Hoành tráng, công phu, Tân Tam Quốc vẫn bị "ném đá"

Không nằm ngoài dự kiến, sau những tập đầu phát sóng, Tân Tam Quốc do Cao Hy Hy đạo diễn, Trần Kiến Bân, Lục Nghị, Trần Hảo, Hà Nhuận Đông chủ diễn đã gây tranh luận xôn xao trong khán giả Trung Quốc.

Không nằm ngoài dự kiến,sau những tập đầu phát sóng, Tân Tam Quốc do Cao Hy Hy đạo diễn, Trần KiếnBân, Lục Nghị, Trần Hảo, Hà Nhuận Đông chủ diễn đã gây tranh luận xôn xaotrong khán giả Trung Quốc. Những người sùng bái bản Tam Quốc 1994 cho rằngTam Quốc 2010 chỉ là một trò hề, không thể sánh với bản cũ.

“Tình cũ đánh đổ tìnhmới” 

Những bộ phim kinh điển làm lại baogiờ cũng chịu nhiều điều tiếng, vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi TânTam Quốc vừa ra lò đã chung số phận với Tân Tây du ký, Tân Hồng lâu mộng, bị“ném đá” rào rào.  

Trước khi bộ phim hoàn thành, biênkịch Chu Tô Tiến đã đùa với báo giới: Bộ phim cũ như mối tình đầu của mọingười, dẫu có là “cô gái xấu xí” thì vẫn cứ khó quên; còn người đến sau, dùcó tốt đẹp nhường nào, nhưng trong ấn tượng vẫn không thể bằng người cũ. Vớidư luận hai chiều gay gắt hiện tại, người ta phải mỉm cười nhớ lại câu ràotrước đón sau rất khôn ngoan và chí lý này của nhà biên kịch nổi tiếng.

Hoành tráng, công phu, Tân Tam Quốc vẫn bị "ném đá"
"Tào Tháo" Trần Kiến Bân (trái) là đối tượng "ném đá" đầu tiên. Ảnh phải là vai Tào Tháo của Bảo Quốc An.

Nhân vật đầu tiên dư luậnmuốn chĩa mũi nhọn vào chính là Tào Tháo. Ngay từ trước khi phim phát sóng,do tinh thần của nguyên tác là ca ngợi Thục Hán, phê phán Tào Tháo, nên khiđạo diễn Cao Hy Hy tuyên bố sẽ tạo ra một góc nhìn mới về Tào Tháo, nhữnglời chỉ trích đã nổ ra không ngớt. Sau khi phim được phát sóng, câu chuyệncàng trở nên phức tạp.

Không chỉ Tào Tháo, mà tất tật nhữngnhân vật lớn nhỏ đều bị đem ra so sánh, chỉ trích. Thậm chí một nhân vậtđược đầu tư khá kĩ lưỡng và chiếm được cảm tình của khán giả như Khổng Minhcủa Lục Nghị cũng bị chê vì… không thể sánh với Gia Cát Lượng – Đường QuốcCường.  

Ca khúc chủ đề trong Tam Quốc 1994, “TrườngGiang cuồn cuộn chảy về đông” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòngngười, “Trả cho ta thiên hạ thái bình” do Liêu Vĩnh Xương thể hiệnlần này bị đánh giá là quá khảng khái ngang tàng, không tang thương xúc độngnhư bản cũ.  

Dư luận này cũng cho rằng, bản TamQuốc cũ mới thực sự là phim lịch sử, còn bản Tam Quốc mới chỉ là phim cổtrang tình cảm võ thuật. 

7 “đại tội” của đạo diễnhọ Cao 

Trên blog của mình, một 8x mêTam Quốc 1994 đã kết án 7 “đại tội” của Tân Tam Quốc.  "Bản án” này đượcnhiều người hưởng ứng, thậm chí tốc độ lan truyền của nó còn nhanh hơn khảnăng tuyên truyền của nhà đài. Theo blogger này, Tam Quốc 2010 đã phạm phải7 lỗi không thể tha thứ: 

Hoành tráng, công phu, Tân Tam Quốc vẫn bị "ném đá"
Cư dân mạng bình luận: chuyện kết nghĩa của ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi còn không bằng… một bãi tè của Tào Tháo! 

