Việt Nam chế tạo xe tự hành chống phóng xạ, dịch bệnh

Robocar là tên gọi của những robot cải tiến có khả năng tự di chuyển và thực hiện nhiệm vụ được giao, với sự linh hoạt và mức độ “thông minh hóa” cao.

Tám năm qua, GS Nguyễn Thiện Phúccùng đồng nghiệp thuộc Trung tâm nghiên cứu tự động hóa, ĐH Bách Khoa Hà Nộiphát triển thành công nhiều mẫu robocar (xe tự hành) có thể ứng dụng rộng rãitrong đời sống.

Robocar là tên gọi của nhữngrobot cải tiến có khả năng tự di chuyển và thực hiện nhiệm vụ được giao, với sựlinh hoạt và mức độ “thông minh hóa” cao.

Tiền thân của robot tự hành

Xuất phát điểm của robocar là mẫurobot RP, được các thành viên Trung tâm nghiên cứu tự động hóa thiết kế và chếtạo năm 2002.

Đây là mẫu robot phỏng sinh họccó thiết kế giống cánh tay con người, sử dụng cơ cấu pantograph với 2 con trượtdẫn động, có nhiệm vụ phụ việc trong phân xưởng chế tạo cơ khí. Cơ chế hoạt độngcủa robot này khá đơn giản, với một vài thao tác định trước, được lặp đi lặplại.

Robocar là phương án nâng cấp đểrobot RP có thể tự di chuyển trên bánh xe. Hệ thống này gồm cơ cấu robot RP vàcơ cấu xe di chuyển được điều khiển thống nhất bằng các bộ phận cảm biến, thiếtbị xử lý và chương trình phần mềm điều khiển.

Từ phương án này, 2 phiên bảnrobocar RP đã được thiết kế và vận hành, với định hướng ứng dụng trong phânxưởng công nghiệp.

Việt Nam chế tạo xe tự hành chống phóng xạ, dịch bệnh
Robocar RP 01.
Việt Nam chế tạo xe tự hành chống phóng xạ, dịch bệnh
Robocar RP 02

Nhu cầu “thông minh hóa” đã khiếnrobocar RP 02 ra đời. Với nhiều cải tiến về module di chuyển và hệ điều hành,mẫu robocar này có thể thực hiện các thao tác phức tạp hơn nhiều, với định hướngứng dụng được mở rộng.

Robot bước vào cuộc sống

Từ lĩnh vực công nghiệp, robocarbắt đầu thâm nhập lĩnh vực dịch vụ, đòi hỏi mức thông minh và linh hoạt cao hơn.

Các nhóm sản phẩm có tính năng đadạng đã xuất hiện, gồm có: Robocar phục vụ phòng chống dịch bệnh, robocar phụcvụ người tàn tật, ốm đau, robocar địa hình, robocar cảnh vệ, robocar hướng dẫnviên.

GS, TS Nguyễn Thiện Phúc, Giámđốc Trung tâm nghiên cứu tự động hóa, nhận định: "Ngành chế tạo robot đang cónhững thay đổi nhất định để chuyển từ tư duy dùng robot đa năng trong côngnghiệp sang robot chuyên môn hóa phục vụ cuộc sống. Những thế hệ robot mới sẽthông minh hơn, có thể tự xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong quátrình làm việc".

Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Minh, chủnhiệm đề tài “Xe tự hành phục vụ y tế trong môi trường độc hại, nhiễm khuẩnhoặc nhiễm xạ”, các mẫu robocar PHC – 02, BB – 02 và CVT – 01 đã được nghiệmthu tại một số bệnh viện ở Hà Nội như Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Dệt may…

Việt Nam chế tạo xe tự hành chống phóng xạ, dịch bệnh
Robocar Chữ thập đỏ
Việt Nam chế tạo xe tự hành chống phóng xạ, dịch bệnh
Robocar cảnh vệ với sensor hồng ngoại nhìn đêm (trái) và robocar địa hình leo thang (phải)

Theo Hồng Quân
Việt Nam chế tạo xe tự hành chống phóng xạ, dịch bệnh



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.