷ phú đôla dù cho đây là công ty có giá trị lớn nhất thế giới với vốn hóa 879 tỉ USD

Có một thực tế là Apple tạo ra rất ít tỷ phú đôla dù cho đây là công ty có giá trị lớn nhất thế giới với vốn hóa 879 tỉ USD.

Vì sao Apple là công ty lớn nhất thế giới nhưng chỉ tạo ra đúng 1 tỷ phú đôla, đến CEO Tim Cook cũng chưa đạt tới ngưỡng này?

Ở thung lũng Silicon không thiếu gì các tỷ phú đôla. Năm 2018, nhà sáng lập Arash Ferdowsi của Dropbox và Peter Gassner của Veeva Systems Inc đã gia nhập nhóm giàu nhất hành tinh do Bloomberg bình chọn. Tổng cộng trong danh sách này, 1/5 tài sản (vào khoảng 1 nghìn tỉ USD) đến từ lĩnh vực công nghệ.

Nhưng, có một thực tế là Apple tạo ra rất ít tỷ phú đôla dù cho đây là công ty có giá trị lớn nhất thế giới với vốn hóa 879 tỉ USD.

Chủ tịch công ty Art Levinson là người duy nhất đạt được ngưỡng tỉ phú, và trong danh mục tài sản của ông, cổ phiếu Apple chỉ chiếm 20%. Phần còn lại là cổ phần ở Genentech và một phần sở hữu của Google.

Còn lại, không một ai trong công ty là tỷ phú đôla. Thậm chí cả CEO Tim Cook cũng chỉ có khối tài sản trị giá 600 triệu USD, phản ánh mức lương tương đối hạn hẹp so với giá trị và hiệu quả hoạt động của Apple.

Theo Bloomberg Pay Index – xếp hạng những giám đốc được trả lương cao nhất của các công ty đã lên sàn ở Mỹ, những nhà lãnh đạo của Apple được trả ít nhất, mức thưởng cho họ chỉ bằng lợi nhuận kinh tế - được xác định bằng cách trừ lợi nhuận hoạt động sau thuế với chi phí trừ phí tổn, xếp vào mức thấp nhất trong 200 lãnh đạo được trả lương tốt nhất trong vài năm gần đây.

Điều đó dẫn đến việc có rất ít tỉ phú được sinh ra ở Apple. Trước đó, công ty này trải qua một lần suýt phá sản vào năm 1997.

"Bảng giá trị vốn hóa đã bị thay đổi kể từ khi công ty được vực dậy từ cõi chết. Công ty không còn sở hữu tập trung như trước đây".

Việc phân tán quyền sở hữu đã khiến Apple trở nên khác biệt so với những tập đoàn khổng lồ khác - nơi mà đa phần các nhà sáng lập, lãnh đạo cấp cao đều nằm trong danh sách tỉ phú của Bloomberg.

Ví dụ có thể kể đến là Jeff Bezos của Amazon, Sergey Brin, Larry Page và Eric Schmidt của Alphabet Inc, Bill Gates của Microsoft, Mark Zuckerberg và Jan Koum của Facebook hiện đang nắm tổng giá trị tài sản chiếm tới 10% của danh sách tỷ phú. 

Vì sao Apple là công ty lớn nhất thế giới nhưng chỉ tạo ra đúng 1 tỷ phú đôla, đến CEO Tim Cook cũng chưa đạt tới ngưỡng này? - Ảnh 1.

Ngoài 3 triệu USD lương hàng năm và 6 triệu USD thưởng, thu nhập chính của Tim Cook bao gồm 376 triệu USD dưới dạng cổ phiếu hạn chế được trả cho ông khi tiếp quản Apple từ tay Steve Jobs trong năm 2011, và khoản tiền này được trả cho ông trong 10 năm. Các khoản thưởng cấp thấp hơn hàng năm của Tim Cook là 23 triệu USD cho từng người, phần lớn cũng là cổ phiểu giới hạn.

Trái ngược lại, Alphabet đã trả cho CEO của Google – Sundar Pichai khoản lương 9 con số trong 3 năm và cổ phiếu thưởng có trị giá lên tới hàng chục triệu USD cho những quản lý cấp cao. Các cổ đông của Tesla cũng đã phê duyệt chi trả 2,6 tỉ USD cho Elon Musk vào tháng trước.

COO của Facebook – Sheryl Sandberg cũng thu về 24,5 triệu USD trong năm 2016. Oracle chịu chỉ trích nhiều năm vì đã thưởng quá nhiều cho nhà sáng lập Larry Ellison và đồng CEO Safra Catz và Mark.

Sự vắng mặt của những đại gia ở Apple phản ánh một phần lịch sử của công ty với Jobs, người từng sở hữu 15% cổ phần trong đợt phát hành cổ phiếu 1980. Giá trị của cổ phần đó hiện tại có thể lên tới 132 tỉ USD. Nhưng, Jobs đã bán hết cổ phần khi ông rời khỏi công ty vào năm 1985. Ông bắt đầu lại từ con số 0 khi trở lại đó sau hơn 10 năm.

Vợ của ông Laurene Powell Jobs, một doanh nhân và nhà sáng lập Emerson Collective, có thể coi là đại diện của Apple trong danh sách tỉ phú với 18 tỉ USD nhưng 2/3 tài sản của bà đến từ Walt Disney Co. và một số công ty khác. Bà không làm việc ở Apple. Levinson chưa bao giờ có mặt trong danh sách này. Apple từ chối giải thích giá trị tài sản của Levinson và Cook.

Nhà đồng sáng lập của công ty Steve Wozniak có tới 7,9% cổ phần vào năm 1980, sau đó giảm dần vì ông đã bán cho nhân viên tầm trung hoặc tặng cho họ. Cổ phần hiện tại của ông ở công ty không được ghi lại vì chỉ những cổ đông có trên 5% cổ phần mới phải làm báo cáo giải trình. Tuy vậy, một số nguồn tin cho biết giá trị cổ phần của Wozniak chỉ dưới 9 con số.

"Quyền sở hữu không phải là điều tôi quan tâm", ông chia sẻ qua email.

Công ty cũng khá khắt khe trong các thương vụ mua bán. Hợp đồng lớn nhất trị giá 3 tỉ USD mua lại Beats Electronics trong năm 2014 đã đem lại cho Dr. Dre và Jimmy lovine hàng trăm triệu USD, bao gồm 400 triệu USD cổ phần Apple. Nhưng đối với con số 22 tỉ USD cho thương vụ Facebook mua lại WhatsApp thì lại quá thấp. Thỏa thuận với Facebook đã khiến Jan Koum và Brian Acton – đồng sáng lập của dịch vụ nhắn tin này trở thành tỉ phú với tổng trị giá lên tới 16 tỉ USD.

Có khả năng những tỉ phú ở Apple đang ẩn giấu đằng sau công ty, nơi mà chỉ cần 0,11% cổ phần cũng đã có giá trị tới 10 chữ số. Điều đó có nghĩa là những nhân viên lâu năm như giám đốc thiết kế Jony Ive, đã làm ở đây hơn 2 thập kỷ, có thể sở hữu một khối tài sản khổng lồ.

Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg


Apple

Tim Cook


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.