Ám ảnh những phim "rớm máu tim"

Nếu như Kim Ki Duk là một đạo diễn nổi tiếng với những bộ phim gai góc đến rợn người thì Lee Sang Woo cũng khiến người xem bị ám ảnh còn hơn thế.

Nếu như Kim Ki Duk là một đạo diễn nổi tiếng với những bộ phim gai góc đến rợn người thì Lee Sang Woo cũng khiến người xem bị ám ảnh còn hơn thế.

Mỗi năm đạo diễn Lee Sang Woo, đệ tử của đạo diễn Kim Ki Duk, lại giới thiệu một bộ phim gây chú ý của mình tới ngành điện ảnh kinh phí độc lập. Đề tài mà vị đạo diễn này khai thác chủ yếu là đề tài gia đình, nhưng ông luôn miêu tả nó ở những sự thật vẫn còn tồn tại đầy nhức nhối.

Những bộ phim của Lee Sang Woo là sự vạch trần thực trạng xã hội Hàn Quốc, nơi vẫn diễn ra những hoạt động mua bán trẻ em, nơi vẫn ngập tràn những thực tế thối nát của việc suy đồi đạo đức và xã hội bị đồng tiền chi phối.

Dưới đây là 3 bộ phim nổi tiếng của đạo diễn trẻ tuổi này:

Mother is a whore (Mẹ tôi là một con điếm)

Năm 2009, Lee Sang Woo vừa làm đạo diễn vừa tham gia trực tiếp vai nam chính trong bộ phim về đề tài gia đình của ông, mang một cái tên thật ám ảnh: Mother is a whore (Mẹ tôi là một con điếm).

Ở một căn lán nhỏ heo hắt với ánh đèn vàng tù mù ở vùng ngoại ô Seoul có một người phụ nữ “bán hoa” rẻ tiền nhất đất nước Hàn Quốc. Bà phải “cõng trên lưng” gánh nặng cả đời là một người con trai tật nguyền, bị nhiễm HIV dương tính, 38 tuổi và chưa vợ con.

Hình ảnh người mẹ bán thân nuôi con trai được đặc tả nội tâm sâu sắc

Sang Woo, tên con trai bà, vẫn sống bằng cách kéo khách làng chơi đến nhà, sau đó gọi mẹ hắn. Những chiếc chuông nhỏ được dùng để báo hiệu sau khi kết thúc một cuộc bán thân xác.

Một lần, hắn không thể chấp nhận những lời khinh miệt của đám khách mua dâm cặn bã nói về mẹ mình, hắn xông tới đánh trả nhưng bị ba gã to con đánh lại.

Người mẹ không thể đi nổi, vội vã lê mình xông ra phía trước cửa, kêu gào thảm thiết, nhưng lại bị chính lũ khốn nạn xông vào hãm hiếp.

Cảnh tượng đau đớn đến thắt lòng khi người con trai Sang Woo nằm bất tỉnh trên mặt đất ngoài nhà, phía trong căn chòi chật hẹp là những tiếng kêu khóc của người mẹ bị ba gã hành hạ thể xác.

Cảnh tượng đau đớn đến thắt lòng khi người con trai Sang Woo nằm bất tỉnh trên mặt đất ngoài nhà,
phía trong căn chòi chật hẹp là tiếng kêu khóc của người mẹ bị ba gã hành hạ thể xác

Một người mẹ trở thành gái điếm ở tuổi 60 và người con trai phải bán người mà anh yêu thương nhất là cuộc sống đầy khó khăn của hai mẹ con Sang Woo.

Bố của hắn, người đã bỏ hai mẹ con hắn để kiếm tìm một gia đình mới với vỏ bọc bên ngoài là một mái ấm hạnh phúc cùng một cô gái trẻ và hai người con, một trai một gái.

Nhưng thực chất, gia đình mới của bố Sang Woo cũng đang chịu những vết thương như hai mẹ con Sang Woo từng hứng chịu ngày trước.

Đau xót cho số phận của mẹ, sự ám ảnh về căn bệnh AIDS và cơn thịnh nộ đối với hành động của người cha, Sang Woo cuối cùng đã đi đến một quyết định…

Tình mẫu tử có ở bất kỳ người mẹ nào dù họ làm nghề gì chăng nữa

Bộ phim ngợi ca tình mẫu tử này đã giành ba giải tại Kyoto International Student Film & Video Festival (giải tác phẩm xuất sắc nhất), được mời dự từ LHP quốc tế Hong Kong tới LHP châu Á Lyon và giành giải ba phim châu Á.

Từ đây tên tuổi của đạo diễn Lee Sang Woo được biết tới như một người thích đào xới những sự thật không ai dám nói.

Father is a dog

Năm 2010, ông giới thiệu bộ phim chỉ nghe tiêu đề đã đủ thấy sốc “Father is a dog” (Bố tôi là một con chó).

