Dân công sở rủ nhau đi múa cột

Tan giờ làm, chị Huyền và chị Hạnh vội vã rời cơ quan, phóng thẳng xe tới phố Bà Triệu. Thay bộ đồ tập mát mẻ, hai người bắt đầu uốn mình khởi động màn múa cột theo điệu nhạc rap sôi động.

Tan giờ làm, chị Huyền và chịHạnh vội vã rời cơ quan, phóng thẳng xe tới phố Bà Triệu. Thay bộ đồ tập mátmẻ, hai người bắt đầu uốn mình khởi động màn múa cột theo điệu nhạc rap sôiđộng.

6 rưỡi tối, lớp học múa cộthơn chục người đã có mặt gần đủ. Tất cả các thành viên đều vừa từ chỗ làmtới, nhưng không ai tỏ vẻ mệt mỏi.

Chị Minh Hạnh, 29 tuổi (nhânviên một công ty nhà đất của Nhật tại Việt Nam) cho biết, vốn ưa hoạt động,từng học khiêu vũ cổ điển nên ngay khi nghe nói tại Hà Nội có lớp dạy múacột, chị đăng ký học ngay. Càng tập chị càng thích vì thấy mình khỏe ra vàđặc biệt là gợi cảm hẳn lên.

Dân công sở rủ nhau đi múa cột

Pole dance có những động tác uyển chuyển như múa

Còn chị Huyền, làm cùng cơquan chị Hạnh, dù đã có gia đình và khá bận rộn, nhưng nghe cô bạn rủ rê nêncũng tranh thủ đến phòng tập. "Công việc của mình phải ngồi suốt ngày,người ù lỳ, mệt mỏi nên muốn luyện tập môn gì đó. Mấy buổi đầu học múa chưaquen, tay chân đau nhức, đầu gối nhiều hôm bầm tím, nhưng vẫn thích",chị kể.

Hai chị là những thành viênđầu tiên của khóa học múa cột tại một cơ sở tại Bà Triệu và sắp "tốtnghiệp". "Học xong khóa này chúng tớ sẽ tiếp tục học nâng cao", chịHạnh hồ hởi nói.

Múa cột thể thao (pole dance)là một môn tập rèn luyện sức khỏe xuất hiện từ khoảng những năm 1920 tại Mỹvà đến nay đã khá phổ biến tại nhiều nước. Múa cột có mặt tại Hà Nội và SàiGòn từ năm 2010. Bộ môn này giúp cho người tập luyện tăng sự dẻo dai, sứckhỏe, cải thiện vóc dáng, nhưng nhắc tới nó, nhiều người vẫn coi là khôngđứng đắn, khêu gợi, chỉ có ở các bar, sàn, nơi múa thoát y...

Cũng vì lý do này mà khôngkhông ít chị em dù say mê tập luyện nhưng vẫn cảm thấy ngại ngần không muốnđể người quen biết.

Chị Bích, 36 tuổi (Hoàn Kiếm,Hà Nội) cho biết, chị đã tập múa cột được hơn hai tháng và cảm thấy vô cùnghứng thú. Dù vậy, hầu như chỉ có một số ít bạn thân mới biết được "bí mật"này. Mỗi lần đi tập, chị chỉ dám nói với chồng và cô con gái 14 tuổi là "đithể dục".

"Mình nghĩ đây là một mônluyện thể hình rất hay, giúp mình có một cơ thể săn chắc, lại cảm thấy tựtin, quyến rũ hơn. Nhưng bởi nhiều người xung quanh không nghĩ như vậy, nênmình ngại nói. Mình làm ở một cơ quan nhà nước, đồng nghiệp đa số là ngườilớn tuổi, nếu họ biết mình học môn này, chắc chắn sẽ thấy thật khủng khiếp",chị Bích kể.

Từng học múa bụng (bellydance) hơn một năm rồi chuyển sang múa cột ngay khi có khóa học đầu tiên tạiHà Nội, chị Ngọc, 28 tuổi (Thanh Xuân, Hà Nội) thổ lộ, chị không ngại dưluận hay người khác nghĩ sai về mình khi học bộ môn mới này, nhưng lại sợ bốbiết.

"Mình khoe cả cơ quanchuyện đi tập. Mẹ mình cũng biết và rất ủng hộ vì muốn con gái có dáng"chuẩn". Thế nhưng mình không bao giờ dám ho he với bố vì ông hơi "cổ", nếubiết mình tập cái này chắc chắn sẽ có chuyện động trời", chị nói.

Tuy nhiên, cũng có không ítchị em cảm thấy rất thoải mái và tự tin khi chọn múa cột là cách rèn luyệnvóc dáng vì được sự cổ vũ của người thân.

Thùy Dương, 24 tuổi, nhânviên một công ty truyền thông ở Ba Đình, Hà Nội kể, anh xã chị rất hào hứngvới việc vợ đi tập múa cột. "Anh ấy bảo, vợ thích gì thì cứ tập, sexycũng tốt, chỉ cần vợ chỉ múa cho chồng xem là được", Dương tếu táo. Từngcó thời gian học ở nước ngoài nên Dương biết đến bộ môn múa cột từ khá lâuvà có tư tưởng khá thoải mái về việc này. "Sao lại phải ngại ngùng khilàm cho mình trở nên đẹp hơn, yêu đời hơn, quyến rũ hơn", cô chia sẻ.

Dân công sở rủ nhau đi múa cột

Pole dance có nhiều động tác khó nên người tập phải thực hiện từ từ và tùy theo tình trạng sức khỏe

Chị Đỗ Phương Liên, giáo viêndạy múa cột tại Hà Nội cho biết, đa số học viên luyện tập bộ môn này là dânvăn phòng, số ít là sinh viên hoặc làm nghề tự do. Hiện tại, mỗi tháng, có 5lớp học múa cột tại cơ sở này, cả buổi trưa và buổi tối, mỗi lớp vài chụcthành viên, ở nhiều lứa tuổi, từ 18-20 tới 45-50.

Theo chị Phương Liên, phầnlớn những người tới tập múa cột vốn đã rất quan tâm đến vẻ ngoài, từng luyệntập các môn thể thao, rèn luyện thể hình khác như earobic, dancesport, ballydance... Chị cho biết điểm đặc trưng của múa cột là có tính đa dạng, kết hợpcả các động tác thể thao (xoay, trèo, nhào lộn...) lẫn vũ đạo uyển chuyển,hoạt động mọi bắp cơ từ tay, chân, đùi, eo, hông... nên ngoài tác dụng rènluyện sức khỏe, vóc dáng còn tạo vẻ sexy, vì thế rất thu hút chị em.

Pole dance có nhiều động táckhó nên người tập phải thực hiện từ từ và tùy theo tình trạng sức khỏe. Vớinhững động tác nhạy cảm, nhiều chị em khi mới học còn ngại ngùng, dè dặtnhưng dần dần thoải mái bộc lộ, thậm chí còn sáng tạo rất gợi cảm.

"Phụ nữ là phái đẹp, phụnữ sinh ra đã mang sẵn vẻ gợi cảm, hấp dẫn và hầu như ai cũng thích mình nhưvậy, nhưng có thể vì môi trường sống, cách giáo dục... nên nhiều người engại, không dám bộc lộ. Học pole dance chỉ đơn giản là học cách yêu cơ thể,sử dụng cơ thể như một thứ ngôn ngữ quyến rũ, còn việc dùng nó vào đâu là dotính cách của mỗi người", chị Liên chia sẻ.

Theo Minh Thùy
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.