Vô sinh trong... đầu!

“Hãy tạm vứt bỏ mọi công việc, hai vợ chồng đi nghỉ mát vài tuần. Nhớ mang theo chai rượu vang, mọi rắc tối tự biến mất” - nhiều bác sĩ vẫn cho các cặp vợ chồng hiếm muộn lời khuyên như thế. Liệu trạng thái tâm lý người phụ nữ ảnh hưởng đến quá trình “gieo mầm” đứa con mỏi mắt mong chờ? Thực tế cho thấy, với không ít người đẹp, trạng thái tâm lý có thể đóng...

Trong cuốn sách “Những câu chuyện tâm lý trị liệu vô sinh” mới xuất bản của mình, chuyên gia Tâm lý học lâm sàng kiêm bác sĩ Tâm lý trị liệu Ba Lan Bogda Pawelec đã kể lại 10 câu chuyện có thực của những phụ nữ và cặp vợ chồng đã vượt qua tình trạng vô sinh nhờ giải pháp Tâm lý trị liệu.

Câu chuyện thứ nhất: Trong dịch nhờn cổ tử cung của một trong số nữ bệnh nhân được mô tả các bác sĩ kết luận có sự hiện diện của những kháng thể dào thải tinh trùng. Các bác sĩ điều trị đã chỉ định cho đối tượng sử dụng biệt dược có tác dụng giảm thiểu khả năng đề kháng của cơ thể và vô hiệu hóa hoạt động của kháng thể trong dịch nhờn cổ tử cung. Vô hiệu.

Trong thời gian điều trị Tâm lý trị liệu, bác sĩ điều trị phát hiện ra sự thật: Chính những trải nghiệm khắc nghiệt từ thời thơ ấu đã cản trở đối tượng không thể thụ thai. Bố đẻ nữ bệnh nhân từng nhiều năm hành hạ tàn bạo con gái, khiến đối tượng cảm thấy căm thù đàn ông thậm tệ một cách vô thức.

Với không ít người đẹp, trạng thái tâm lý có thể đóng vai trò quyết định đến quá trình "gieo mầm" cho đứa con của mình

Sự tiếp cận những ký ức và giải phóng những cảm xúc tiêu cực đã làm cho rào cản miễn dịch tự biến mất không cần sự can thiệp dược học và đối tượng đã sinh đứa con hoàn toàn khỏe mạnh. “Thực tế điều trị nhiều năm cho thấy: các nguyên nhân về tâm lý thường xuất hiện cùng với các nguyên nhân sinh lý học” – Bác sĩ Bogda Pawelec khẳng định.

Mười năm trước tại Đại học Harward (Mỹ) các nhà khoa học đã nghiên cứu những phụ nữ chữa trị vô sinh và đồng thời bị trầm cảm. Người ta đã chia họ thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất suốt 10 tháng tham gia đều đặn các giờ trị liệu tâm lý. Nửa năm sau 50% trong số họ đã có bầu. Cùng thời gian trong số những bệnh nhân không tham gia chương trình trị liệu trên số có bầu chỉ đạt 18%.

Một trong những mục đích của liệu pháp tâm lý là làm tất cả, để bệnh nhân không cảm thấy có thai là mục đích chính cuộc đời. Thế nên không có gì ngạc nhiên, khi biết rằng hiệu quả cao nhất, một khi đối tượng chữa trị một cách “tình cờ”, không chủ ý.

Thực ra giải thiết cho rằng vô sinh, có nguồn gốc tâm lý từng phổ biến trong những năm 40 và 50 thế kỷ XX. Khi ấy các nhà khoa học cho rằng, những vấn đề tình cảm là nguyên nhân tối thiểu một nửa các rắc rối gây ra vô sinh. Người ta khẳng định, vô sinh có thể bắt nguồn từ những kìm hãm tình dục, thái độ lừng chừng với quyết định có con, những vấn đề xác định giới tính hoặc mặc cảm làm mẹ.

