"Gia đình trị" nơi công sở

Mỗi tháng, hội bạn thân gồm những "nữ quái công sở" thường họp mặt cà phê tán gẫu. Khác với những lần trước, buổi tụ tập lần này bỗng chốc trở thành "chuyên đề" than vãn chuyện bực mình nơi công sở. Mỗi người một câu, thi nhau tuôn một loạt bức xúc đã kìm nén bấy lâu. Vấn đề kỳ này là "gia đình trị trong công sở".

Mỗi tháng, hội bạn thân gồmnhững "nữ quái công sở" thường họp mặt cà phê tán gẫu. Khác với những lầntrước, buổi tụ tập lần này bỗng chốc trở thành "chuyên đề" than vãn chuyệnbực mình nơi công sở. Mỗi người một câu, thi nhau tuôn một loạt bức xúc đãkìm nén bấy lâu. Vấn đề kỳ này là "gia đình trị trong công sở".

Mai Ly hiện làm PR cho mộtcông ty ở Bình Dương thở dài kể: "Tức không chịu nổi, tôi phụ trách PR -Marketing, cố vắt óc nghĩ ra những ý tưởng chỉ để qảng bá hình ảnh sản phẩm.Bao nhiêu dự án trình lên đều được sếp tổng tấm tắc gật đầu nhưng đem qua"cửa ải duyệt chi" của phòng kế toán là y như rằng "không khả thi vì kinhphí vượt ngân sách". Ấy vậy mà tôi yêu cầu lập ngân sách cho phòng marketingđể biết đường chạy dự án thì phòng kế toán lại ỡm ờ. Tôi trình ngược lạisếp, sếp bảo chờ định hướng mới rồi giám đốc tài chính sẽ quyết định. Giámđốc tài chính kế toán là "sân sau" của sếp. Muốn quảng bá, muốn chạy eventmà không ra ngân sách thì tôi làm được  gì? Chả lẽ bỏ tiền túi ra làm? Thếnên cứ chờ, nhân viên sales thì quay sang gào thét rằng tụi tôi thật là vôtích sự!".

Ngọc Vân - admin hành chánhnhân sự tiếp lời trong chán nản: "Bực bằng mình không lúc nào cũng dướiquyền một "hình nhân" đúng nghĩa. Trưởng phòng hàng ngày chẳng làm gì ngoàiviệc xách laptop vào ngồi lướt net. Tất cả công việc đổ dồn lên mình và mộtcon bé mới ra trường. Việc nhỏ thì đẩy cho mình, việc lớn thì đưa sang tổnggiám đốc quyết định. Ngay cả họp hành, tuyển dụng nhân sự, đào tạo ngườimới, ký tá văn bản mình đều làm tất. Mình mệt mỏi với công việc "đầu tàu" màlương "cuối tàu". Nhờ sếp lớn giải quyết á, đừng mơ vì sếp mình là... emtrai của sếp lớn!".

"Gia đình trị" nơi công sở

Ảnh minh họa

Ngồi nghe các nàng trần tình,tôi cũng ngẫm và cười cho mình vì cái cảnh "công ty gia đình" với tôi cũngkhông mấy xa lạ. Vừa ra trường, tôi xin được chân nhân viên sale của mộtcông ty quảng cáo. Nếu làm sale ở một công ty tư nhân bình thường, bạn vấtvả một khi phải cạnh tranh với nhân viên khác để bảo vệ hợp đồng và quyềnlợi thì ở công ty này, tôi vất vả đến... mười khi nhìn đâu cũng thấy anh em,bà con, người nhà với trưởng phòng sales.

Khi thì "khách hàng ấy là doem trai sếp phụ trách", "agency kia là do cháu của vợ sếp chăm sóc"... Chămsóc khách hàng nhưng vẫn hợp đồng ký về thì người khác lãnh hoa hồng làchuyện thường ngày.. Đến khi tôi được sếp đích danh gọi vào phòng riêng vìkhông đạt được doanh số, tôi chết lặng với phát biểu của anh ta "Rấttiếc, em không phải bà con gì nên anh khó hỗ trợ hay giữ em lại".

Thế mới thấy cái câu "nhấtthế - nhì thân" hoàn toàn đúng. Không chỉ có tôi, nhóm bạn của tôi mà cảnhững ai đang đọc trang bài này chắc hẳn cũng đôi lần khó chịu vì "chínhsách gia đình trị nơi công ty".

Đứng trên vai trò là chủdoanh nghiệp, đương nhiên bạn muốn tạo điều kiện làm việc cho người thân vàhọ cũng đáng tin cậy hơn người lạ. Tuy nhiên bên cạnh đó có những tiêu cựccông sở mà bạn không thể giải quyết thẳng tay vì hai tiếng "người nhà"? Tìnhtrạng bè cánh, ỷ lại và lập chế độ quyền hành riêng sẽ khiến bạn khó vậnhành công ty của mình theo chiều hướng chuyên nghiệp. Và tất nhiên, tiến độcông việc dễ sa và đình trệ vì tư tưởng "đã là người nhà thì cần chi khắtkhe, kỷ luật, thế nào cũng được du di".

Thế nên khi định kinh doanhmà nhân viên là người nhà, bạn phải có chính sách rõ ràng, xử lý nghiêmminh, để những nhân viên khác không hoang mang.

Còn nếu bạn là nạn nhân: Làmviệc ở một "công ty gia đình", nếu bạn là người thẳng thắn và không chịu nổinhững điều tai nghe mắt thấy mang tính "mắt xích gia phải" thì cách tốt nhấthãy xét lại liệu còn điều gì khác khiến mình vẫn muốn tiếp tục làm việc tạiđây.

Nếu công việc không làm bạnquá thích thú và thu nhập hấp dẫn, quyết định từ bỏ, thì hãy tìm hiểu kỹ hơnvề hệ thống "gia phả" của công ty sắp đến. Hiện nay hệ thống công ty, tậpđoàn cổ phần... cũng mang tính chất "gia đình" khá phổ biến, bạn nên chuẩnbị tinh thần và xác định liệu chính sách công ty mới có công tâm hơn. Vàtôi, đã ra đi, đến một công ty mới, với doanh số hàng tháng bằng nửa năm khitôi còn ở công ty cũ đọng lại!

Ngược lại, bạn vẫn muốn tiếptục công việc vì những lý do khách quan khác thì hãy cố gắng "không - khôngthấy - không biết" những việc không liên quan đến mình. Làm tốt phần việccủa mình nhưng phải thẳng thắn và rạch ròi với tất cả từ nhiệm vụ đến quyềnlợi. Nếu có thể, hãy khéo léo kết thân và hòa mình vào gia đình họ. Cònkhông, cũng đừng tỏ ra lập dị và khó gần.

Quan trọng hơn nữa, hãy đểsếp thật sự nhìn thấy quá trình làm việc và kết quả bạn mang lại, thấy rằngnhững người thân của sếp không thể làm việc như bạn đang làm. Khẳng địnhđúng giá trị thật sự của mình là cách thông minh để sống trong "gia đìnhcông sở".

Theo Phụ nữ ngày nay



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.