1. Cắt xén kinh điển:  

So với bản cũ, Tân Tam Quốclược bỏ khá nhiều. Bản phim mở đầu bằng cảnh Tào Tháo hiến đao thích sátĐổng Trác, chứ không phải cảnh đào viên kết nghĩa như trong nguyên tác.Nhiều ý kiến tán thưởng cho rằng đi luôn vào kịch tính sẽ khiến bộ phim hấpdẫn hơn. Nhưng công bằng mà nói, đào viên kết nghĩa phản ánh tinh thần củaTam Quốc diễn nghĩa, là một cảnh quan trọng, nhưng trong phim chỉ mô tảtrong mười mấy giây ngắn ngủi, ngắn hơn cả cảnh Tào Tháo và Trần Cung… đitiểu.  

2. Không tôn trọng sự kiệnlịch sử 

Trong phần đầu nguyên tác,phủ Vương Doãn mở tiệc, Tào Tháo không mời mà đến, bị đuổi đi; sau khi thíchsát Đổng Trác không thành thì lập tức bỏ trốn, bởi vì không có gia quyếntrong kinh thành; nhưng trong bản Tân Tam Quốc lại là Lã Bố đưa người đếntắm máu phủ họ Tào, đánh nhau với Quan Vũ, Trương Phi.

3. Thiếu hiểu biết về lịchsử

Có những chi tiết bị pháthiện là mô tả không chính xác, như ở đời Hán mà ngựa đã đóng móng sắt, hayvạt áo may về phía bên trái trong khi vạt áo đời Hán may về bên phải… Ngoàira, trong phim, Lưu Bị có nói câu: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữutrách”, trong khi đây là câu nói nổi tiếng của Cố Viêm Võ, học giả cuốiđời Minh, đầu đời Thanh. 

Hoành tráng, công phu, Tân Tam Quốc vẫn bị "ném đá"
 Trương Phi: từ mắt trợn tròn chuyển sang... mắt híp!

4. Dùng ngôn ngữ 9x 

Tiếng Trung Quốc hiện đại chia 2 loạivăn ngôn và bạch thoại, trong đó văn ngôn là ngôn ngữ mang phong thái cổ,thường dùng trong các văn bản quan phương, còn bạch thoại là ngôn ngữ giaotiếp thường ngày. Do sợ bản cũ dùng quá nhiều văn ngôn gây khó hiểu chongười xem, đặc biệt là 9x, nên kịch bản Tân Tam Quốc được đưa vào khá nhiềuyếu tố bạch thoại. Tuy nhiên, điều này lại gây phản cảm cho nhiều người, đặcbiệt là những người có học, do ngôn ngữ “nửa nọ nửa kia”, chưa kể còn lẫnmột số từ ngữ quá hiện đại. 

Tuy nhiên, phản ứng lại ý kiến phêphán, nhiều người cho rằng họ thích một bản Tam Quốc dễ hiểu và gần gũi hơn,còn xem Tam Quốc 1994 chẳng khác nào xem phim nước ngoài! 

5. Ca ngợi Tào Tháo vôlối 

Kịch bản đẩy Tào Tháo lên vị trí hàngđầu, đưa 3 anh em Lưu Quan Trương về sau. Một số người nhận định, do muốncho Tào Tháo quá nhiều “khí chất anh hùng” nên đã khiến nhân vật này thànhra cao giọng, nóng nảy, không còn sự khôn ngoan kiêu hùng, trên thực tế làlàm hại Tào Tháo. 

Tuy nhiên, số đông lại cho rằng nhânvật này đã được đổi mới thành công, tạo ra một anh hùng kiểu mới vừa “báđạo”, “giảo hoạt” vừa “đáng yêu”. 

6. Tạo hình nhân vật 

Tào Tháo quá anh hùng, QuanVũ không có khí chất, Lưu Bị trông như mất sổ gạo, Trương Phi mắt trợn trònbiến thành Trương Phi mắt híp, mang đầy màu sắc… Lý Quỳ (do diễn viên nàycũng đóng vai Lý Quỳ trong Tân Thủy hử)…, đó là những lời phê phán dành chodàn nhân vật lớn nhỏ trong phim.

Hoành tráng, công phu, Tân Tam Quốc vẫn bị "ném đá"
 "Lã Bố" Hà Nhuận Đông bị chê là quá... đàn bà!

Sau Tào Tháo, chịu búa rìu dưluận nhiều nhất hiện nay là Lã Bố - Hà Nhuận Đông và Điêu Thuyền – Trần Hảo,đơn giản vì trong những tập đầu, chuyện tình của 2 nhân vật này chiếm mộtphần đáng kể. Điêu Thuyền của Trần Hảo trong mấy tập đầu bị phê là ăn mặchơi “quê” mà lại hơi già. Vai Lã Bố của Hà Nhuận Đông bị phê bình là yểutướng, thiếu khí chất anh hùng, còn chuyện tình Lã Bố - Điêu Thuyền bị giễulà “phim thần tượng kết hợp với chuyện tình thôn dã”.