Một người cha đang làm một việc gì đó mà không ai biết công việc của ông chính xác là gì. Ông sống cùng ba người con trai sau khi người vợ qua đời chưa được bao lâu. Ông hầu như không nói chuyện gì với con, chỉ ra lệnh và đối xử với chúng như những con chó mà ông chẳng cần quan tâm tới sự sống của chúng.

Người con cả bị bệnh tâm thần, chỉ biết ăn rất nhiều. Người con út thường vẽ tranh ở góc phòng hoặc xem video cấp ba, hoặc làm nhiều những hành vi biến thái. Ở nhà chỉ có duy nhất người con thứ hai vẫn còn tinh thần sống để bảo vệ từ cha đến anh, em trai.

Người cha trong phim được miêu tả như một kẻ bệnh hoạn

Người cha trong phim là một người đồng tính. Để thỏa mãn dục vọng của mình, ông đưa người tình đồng tính chỉ đáng tuổi con trai mình về nhà ở cùng.

Người con trai thứ hai thường cho một cô gái điên mà anh hay gặp ăn cơm với ánh mắt nhân hậu.

Sau đó, anh đưa cô gái trẻ này về nhà, cho tắm sạch sẽ và đưa vào phòng của em trai.

Được người em út quan tâm, vì y vốn có dục vọng lớn, nhưng cô gái điên cũng có lòng tự trọng của mình. Cô vẫy vùng để cố thoát khỏi sức tấn công của người em út.

Sự trả thù của người con trai thứ hai bắt đầu sau những hành động đáng nguyền rủa của người cha. Ông đưa người con cả bị tâm thần lên núi, cởi bỏ hết tất cả quần áo và trói lại bên một gốc cây trong trời lạnh giá.

Anh ta đã chết vì lạnh giá. Ông cũng giết chết cả người con út bằng đòn roi.

Quá đau đớn, người con thứ hai đã tới trước mặt người cha hỏi về cái chết của hai người anh em.

Sau đó, anh đối xử với cha mình như chính cách ông đã đối xử với những người con. Anh buộc dây vào cổ ông, kéo lê đi, không cho ăn cơm, chỉ đưa thức ăn của chó.

Barbie

Bộ phim năm 2011 này của đạo diễn Lee Sang Woo hướng tới một đề tài khác, cũng thuộc về gia đình. Nhưng nó không đơn giản là một gia đình bình thường, ẩn giấu phía sau mái nhà dột nát nơi ở của một người chú và hai đứa cháu nhỏ là thực trạng đáng ghê sợ.

Poster phim giản dị với lời tựa "Cô gái nhỏ mơ ước trở thành búp bê Barbie từ tận đáy sâu trong trái tim",
 nhưng chiều sâu nội dung bộ phim phản ánh là một thực tế đau xót

Soon Young (Kim Sae Ron) là con gái lớn trong nhà hai chị em. Nhỏ tuổi nhưng Soon Young có thể kiếm tiền sinh hoạt phí từ việc bán dây đeo điện thoại.

Cha cô bé là một cựu chiến binh, bị ảnh hưởng của chiến tranh nên trở thành một người thương tật về thần kinh.

Trong nhà còn có Soon Ja (Kim Ah Ron) là em gái, chưa biết suy nghĩ chín chắn và thường mơ ước thành một cô búp bê Barbie hoàn hảo.

Một người đàn ông quốc tịch Mỹ và một người phụ nữ xinh đẹp đã tới tìm gia đình của Soon Young. Chú của cô bé vì ham tiền sẵn sàng cưỡng chế, bắt ép Soon Young để bán cô bé làm con nuôi cho gia đình này.

Tuy nhiên, mục đích thực sự của việc nhận con nuôi là vì đứa con gái thứ hai của gia đình giàu có kia đang mắc căn bệnh tim. Họ cần Soon Young để đổi tim cho con gái họ.

Vì không hay biết sự thật đáng sợ của cuộc mua bán này, Soon Young vì nghĩ nếu em gái mình được sang Mỹ làm con nuôi sẽ có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Vậy nên cô bé đã tráo đổi để em gái đi thay mình.

Sau khi sang Mỹ, người em Soon Ja mới biết được âm mưu thực sự của cha nuôi.

Sao nhí Kim Sae Ron của bộ phim Ajusshi tiếp tục được giao vai nhí chính trong Barbie

Bộ phim dài 98 phút kể về cuộc đời của hai chị em Soon Young, Soon Ja nhưng thực chất qua đó muốn vạch trần tội ác mua bán bộ phận cơ thể trẻ em vô cùng đáng sợ thông qua hoạt động nhận con nuôi.

Phim đã giành giải thưởng tác phẩm xuất sắc nhất tại LHP Giffoni lần thứ 42 tại Italy. Phim cũng được nhận lời mời tham gia LHP Pusan vào tháng 10 tới.

Theo Khampha



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.