Thế nhưng, cùng với sự phát triển của y học, người ta nhận ra rằng, không ít cặp được chẩn đoán nguyên nhân “vô sinh do yếu tố tâm lý”, thực chất là do những vấn đề mang tính sinh học tự nhiên. Vậy nên giả thiết nguồn gốc tâm lý bị đa số giới nghiên cứu phủ nhận. Hiện nay các nhân tố tâm lý chỉ được xếp vào vị trí quan trọng thứ hai. Tuy nhiên, thực tế một số trường hợp lại đóng vai trò rào cản chính trong nỗ lực có thai của người trong cuộc.

Nhìn chung, các lý do vô sinh vì yếu tố tâm lý nhiều đến mức mỗi bệnh nhân có thể đối đầu với vấn đề khác. Có thể nhìn nhận chúng trong thời thơ ấu, trong những bối cảnh hiện tại trớ trêu hoặc những lo lắng về tương lai. “Nhiều phụ nữ khổ sở vì vô sinh bởi mặc cảm tội lỗi do quá khứ đã từng phá thai và chỉ có thai – sau khi đã xóa tan được mặc cảm tội lỗi” – Giáo sư Anna Lissewska, bác sĩ Tâm lý trị liệu, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Gia đình Ba Lan khẳng định. Cũng thường quan sát được ảnh hưởng của những mối lo sợ vô thức trước sự lệ thuộc và tâm trạng thiếu thiện chí chuyển đổi hoàn toàn vô thức từ trạng thái thỏa mãn độc nhất nhu cầu bản thân sang trạng thái quan tâm đến người khác.

“Phụ nữ đối mặt với vô sinh rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng và trầm cảm nghiêm trọng không khác gì đồng loại không may mắc bệnh ung thư, bị lây nhiễm HIV hoặc bị mắc bệnh mãn tính nào đó” - tạp chí chuyên ngành “Journal of Psychosomatic Obstetrics and Gynecology” cảnh báo hơn chục năm trước.

Những nghiên cứu được mô tả tháng hai 2009 trên tạp chí “Human Reproduction” đã chứng minh rằng, những phụ nữ được chữa trị vô sinh thường có triệu chứng trầm cảm, trong khi những anh chồng của họ đau khổ nhất vì cảm giác thất vọng với hôn nhân và nhàm chán với sinh hoạt tình dục. Tuy nhiên nghiên cứu không lý giải được câu hỏi: “Cuộc vật lộn vất vả phấn đấu có bầu không kết quả đã dẫn đến tình trạng stress và trầm cảm hay ngược lại?”.

Theo Giáo sư Tewes Wischmann, chủ nhiệm khoa Tâm lý học Lâm sàng Đại học Heidelberg, bất luận cái gì là nguyên nhân, cái gì - hệ quả, tất cả các cặp vợ chồng phấn đấu chiến thắng vô sinh đều cần phải có sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý. Cũng theo nhà khoa học này, trong thời gian tiến hành liệu pháp tâm lý, cần phải tập trung nỗ lực tự xoay sở với tình trạng vô sinh và những hệ quả tâm lý của nó như cảm giác có lỗi hoặc ngượng ngùng.

Không khó lý giải ảnh hưởng tiêu cực của stress đối với vô sinh. Cùng một khu vực vỏ não (vùng dưới đồi) đảm đương nhiệm vụ điều chỉnh cả nồng độ các hoócmon giới tính và phản ứng cơ thể với stress. Vì thế, stress có thể làm rối loạn chu kỳ rụng trứng, trường hợp stress nghiêm trọng thậm chí có thể làm mất chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Giáo sư Sarah Berga, Chủ nhiệm Khoa sản Đại học Y khoa Atlanta (Mỹ) chứng minh rằng, stress liên quan đến hoạt động nghề nghiệp dẫn đến tình trạng sụt giảm nồng độ hai hoóc-môn giới tính chủ yếu quyết định quá trình rụng trứng.Cơ thể những phụ nữ không rụng trứng bao giờ cũng có nồng độ hoóc-môn stress – kortyzol trong dịch não tủy cực cao. Stress cũng kích thích vùng chân đồi não bộ sản xuất prolactyn - hợp chất gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Tác động của stress hoặc trầm cảm đối với vô sinh không bắt buộc mang tính trực tiếp. Những cá nhân bị tinh thần căng thẳng hoặc tâm trạng u sầu bao giờ cũng là đối tượng kém gợi tình và thường né tránh “chuyện ấy” - yếu tố giảm thiểu cơ may thụ thai. Stress cũng tạo điều kiện thuận lợi cho tính phàm ăn, trong khi trạng thái dư thừa tế bào chất béo trong cơ thể tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất hoóc môn giới tính.

