Hãy đọc 7 điều dưới đây để làm sếp không còn cô đơn

Dưới đây là những chia sẻ rất thật của phó tổng giám đốc một công ty lớn về chuyện làm sếp cũng như mối quan hệ giữa sếp với nhân viên.

Dưới đây là những chia sẻ rất thật của phó tổng giám đốc một công ty lớn về chuyện làm sếp cũng như mối quan hệ giữa sếp với nhân viên.

Một một đề mà ở bất cứ cơ quan hay công ty nào cũng gặp phải đó là mối quan hệ giữa nhân viên với sếp. Nhân viên thì luôn e dè ngại gần tâm sự hay trò chuyện cùng sếp, còn sếp thì luôn cảm thấy mình cô đơn giữa tập thể.

Thế nhưng không phải "anh sếp" nào cũng cảm thấy như vậy. Ở vị trí lãnh đạo, họ luôn có những quy tắc "bất di bất dịch" trong mối quan hệ với nhân viên được thoải mái nhất trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc.

Dưới đây là chia sẻ của anh Nguyễn Văn Tuấn - phó tổng giám đốc 1 công ty lớn về 6 nguyên tắc được anh áp dụng để chính bản thân không cảm thấy cô đơn khi làm sếp, hay nhân viên cảm thấy anh khó gần.


Mối quan hệ giữa nhân viên và sếp luôn là vấn đề nổi cộm trong mỗi cơ quan, công ty. (Ảnh minh họa)
Mối quan hệ giữa nhân viên và sếp luôn là vấn đề nổi cộm trong mỗi cơ quan, công ty. (Ảnh minh họa)

"Tết vừa rồi, gặp lại mấy ông bạn cũ, người là giám đốc doanh nghiệp, người là lãnh đạo cấp cao ở tập đoàn lớn, ai cũng than vãn rằng tuy giờ quyền cao chức trọng nhưng thấy cuộc sống sao buồn tẻ cô đơn quá.

Đám nhân viên ngày xưa thân cận thế mà giờ chúng nó cũng lảng dần, ngại tiếp xúc, còn các đồng nghiệp cùng cấp ngày trước hay trao đổi với nhau giờ cũng việc ai nấy lo, đúng là đứng trên núi càng cao càng cô độc vì không có ai chia sẻ cùng.

Thực ra tôi hiểu rõ cảm giác ấy, cũng đi lên từ team có 5 người, giờ phát triển lên đến hàng nghìn người, công việc ngập đầu, họp hành liên miên đâu còn thời gian để chia sẻ tán gẫu cùng anh em.

Nhưng rất may, tôi không bị rơi vào tình cảnh bị cô đơn như mấy ông bạn vì tôi áp dụng triệt để các nguyên tắc:

- Thay vì dùng quyền lực để cai trị thì tôi quản trị bằng nhân cách và bằng kiến thức của mình

- Thay vì khiến nhân viên sợ hãi thì tôi truyền cảm hứng, tạo sự tin tưởng và tự tin nơi họ

- Thay vì chỉ giao việc, tôi giao luôn cả quyền

- Thay vì đổ lỗi khi họ làm sai, tôi sẽ chỉ cho họ đâu là lỗi và cùng họ sửa lỗi

- Thay vì tạo bè phái, tôi luôn muốn kiến tạo đội ngũ để phát triển

- Thay vì cho rằng mình biết tuốt, tôi sẽ lắng nghe mọi người nói trước

- Thay vì vụ lợi bản thân, tôi chia sẻ quyền lợi cho anh em cấp dưới

Trong công ty, tôi không nhận mình là sếp hay coi mọi người là nhân viên, tôi coi chúng tôi là những người đồng hành, và thực tế cũng không nhiều người gọi tôi là Sếp, chỉ gọi thân mật là Anh Em.

Sự cô đơn hay không, đôi khi do chính mình tự tạo ra, nếu biết mở lòng ắt sẽ nhận được sự hồi đáp.

Đến việc nhỏ như phòng làm việc riêng, nhiều người tự nhốt mình trong 4 bức tường kín bưng, đến không ai biết, về không ai hay thì làm sao có sự thân thiện và cởi mở.

Riêng phòng làm việc của tôi, không bao giờ tôi cho dán kính mờ, mà luôn để trong suốt để bên ngoài nhìn vào, bất kỳ ai không cứ cấp bậc gì, nếu thấy tôi không bận họp hay tiếp khách có thể vào trao đổi bất kỳ vấn đề nào đang gặp phải.

Xét cho cùng, được làm việc với nhau cũng là cái duyên, cớ sao cứ phải áp lực nặng nề để rồi người cô đơn, kẻ phải ấm ức ngậm ngùi...", chia sẻ trên trang cá nhân của anh Nguyễn Văn Tuấn.

Theo Thế giới trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.