Bí quyết thích nghi với sếp mới

Trong sự nghiệp, bạn có thể phải trải qua nhiều lần thay đổi sếp. Mỗi lần như vậy, sẽ có thêm nhiều thử thách cũng như cơ hội mới. Để tránh bỡ ngỡ và lạ lẫm trước cách lãnh đạo hoàn toàn khác, hãy tập thích nghi với sếp.

Trong sự nghiệp, bạn có thểphải trải qua nhiều lần thay đổi sếp. Mỗi lần như vậy, sẽ có thêm nhiều thửthách cũng như cơ hội mới. Để tránh bỡ ngỡ và lạ lẫm trước cách lãnh đạohoàn toàn khác, hãy tập thích nghi với sếp.

Dưới đây là một số lờikhuyên:

1. Chủ động

Để thích nghi với sếp mới,điều quan trọng nhất bạn cần làm là tìm hiểu phong cách quản lí, lãnh đạocũng như mong chờ của họ về vị trí của bạn. Đừng chờ đợi sếp tổ chức cuộcgặp mặt và nói thẳng những thông tin đó, hãy chủ động và dành thời gian đểtìm hiểu người quản lí mới của bạn.

Bí quyết thích nghi với sếp mới

Jean Kelly, chủ tịch một côngty tư vấn lãnh đạo, cho biết: “Nhân viên nên là người chủ động tìm hiểu sếpmới. Bạn nên sắp xếp một cuộc họp nhỏ, chuẩn bị một số câu hỏi cho sếp như:“Thách thức lớn nhất trong công việc họ phải đối mặt thời gian vừa qua và đãvượt qua thế nào?”, “Họ đánh giá nhân viên ra sao?”, “Họ thấy nhân viên cấpdưới có vai trò như thế nào trong thành công của mình?”… Ngoài ra, đừng quênnhững câu hỏi thông thường như số điện thoại nhà, di động để tiện liên lạc”.

Học phong cách giao tiếp củasếp cũng là điều quan trọng. Nó có thể rất khác so với sếp cũ của bạn. Dùsếp cũ của bạn suồng sã gọi với từ phòng mình và đặt ra câu hỏi cho nhânviên, nhưng sếp mới có thể nghi thức hơn bằng cách gọi điện thoại hoặc gửiemail trực tiếp tới nhân viên. “Bạn nên tìm hiểu phong cách giao tiếp, làmviệc và lãnh đạo của sếp mới để công việc của mình diễn ra trôi chảy, hiệuquả hơn”, Jay Block - tác giả cuốn sách “101 cách để tìm việc thành côngtrong thời kì khủng hoảng” - đưa ra lời khuyên.

2. Chấp nhận những thayđổi

Có sếp mới thường chỉ là sựkhởi đầu của những thay đổi. Tuỳ thuộc vào tính cách và mục tiêu của sếpmới, anh/chị ấy có thể đặt ra sự thay đổi về cấu trúc nhân viên, các cuộchọp, mục tiêu khái quát của từng phong ban.

“Nếu bạn có sếp mới đến vàmuốn thay đổi nhiều dự án bạn đang thực hiện, bạn phải quản lí bản thânthông qua những thay đổi đó”, Beth Banks Cohn - tác giả cuốn sách “Quản líbản thân trong thời kì bất ổn” - nói.

“Họ không làm vậy vì bạn làmkhông tốt công việc của mình, họ làm vậy vì cho rằng những thay đổi đó sẽgiúp công ty đi lên. Đừng suy diễn một cách cá nhân và học cách kiểm soátcảm xúc của bạn”. Do đó, đừng vội phản đối kịch liệt và phê phán khi sếp canthiệp sâu vào công việc của bạn.

3. Tận dụng lợi thế củanhững cái mới

Sếp mới đến có thể là thờiđiểm thích hợp để bắt đầu mọi thứ một cách mới mẻ, đặc biệt nếu họ ở ngoàitổ chức của bạn hoặc bạn đang bắt đầu công việc mới ở công ty mới”. Kelleynói: “Đây là cơ hội tốt để bạn xây dựng lại thương hiệu cho bản thân. Đặcbiệt nếu bạn đã không hoà hợp với sếp cũ của mình, hãy bắt đầu mối quan hệvới sếp mới theo hướng tích cực hơn”.

“Có một sếp mới mang đến nhiều điểm tíchcực”, Banks Cohn nhấn mạnh. “Đó có thể là chất xúc tác để bạn tiến lênphía trước theo cách bạn chưa từng nghĩ tới. Quá quen thuộc với một sếptrong một thời gian dài sẽ khiến bạn thấy thoải mái nhưng đôi khi lànhàm chán. Một sếp mới có thể tạo ra nhiều cơ hội cho bạn, thử sức nhữngđiều mới mẻ theo các cách khác biệt”.
 

Theo Bí quyết thích nghi với sếp mới



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.