Khi nào bắt đầu gọi là vô sinh?

- 60% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh nở thụ thai tự nhiên trong thời gian 6 tháng sinh hoạt giường chiếu thường xuyên liên tục (trung bình 4 lần/tuần) không áp dụng biện pháp ngừa thai.

- 20 - 25% tiếp theo toại nguyện sau nửa năm còn lại sinh hoạt vợ chồng thường xuyên, liên tục.

- Với 15 – 20% không có thai sau cả năm sinh hoạt thường xuyên liên tục cần phải thăm khám để phát hiện nguyên nhân.

Nguyên nhân chính vô sinh

1. Những rối loạn trong tiến trình sinh sản (thí dụ rối loạn rụng trứng, ở phụ nữ, tinh trùng kém chất lượng hoặc không có tinh trùng ở đàn ông.

2. Những khuyết tật trong cấu tạo cơ quan sinh sản (thí dụ tình trạng dính, tắc vòi trứng do hậu quả viêm nhiễm, khuyết tật cấu tạo tử cung).

3. Không rõ nguồn gốc chiếm khoảng 20% tổng số các ca vô sinh. Nhiều trường hợp do nguyên nhân tâm lý.

Theo

“Hãy tạm vứt bỏ mọi công việc, hai vợ chồng đi nghỉ mát vài tuần. Nhớ mang theo chai rượu vang, mọi rắc tối tự biến mất” - nhiều bác sĩ vẫn cho các cặp vợ chồng hiếm muộn lời khuyên như thế. Liệu trạng thái tâm lý người phụ nữ ảnh hưởng đến quá trình “gieo mầm” đứa con mỏi mắt mong chờ? Thực tế cho thấy, với không ít người đẹp, trạng thái tâm lý có thể đóng vai trò quyết định.

Trong cuốn sách “Những câu chuyện tâm lý trị liệu vô sinh” mới xuất bản của mình, chuyên gia Tâm lý học lâm sàng kiêm bác sĩ Tâm lý trị liệu Ba Lan Bogda Pawelec đã kể lại 10 câu chuyện có thực của những phụ nữ và cặp vợ chồng đã vượt qua tình trạng vô sinh nhờ giải pháp Tâm lý trị liệu.

Câu chuyện thứ nhất: Trong dịch nhờn cổ tử cung của một trong số nữ bệnh nhân được mô tả các bác sĩ kết luận có sự hiện diện của những kháng thể dào thải tinh trùng. Các bác sĩ điều trị đã chỉ định cho đối tượng sử dụng biệt dược có tác dụng giảm thiểu khả năng đề kháng của cơ thể và vô hiệu hóa hoạt động của kháng thể trong dịch nhờn cổ tử cung. Vô hiệu.

Trong thời gian điều trị Tâm lý trị liệu, bác sĩ điều trị phát hiện ra sự thật: Chính những trải nghiệm khắc nghiệt từ thời thơ ấu đã cản trở đối tượng không thể thụ thai. Bố đẻ nữ bệnh nhân từng nhiều năm hành hạ tàn bạo con gái, khiến đối tượng cảm thấy căm thù đàn ông thậm tệ một cách vô thức.