Tuy nhiên, nhiều fan nữ lạicho rằng Lã Bố của Hà Nhuận Đông trẻ trung, đẹp trai, cao ngạo, không đằngđằng sát khí, những cảnh chiến đấu cũng đẹp mắt, nổi bật hình tượng “chiếnthần” của Lã Bố. Chúng ta cũng đã được chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp nhưtiên nữ của Trần Hảo khi hóa thân Điêu Thuyền – một trong tứ đại mỹ nhânTrung Quốc. Đòi hỏi một Điêu Thuyền “tuổi vừa đôi tám” (16 tuổi) như trongnguyên tác, có lẽ là hơi quá.  

7. Máu me rợn người 

Nhiều cư dân mạng đánh giá đạo diễnCao Hy Hy quá ham đặc tả những cảnh giết người, chiến trường có thể gây cảmgiác ghê sợ cho người xem, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, những ý kiến kháclại tỏ ra tán thưởng. Khi những cảnh đầu tiên được phát sóng, nhiều người đãphải trầm trồ về hiệu ứng hình ảnh, thậm chí những cảnh chiến tranh trongphim được so sánh với siêu phẩm Chúa tể của những chiếc nhẫn. Về mặtnày, phải nói đúng là Cao Hy Hy đã bỏ ra nhiều tâm huyết, đặc biệt trongviệc khắc họa sinh động những đội quân bí mật, siêu phàm được ghi chép tronglịch sử Trung Quốc, như Phi hùng quân, Hãm trận doanh, Bạch mã nghĩa tòng,Hổ báo kị, Đại kích sĩ, Liên nỗ binh…

Hoành tráng, công phu, Tân Tam Quốc vẫn bị "ném đá"
 "Triệu Tử Long" Nhiếp Viễn thường xuyên góp mặt trong những cảnh quay máu lửa hoành tráng.

Phải thừa nhận, cá nhân biênkịch, đạo diễn và cả đoàn làm phim đã chịu sức ép rất lớn khi làm lại tácphẩm kinh điển này. Việc thay đến 3 lần đạo diễn và gian nan tìm diễn viênphần nào phản ánh điều đó. Có thể, việc quá coi trọng tỉ suất người xem đãkhiến các nhà làm phim đôi khi cũng hơi “già tay” trong những tình tiết phụ.Đáp lại lời phê phán về vấn đề này, một cư dân mạng bình luận: “Bản TamQuốc mới là đứng từ góc độ con người, bản Tam Quốc cũ là đứng từ góc độ lịchsử. So sánh hai cái đó, tôi thích bản Tân Tam Quốc, vì nó đứng từ góc độ conngười”.

Chuyên gia nghiên cứu văn họccổ Trung Quốc Lý Vĩ Thực bày tỏ ý kiến: “Tam Quốc diễn nghĩa của La QuánTrung từ khi ra đời đến nay lưu truyền rộng rãi trong dân gian, bởi vậy đượcmọi người thừa nhận, có người còn coi đó như tư liệu lịch sử. Nhưng tronglời tựa của bản Tam Quốc diễn nghĩa sớm nhất, đã nói rõ đây chỉ “gần nhưsử”, tình tiết có hư cấu. Làm lại Tam Quốc, bất cứ ai cũng phải cải biên ítnhiều”.  

Tuy chịu nhiều áp lực từ dư luận, đạodiễn Cao Hy Hy vẫn rất tự tin. Trả lời phỏng vấn, ông cười nói, bản Tam Quốcmới cả về bối cảnh lẫn kĩ thuật quay đều có sự đầu tư xứng đáng. Ông hómhỉnh nhận xét, khán giả đem 2 bản ra so sánh với nhau cho thấy Tân Tam Quốcđã thu hút người xem, một tác phẩm có thể gây ra tranh cãi đã là một tácphẩm thành công. 

Hay hay dở còn phụ thuộc rất nhiều vàocảm tính mỗi người. Tuy nhiên, chỉ riêng với sự đầu tư công phu và nhữngcảnh quay đẹp, hoành tráng, Tân Tam Quốc đã xứng đáng là bộ phim lịch sửđáng xem nhất năm 2010.

Theo Đông Linh
Hoành tráng, công phu, Tân Tam Quốc vẫn bị "ném đá"



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.