1001 cách "ăn cắp" thời gian ở công sở

Đối với nhiều nhân viên văn phòng, khoảng thời gian 8 giờ làm việc có vẻ như quá dài và hơi “lãng phí” nếu chỉ làm việc cơ quan. Vì thế, họ đã nghĩ ra cách “một công đôi việc”, kết hợp việc công việc tư vô cùng “sáng tạo” trong một ngày làm việc.

Hằng ngày, Tú đến cơ quan đúng giờ, mở cửa phòng,bật điện, bật điều hòa rồi… đi chợ. Rồi cũng ngay tại cơ quan, cô nhặt rau, mổcá, tẩm ướp tinh tươm, đến gần giờ về thì xào nấu.

Đối với nhiều nhân viên văn phòng, khoảng thời gian8 giờ làm việc có vẻ như quá dài và hơi “lãng phí” nếu chỉ làm việc cơ quan. Vìthế, họ đã nghĩ ra cách “một công đôi việc”, kết hợp việc công việc tư vô cùng“sáng tạo” trong một ngày làm việc.

1001 cách "ăn cắp" thời gian ở công sở

 “Một công đôi việc”, vừa làm họ vẫn có thể tranh thủ đi sắm đồ

Làm nội trợ ngay tại cơ quan

Chị Vân làm ở phòng hành chínhcủa một viện nghiên cứu, công việc khá nhàn nhã, chuyển công văn tài liệu chosếp xong thì chỉ việc trực tại văn phòng. Nghe nhạc, chơi game mãi cũng chán,Vân nghĩ ra việc mua len về học đan để giết thời gian. Sau một thời gian, taynghề của chị đã “lên hạng” đáng kể.

Chị đan được khăn áo, mũ cho các con rồi bạnbè, người thân, con của bạn bè, người thân... Có lần, sếp bảo Vân đánh máy mộtvăn bản để chuẩn bị đi họp nhưng đang dở tay đan, chị nghĩ để đấy chút nữa làm.Quá mải mê với những sợi len, chị quên khuấy mất việc sếp giao. Đến giờ họp, sếpxuống lấy công văn thì Vân mới giật thót mình vì chưa gõ được chữ nào…

Cũng là một người “tham công tiếcviệc”, Minh Tú thường tranh thủ làm việc nhà tại cơ quan. Tú là nhân viên thínghiệm trong một công ty khảo sát xây dựng. Công việc của cô vài tháng mới cómột đợt bận rộn, khi các đoàn khảo sát đi công tác mang mẫu về. Thời gian cònlại chỉ là những việc “lâu dài”, hôm nay làm không xong thì để ngày mai.

Hằng ngày, Tú vẫn đến cơ quanđúng giờ, mở cửa phòng, bật điện, bật điều hòa rồi… đi chợ. Sau 30 phút dạo vòngquanh chợ chọn rau, mua cá, cô mới đủng đỉnh xách về phòng. Phòng thí nghiệmđược trang bị đầy đủ cả vòi nước, bếp đun, tủ lạnh phục vụ chuyên môn nên càng“tiện đủ đường”.

Tú có thể nhặt rau, mổ cá, tẩm ướp tinh tươm ngay tại phòng rồicho vào tủ lạnh, xong xuôi cũng là khi Tú kết thúc buổi sáng làm việc của mình.Chiều, đến gần giờ về, cô mang thức ăn đặt lên bếp nấu chín, cho vào hộp.

Còn nhóm nhân viên nữ ở một cơquan trên đường Trung Kính (Cầu Giấy) lại thường tranh thủ muối kim chi tại vănphòng. Đến cơ quan này vào buổi sáng sẽ thấy không khí rất nghiêm túc, phòng nàophòng ấy đóng cửa bật đèn im ắng.

Nhưng nếu đi vòng vào khu bếp sẽ thấy một nhómgần chục người, góc nọ một chị đang ngồi nhặt rau bí, góc kia một chị đang cắtrâu tôm… Ai không biết sẽ thắc mắc sao cơ quan có vài chục người mà đông nhânviên nhà bếp thế, lại toàn mặc váy công sở đi nấu ăn? Nhưng thực ra các chị đangchuẩn bị thực phẩm cho gia đình mình.

"Cơ quan ở gần chợ lớn, thứcăn vừa tươi vừa rẻ, công việc lại không bận lắm nên bọn mình mới rủ nhau đi chợvà làm luôn để chiều về nhà đỡ vội", chị An, một trong số nhân viên đó, chobiết: An cũng khoe, thỉnh thoảng mấy chị em còn làm chung cả kim chi, dưa cà rồichia nhau mang về: “Những món đó nếu làm ở nhà thì kích rích, lại mất nhiều thờigian, tranh thủ làm ở cơ quan tiện hơn nhiều”, An giải thích.

