Mốt nhảy việc

Nguyên nhân từ bản thân

Nếu như tháng trước bạn thử việc ở công ty A nhưngtháng này lại "vác" hồ sơ phỏng vấn tại doanh nghiệp B, có thể bạn đang chạytheo mốt.

Nguyên nhân từ bản thân

Nếu đã là sinh viên, hẳn không ítngười từng mơ ước một công việc lý tưởng sau khi ra trường. Nếu có tấm bằng cửnhân marketing, chắc hẳn vị trí thấp nhất mà các bạn tưởng tượng cũng phải lànhân viên phòng tiếp thị, được "team work" với các anh chị năng động trong nhữngchiến dịch PR, marketing hoành tráng. Xin thưa, đó là những gì chúng ta vẽ bằngtưởng tượng, còn thực tế, các bạn có thể bắt đầu với hàng động việc vặt như đọcbáo, cắt dán thông tin, photo tài liệu... ròng rã vài tháng trước.

Sốc vì công việc lý tưởng trongmơ và thực tế quá khác nhau, chúng ta bắt đầu nhảy việc. Đây là nguyên nhânchuyển việc của rất nhiều tân cử nhân hiện nay.

Mốt nhảy việc

Ảnh minh họa

Khác với những "lính mới tò te"như trên, một số người đi làm được một, hai năm lại có quan niệm khác: "Trẻ nênphải thử thách, bay nhảy. Phải "xê dịch" để tìm công việc phù hợp nhất. Có tàithì nên chọn nghề chứ sao lại để nghề chọn mình?".

Tình trạng này thường xảy ra ởnhững bạn trẻ có năng lực, đa tài, năng động, cầu toàn và không thích bằng lòngvới những thành công ban đầu đến khá dễ dàng. Khi bắt đầu quen môi trường mới vàđược cấp trên đánh giá tốt cũng là lúc họ cảm thấy chán, hết khó khăn để chinhphục nên ra đi tìm ngọn núi mới. Cứ ba tháng thử việc ở cơ quan này, sáu thángsau chuyển đến công ty khác, hồ sơ xin việc của họ dày dần, trong đó phần kinhnghiệm dài hơn cả quá trình học tập và số bằng cấp đạt được.

Nhiều người còn thích chứng tỏ"đẳng cấp" của mình qua số lần nhảy việc bởi tại môi trường mới sẽ có thử tháchmới, kèm theo nhiều quan hệ mới. Có lẽ đó là nguyên nhân khiến tình trạng xáchhồ sơ nhảy việc nở rộ như ngày nay.

Nhảy việc vì môi trường khôngtốt

Mốt nhảy việc
Điều này liên quan đến văn hóadoanh nghiệp. Ai cũng muốn gắn bó với một công ty có điều kiện vật chất, cơ sởhạ tầng tốt, chính sách đối đãi, trọng dụng nhân tài và đáng tin cậy. Đặc biệt,nguyên nhân của nhiều người nhảy việc hiện nay vì công ty không ký hợp đồng laođộng rõ ràng hoặc không có chế độ bảo hiểm xã hội theo luật định.

Ngoài ra, một số bạn chán nảncông việc vì đồng nghiệp hoặc sếp không hỗ trợ. Người làm chung thờ ơ, thiếu hợptác, cấp trên thiếu năng lực hoặc quá bảo thủ, chỉ đạo cứng nhắc cũng là nguyênnhân gây bất mãn cho nhân viên. Cuối cùng, nhảy việc là hệ quả tất yếu.

Khi đã đi làm, ai cũng mong muốnsau thời gian tận tụy với công ty sẽ tìm được chỗ đứng thích hợp. Điều này đồngnghĩa với ban lãnh đạo đã nhìn nhận năng lực của nhân viện, khuyến khích bạn gắnbó và tiếp tục cống hiến. Làm mãi ở một vị trí trong vòng 3 đến 5 năm, chắc chắnbạn sẽ tự hỏi chẳng lẽ mình không có tiến bộ gì hay phải chăng công ty này khôngdành cho bạn?

Nên làm gì khi có ý định nhảyviệc?

Trả lời thành thật các câu hỏidưới đây để biết đã thực sự đến lúc bạn phải nhảy việc hay ý định rời bỏ công tyhiện tại chỉ là "ham muốn nhất thời".

Bạn đã lên sẵn kế hoạch chuyểnviệc? Nếu thực sự muốn thay đổi, hãy chuẩn bị hành trang thật kỹ để bước chânvào môi trường mới. Sai lầm lớn nhất của những người nhảy việc thường là khôngđịnh hướng được mình sẽ đi đâu về đâu.

Có phải bạn chán ghét công việchiện tại? Đừng nhầm lẫn giữa ghét công việc hiện tại với ghét nghề. Có thể bạnđang có vấn đề với công ty hiện tại hoặc chỉ chán tạm thời vì chưa có thử tháchmới để chinh phục.

Chuyển nghề để kiếm nhiều tiềnhơn? Đây là lý do chuyển nghề rất phổ biến. Nhiều lĩnh vực có mức lương và phúclợi rất hấp dẫn nên thu hút nguồn nhân lực lớn. Tuy nhiên, bạn nên biết rấtnhiều người chuyển nghề vì lý do lương bổng, cuối cùng lại nhận ra mình khônghạnh phúc với nghề mới so với nghề cũ.

Chuyển nghề vì người khác tácđộng? Với công việc mà bạn không thích và chọn chỉ vì bố/mẹ/chồng (vợ) yêu cầu,chắc chắn bạn sẽ không trụ được lâu dài với nghề. Thậm chí, bạn có thể sẽ cảmthấy ghét người đã ép mình phải chuyển công tác.

Theo Herworld



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.