Với không ít người đẹp, trạng thái tâm lý có thể đóng vai trò quyết định đến quá trình "gieo mầm" cho đứa con của mình

Sự tiếp cận những ký ức và giải phóng những cảm xúc tiêu cực đã làm cho rào cản miễn dịch tự biến mất không cần sự can thiệp dược học và đối tượng đã sinh đứa con hoàn toàn khỏe mạnh. “Thực tế điều trị nhiều năm cho thấy: các nguyên nhân về tâm lý thường xuất hiện cùng với các nguyên nhân sinh lý học” – Bác sĩ Bogda Pawelec khẳng định.

Mười năm trước tại Đại học Harward (Mỹ) các nhà khoa học đã nghiên cứu những phụ nữ chữa trị vô sinh và đồng thời bị trầm cảm. Người ta đã chia họ thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất suốt 10 tháng tham gia đều đặn các giờ trị liệu tâm lý. Nửa năm sau 50% trong số họ đã có bầu. Cùng thời gian trong số những bệnh nhân không tham gia chương trình trị liệu trên số có bầu chỉ đạt 18%.

Một trong những mục đích của liệu pháp tâm lý là làm tất cả, để bệnh nhân không cảm thấy có thai là mục đích chính cuộc đời. Thế nên không có gì ngạc nhiên, khi biết rằng hiệu quả cao nhất, một khi đối tượng chữa trị một cách “tình cờ”, không chủ ý.

Thực ra giải thiết cho rằng vô sinh, có nguồn gốc tâm lý từng phổ biến trong những năm 40 và 50 thế kỷ XX. Khi ấy các nhà khoa học cho rằng, những vấn đề tình cảm là nguyên nhân tối thiểu một nửa các rắc rối gây ra vô sinh. Người ta khẳng định, vô sinh có thể bắt nguồn từ những kìm hãm tình dục, thái độ lừng chừng với quyết định có con, những vấn đề xác định giới tính hoặc mặc cảm làm mẹ.

Thế nhưng, cùng với sự phát triển của y học, người ta nhận ra rằng, không ít cặp được chẩn đoán nguyên nhân “vô sinh do yếu tố tâm lý”, thực chất là do những vấn đề mang tính sinh học tự nhiên. Vậy nên giả thiết nguồn gốc tâm lý bị đa số giới nghiên cứu phủ nhận. Hiện nay các nhân tố tâm lý chỉ được xếp vào vị trí quan trọng thứ hai. Tuy nhiên, thực tế một số trường hợp lại đóng vai trò rào cản chính trong nỗ lực có thai của người trong cuộc.

Nhìn chung, các lý do vô sinh vì yếu tố tâm lý nhiều đến mức mỗi bệnh nhân có thể đối đầu với vấn đề khác. Có thể nhìn nhận chúng trong thời thơ ấu, trong những bối cảnh hiện tại trớ trêu hoặc những lo lắng về tương lai. “Nhiều phụ nữ khổ sở vì vô sinh bởi mặc cảm tội lỗi do quá khứ đã từng phá thai và chỉ có thai – sau khi đã xóa tan được mặc cảm tội lỗi” – Giáo sư Anna Lissewska, bác sĩ Tâm lý trị liệu, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Gia đình Ba Lan khẳng định. Cũng thường quan sát được ảnh hưởng của những mối lo sợ vô thức trước sự lệ thuộc và tâm trạng thiếu thiện chí chuyển đổi hoàn toàn vô thức từ trạng thái thỏa mãn độc nhất nhu cầu bản thân sang trạng thái quan tâm đến người khác.

“Phụ nữ đối mặt với vô sinh rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng và trầm cảm nghiêm trọng không khác gì đồng loại không may mắc bệnh ung thư, bị lây nhiễm HIV hoặc bị mắc bệnh mãn tính nào đó” - tạp chí chuyên ngành “Journal of Psychosomatic Obstetrics and Gynecology” cảnh báo hơn chục năm trước.

