Viettel “phủ sóng” đầu tư ra nước ngoài!

Là doanh nghiệp viễn thông đầutiên của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và bước đầu đã gặt hái được những thànhcông nhất định nhưng Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho rằng đây mới chỉlà bước đi ban đầu cho mục tiêu trở thành top 10 công ty lớn nhất thế giới trongđầu tư nước ngoài về viễn thông…

Là doanh nghiệp viễn thông đầutiên của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và bước đầu đã gặt hái được những thànhcông nhất định nhưng Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho rằng đây mới chỉlà bước đi ban đầu cho mục tiêu trở thành top 10 công ty lớn nhất thế giới trongđầu tư nước ngoài về viễn thông…

Tại Campuchia, vượt qua rất nhiều“ông lớn” về viễn thông của thế giới đến từ Malaysia, Thái Lan, Thụy Điển đãphải mất nhiều năm mới có “chỗ đứng” thì chỉ sau 6 tháng chính thức kinh doanh,Viettel đã trở thành nhà mạng số 1 về mạng lưới với 42% số lượng trạm BTS, 88%số lượng km cáp quang và số 2 về số thuê bao. Còn tại Lào,  ngay khi khaitrương, Viettel đã đứng số 1 về hạ tầng. 

Viettel “phủ sóng” đầu tư ra nước ngoài!
Tổng giám đốc Hoàng Anh Xuân (thứ 3 từ trái qua) nhấn nút khai trương thương hiệu Metfone tại Campuchia

Chiến lược mà Viettel áp dụng tạicác thị trường này là mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau, là kinh doanh gắnvới trách nhiệm xã hội. Bởi vậy, bên cạnh việc đầu tư rất lớn vào hạ tầng, vớiviệc xây dựng một hạ tầng cáp quang rộng khắp Viettel còn triển khai các chươngtrình xã hội như Internet trường học, điện thoại nông thôn. Sự thích ứng nhanhcủa Viettel khi đầu tư ra nước ngoài còn thể hiện ở chỗ  xây dựng gói cước đadạng với mệnh giá thấp và dịch vụ gia tăng phong phú. Tại Campuchia, giá cướccủa Viettel là tốt nhất, giúp người dân Campuchia tiết kiêm 25% chi phí nhờ cáchtính cước theo từng giây cho tất cả các hướng gọi, kể cả liên mạng và quốc tế.

Từ những thành công ban đầu này“đích ngắm” mà Viettel đang hướng tới trong tương lai gần sẽ là đầu tư vào cácnước ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La tinh. Lãnh đạo Viettel phân tích rằng, cókhoảng 30 công ty đa quốc gia tham gia thị trường này, trong đó số công ty lớnkhoảng 15. Nếu nhìn tổng thể là trên 170 nước và số lượng giấy phép khoảng gần1.000 với 30 công ty cạnh tranh thì đây là thị trường cạnh tranh chưa cao. Chưakể, các nước đang còn cơ hội đầu tư  với mật độ điện thoại dưới 40% là khoảng 60nước, với tổng dân số khoảng 2 tỷ người.

Ông Hoàng Anh Xuân – TGĐ Tập đoànViettel cho biết: “Ngay cả các thị trường với mật độ điện thoại trên 40%, chúngtôi vẫn có thể có cơ hội, vì mật độ bão hòa là 80-100%. Đặc biệt, thị trườngInternet băng rộng toàn thế giới mới đạt 5%, các nước đang phát triển mới đạt1,5%, thì đây chính là cơ hội lớn cho đầu tư nước ngoài”.

“Mặt khác, do khủng hoảng tàichính toàn cầu, nhiều nhà đầu tư đang bán lại các Công ty viễn thông với giágiảm 2-4 lần so với cách đây 2-3 năm. Đây cũng chính là cơ hội cho Viettel thâmnhập các thị trường”, ông Hoàng Anh Xuân đánh giá.

Hiện tại, Viettel đang có một thịphần khiêm tốn, chỉ mới chiếm 0,02% thị trường thế giới nhưng đơn vị này đã đặtmục tiêu cho mình là đến năm 2015 sẽ chiếm khoảng 0,32%, tương đương 3,2 tỷ USD,vùng phủ dân số là 500 triệu dân ở khoảng 10-20 nước.

Theo Báo Đầu Tư



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.