7 điều tuyệt đối không nói khi xin nghỉ việc

Chúng ta không nên nói những lời mỉa mai trước khi rời bỏ chỗ làm, và càng không nên nói những lời nguyền rủa cay nghiệt.

Chúng ta không nên nói những lời mỉa mai trước khi rời bỏ chỗ làm, và càng không nên nói những lời nguyền rủa cay nghiệt.

Đừng nghĩ qua cầu có thể rút ván và phát ngôn như rút hết ruột gan ra khi phỏng vấn nghỉ việc. Bạn chẳng được lời gì từ việc nói xấu đồng nghiệp hay phàn nàn về môi trường làm việc của mình nữa. Hãy luôn giữ thái độ bình tĩnh, trả lời những câu hỏi cần thiết và tránh nói những điều sau đây.

1. “Tôi thực sự chưa bao giờ thích (nhân viên A)” hoặc (Nhân viên A) chưa bao giờ đối xử tốt với tôi”

Vì nhiều lý do khác nhau mà bạn quyết định nghỉ việc. Nhưng hãy nghĩ khi bạn gia nhập công ty, bạn phải đặt công việc lên hàng đầu. Vậy, khi nghỉ việc hãy lấy lý do liên quan đến công việc để ra đi. Ví dụ, bạn có thể lấy lý do nghỉ việc là thay đổi môi trường làm việc hoặc có dự định nghề nghiệp khác. Các lý do cá nhân như ghét bỏ ai chỉ cho thấy bạn là người không biết điều hòa các mối quan hệ nơi công sở.

Những điều cấm kỵ nói khi phỏng vấn nghỉ việc

2. “Chúc công ty vận hành tốt mà không có tôi”

Nếu bạn làm việc và cống hiến cho công ty hiện tại một cách chân thành, hãy ra đi một cách tử tế như lúc mới đến. Hãy chúc công ty phát triển, chúc sếp khỏe mạnh và chúc đồng nghiệp vui vẻ. Những lời nói mỉa mai như “Chúc công ty vận hành tốt mà không có tôi” chỉ cho biết bạn là người nhỏ mọn và không đáng tin cậy.

3. “Công ty này giống như một con tàu đang chìm”

Chúng ta không nên nói những lời mỉa mai trước khi rời bỏ chỗ làm, và càng không nên nói những lời nguyền rủa cay nghiệt. Điều này chỉ khiến bạn bị tăng huyết áp, người phỏng vấn bạn nhìn bạn bằng một con mắt và ai đó ở công ty mới có thể biết bạn là người cần cảnh giác.

Những điều cấm kỵ nói khi phỏng vấn nghỉ việc

4. “Tôi thực sự ghét…”

Môi trường công sở không dễ dàng chấp nhận những phát ngôn thiếu tính xây dựng như “Tôi ghét…”, “Tôi căm thù…”, “Tôi không thể chấp nhận….”. Dù bạn đang chuẩn bị ra đi, bạn đừng nghĩ bạn không còn gì để mất và nói chuyện mất kiểm soát. Hãy cố gắng bình tĩnh để cất giữ những lời nói tiêu cực ra ngoài. Thay vào đó, im lặng trả lời những câu hỏi cần thiết với thái độ tôn trọng và lịch sự.

5. “Đây là công ty tồi nhất mà tôi từng làm”

Sau khi nói câu này xong, coi như bạn vừa đóng sập các cơ hội quay trở về công ty. Hơn thế nữa, nếu công ty mới gọi điện hỏi về bạn ở công ty cũ, chắc chắn bạn gặp bất lợi khi nhận được những lời nhận xét không hay từ họ.

6. “Công việc mới của tôi vô cùng tuyệt vời”

Bạn đừng vội vui mừng và hả hê khi giới thiệu chỗ làm mới của mình với người phỏng vấn nghỉ việc. Đây là cách bạn tiết lộ đối thủ cạnh tranh với công ty của bạn và khiến người phỏng vấn bạn không hề thoải mái một chút nào.

7 điều tuyệt đối không nói khi xin nghỉ việc

7. “Tôi không có bình luận gì cả”

Đừng quá kiệm lời. Bạn không nói gì đồng nghĩa với việc bạn tỏ thái độ không hợp tác trả lời phỏng vấn. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến cách sử dụng ngữ điệu và âm lượng khi nói để không bị hiểu lầm rằng bạn đang có thái độ không cởi mở.

Thay lời kết

Khi bạn viết đơn nghỉ việc, hãy chuẩn bị tâm thế để được mời họp mặt bất cứ lúc nào. Có thể, sếp hoặc người phụ trách nhân sự sẽ hỏi bạn về các lý do bạn nghỉ việc và thăm dò ý kiến của bạn. Nếu họ thực sự muốn giữ bạn ở lại, họ sẽ hỏi bạn nhiều, thương lượng và bổ sung nhiều quyền lợi cho bạn. Nếu họ không muốn giữ bạn, cuộc nói chuyện và bàn giao công việc chắc sẽ nhanh gọn hơn. Nhưng, dù mọi thứ có diễn ra theo chiều hướng nào, hãy luôn tỏ thái độ tôn trọng và kiềm chế cảm xúc khi phát ngôn. Điều này có thể khiến bạn được đánh giá cao, được tôn trọng trở lại và tạo thuận lợi cho bạn ở chỗ làm mới.

Theo Emdep

thời trang công sở


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.