Những nghiên cứu được mô tả tháng hai 2009 trên tạp chí “Human Reproduction” đã chứng minh rằng, những phụ nữ được chữa trị vô sinh thường có triệu chứng trầm cảm, trong khi những anh chồng của họ đau khổ nhất vì cảm giác thất vọng với hôn nhân và nhàm chán với sinh hoạt tình dục. Tuy nhiên nghiên cứu không lý giải được câu hỏi: “Cuộc vật lộn vất vả phấn đấu có bầu không kết quả đã dẫn đến tình trạng stress và trầm cảm hay ngược lại?”.

Theo Giáo sư Tewes Wischmann, chủ nhiệm khoa Tâm lý học Lâm sàng Đại học Heidelberg, bất luận cái gì là nguyên nhân, cái gì - hệ quả, tất cả các cặp vợ chồng phấn đấu chiến thắng vô sinh đều cần phải có sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý. Cũng theo nhà khoa học này, trong thời gian tiến hành liệu pháp tâm lý, cần phải tập trung nỗ lực tự xoay sở với tình trạng vô sinh và những hệ quả tâm lý của nó như cảm giác có lỗi hoặc ngượng ngùng.

Không khó lý giải ảnh hưởng tiêu cực của stress đối với vô sinh. Cùng một khu vực vỏ não (vùng dưới đồi) đảm đương nhiệm vụ điều chỉnh cả nồng độ các hoócmon giới tính và phản ứng cơ thể với stress. Vì thế, stress có thể làm rối loạn chu kỳ rụng trứng, trường hợp stress nghiêm trọng thậm chí có thể làm mất chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Giáo sư Sarah Berga, Chủ nhiệm Khoa sản Đại học Y khoa Atlanta (Mỹ) chứng minh rằng, stress liên quan đến hoạt động nghề nghiệp dẫn đến tình trạng sụt giảm nồng độ hai hoóc-môn giới tính chủ yếu quyết định quá trình rụng trứng.Cơ thể những phụ nữ không rụng trứng bao giờ cũng có nồng độ hoóc-môn stress – kortyzol trong dịch não tủy cực cao. Stress cũng kích thích vùng chân đồi não bộ sản xuất prolactyn - hợp chất gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Tác động của stress hoặc trầm cảm đối với vô sinh không bắt buộc mang tính trực tiếp. Những cá nhân bị tinh thần căng thẳng hoặc tâm trạng u sầu bao giờ cũng là đối tượng kém gợi tình và thường né tránh “chuyện ấy” - yếu tố giảm thiểu cơ may thụ thai. Stress cũng tạo điều kiện thuận lợi cho tính phàm ăn, trong khi trạng thái dư thừa tế bào chất béo trong cơ thể tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất hoóc môn giới tính.

Khi nào bắt đầu gọi là vô sinh?

- 60% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh nở thụ thai tự nhiên trong thời gian 6 tháng sinh hoạt giường chiếu thường xuyên liên tục (trung bình 4 lần/tuần) không áp dụng biện pháp ngừa thai.

- 20 - 25% tiếp theo toại nguyện sau nửa năm còn lại sinh hoạt vợ chồng thường xuyên, liên tục.

- Với 15 – 20% không có thai sau cả năm sinh hoạt thường xuyên liên tục cần phải thăm khám để phát hiện nguyên nhân.

Nguyên nhân chính vô sinh

1. Những rối loạn trong tiến trình sinh sản (thí dụ rối loạn rụng trứng, ở phụ nữ, tinh trùng kém chất lượng hoặc không có tinh trùng ở đàn ông.

2. Những khuyết tật trong cấu tạo cơ quan sinh sản (thí dụ tình trạng dính, tắc vòi trứng do hậu quả viêm nhiễm, khuyết tật cấu tạo tử cung).

3. Không rõ nguồn gốc chiếm khoảng 20% tổng số các ca vô sinh. Nhiều trường hợp do nguyên nhân tâm lý.



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.