Sếp cũng "ăn bớt" thời gian

Là sếp phó, hầu hết các công việcchính, quan trọng đều do sếp trưởng trực tiếp giải quyết nên anh Khánh (cơ quanở phố Kim Mã, Hà Nội) hằng ngày chỉ là “ngồi chơi, xơi nước, chờ thời”. Ngoàimấy việc lặt vặt, không mấy quan trọng mà sếp trưởng “nhường” lại thì anh chỉngồi phòng máy lạnh chơi “bắn bi”, “đào vàng”. Ngồi mãi cũng…chán, Khánh theomấy người bạn lên sàn chứng khoán vài lần rồi say luôn.

Từ đó, phần lớn thời gian trongngày Khánh “cắm rễ” ở đây. Anh thông báo đi gặp đối tác nhưng ra khỏi cổng cơquan là thẳng tiến… lên sàn. Việc “đi gặp đối tác” của Khánh chỉ bị phát hiệnkhi một lần cơ quan có kiểm tra đột xuất từ cấp trên, tìm mãi không thấy sếp phóđâu, gọi điện cũng không nghe máy. Trưởng phòng hành chính nhớ ra có lần cũng đãđược sếp cho... đi theo, bèn lên tận sàn chứng khoán tìm thì mới mời được sếp vềhọp.

Với nhiều sếp khác, chuyện dùngthời gian làm việc để “thưởng” trà, uống cafe hay vào mạng chat, chơi game…không có gì lạ.

Mỗi người một lý do

Những người thích làm việc tư vàothời gian “công” thường chống chế rằng khối lượng công việc của họ trong ngàychỉ có thế, nên chuyện kết hợp giải quyết việc riêng là “tiết kiệm thời gian”chứ chẳng có gì sai. Theo Minh Tú, những khi không có mẫu thí nghiệm, đến cơquan cô cũng chỉ đi ra đi vào cho hết buổi làm. Vì thế, cô có làm việc riêngcũng không ảnh hưởng gì đến công việc cơ quan.

1001 cách "ăn cắp" thời gian ở công sở

Ảnh minh họa

Anh Thành Nam, công chức trongmột đơn vị hành chính tại quận Hoàng Mai thì lại đổ lỗi cho sếp… quan liêu,không sâu sát: “Các sếp toàn ngồi phòng lạnh, đóng kín cửa, gặp sếp còn khóchứ nói gì đến chuyện sếp để ý đến nhân viên bọn tôi, nên việc tụ tập, tán dóchay đi uống café cả buổi cũng chẳng bị ai nhắc”. Với cơ quan của chị An thìđiều này cũng có phần đúng, bởi khi hỏi vị thủ trưởng cơ quan, ông rất ngạcnhiên, không hề biết có chuyện nhân viên dưới quyền “đi chợ, nấu ăn” ngay tronggiờ làm việc.

Chị Mai Anh, làm việc trong mộtcông ty truyền thông trên đường Trường Chinh thì cho rằng, trong giờ làm, việcdành ra một khoảng thời gian ngắn để thư giãn như chat với bạn hay "nghía" vàitrang web cũng giúp giảm bớt căng thẳng. Điều đó sẽ rất tốt để khi tiếp tục,công việc sẽ trôi chảy hơn nhiều. “Tuy nhiên, nếu đi uống cà phê cả tiếng hayngồi chat cả buổi thì đúng là không thể chấp nhận được”, chị Mai Anh nói.

Còn dưới góc nhìn của các sếp thìvấn đề này liên quan chủ yếu đến ý thức làm việc của nhân viên. Theo ông NguyễnTrần Khải, Giám đốc công ty Cổ phần sản xuất xây dựng Hải Long (Xuân Mai, Hà Nội),nhiều công chức thường có ý nghĩ rất “ỳ” rằng công việc của họ hôm nay chưa làmthì để đến mai cũng chẳng chết ai.

Đến kỳ họ vẫn lĩnh lương đều đều theo đúng hệsố, làm ít hay làm nhiều cũng thế nên chả vội gì: “Có thể khẳng định tìnhtrạng lợi dụng giờ hành chính để làm việc riêng xảy ra chủ yếu ở các cơ quan nhànước với chế độ hưởng lương theo ngân sách. Còn với các đơn vị trả lương theohiệu quả công việc thì đố nhân viên nào dám thế".

Chị Hà, phụ trách marketing củaeBay.vn (Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội), cho biết ở công ty chị, sếp không cầnquản lý thời gian của nhân viên nhưng hằng tháng, mỗi bộ phận phải đăng ký chỉtiêu công việc, cuối tháng dựa trên mức độ hoàn thành để tính lương. Sếp đã tínhtoán kỹ, muốn thực hiện được chỉ tiêu đó thì phải tiêu tốn ít nhất 8h mỗi ngày.“Như tôi mỗi ngày dùng 8h trên công ty thực sự chưa đủ để giải quyết hết mọiviệc, chứ đừng nói làm việc riêng".

Theo Nam Thi
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.