Phim nào cho 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội?

Với những gì đang có của điện ảnh Việt Nam, việc thực hiện một dự án phim lịch sử có tầm vóc không hề đơn giản, nếu không muốn nói là sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của cũng như hạn chế về khả năng sáng tạo.

Với những gì đang có củađiện ảnh Việt Nam, việc thực hiện một dự án phim lịch sử có tầm vóc không hềđơn giản, nếu không muốn nói là sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, tiềncủa cũng như hạn chế về khả năng sáng tạo.

Đạo diễn Lưu Trọng Ninh vànhà sản xuất bộ phim Khát vọng Thăng Long đã có một buổi ra mắt báo chí lạlùng vào cuối tuần qua. Không một thông tin đáng quan tâm nào của bộ phim,như kinh phí sản xuất dự kiến, dàn diễn viên, thành phần đoàn phim... đượccông bố. Sự bí mật thái quá của đoàn làm phim khiến báo giới hoài nghi vềtính khả thi của bộ phim này, tương tự như những bộ phim từng tuyên bố trướcđó.

Rối như tơ vò

Việc có một bộ phim nhựa ramắt đúng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội thực sự là niềm mong mỏicủa hết thảy những ai yêu Hà Nội. Sự mong mỏi ấy càng trở nên mãnh liệt hơnbao giờ hết khi hết dự án phim này đến dự án phim khác bị đình lại hoặc khaitử dù thời điểm kỷ niệm 1.000 năm đã đến rất gần.  Từ tháng 10-2000, nhândịp kỷ niệm Thăng Long – Hà Nội 990 năm, kế hoạch làm phim lịch sử 1.000 nămThăng Long – Hà Nội đã được vạch ra.

Phim nào cho 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội?
Cảnh trong phim Thái sư Trần Thủ Độ, một trong những phim chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội

Cuộc thi kịch bản phim phụcvụ dự án cũng đã được tổ chức và trao giải. Có 10 năm để chuẩn bị, vậy màđến sát ngày lễ, các dự án vẫn trăm bề ngổn ngang. Đã có lúc công chúng gầnnhư hết hy vọng về một bộ phim kỷ niệm sẽ được trình chiếu khi dự án phimThái Tổ Lý Công Uẩn với kinh phí dự kiến lên đến 200 tỉ đồng bị hoãn lại vôthời hạn, để rồi sau đó lại ngỡ ngàng khi có không chỉ một mà đến ba bộ phimcùng làm về đề tài này. Giữa năm 2009, báo chí rầm rộ đưa tin việc đạo diễnLưu Trọng Ninh sẽ đảm nhận vai trò đạo diễn phim Chiếu dời đô (kịch bảnTriệu Tuấn, hãng phim Hội Điện ảnh đứng ra huy động kinh phí) với mức đầu tưdự kiến lên đến 60 tỉ đồng.

Một bộ phim khác cũng về đức Thái tổ là Huyền sử thiên đô (biên kịch NguyễnMạnh Tuấn) được Hãng phim Truyện I sản xuất. Trong giai đoạn 1 của dự án này,nhà sản xuất sẽ thực hiện 30 tập hoàn chỉnh đầu tiên để kịp chiếu đúng dịp10-10-2010 với kinh phí dự kiến ngót nghét 40 tỉ đồng. Thế nhưng khán giảchưa kịp mừng thì đầu năm 2010 đã nghe bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, Giám đốcHãng phim Hội Điện ảnh, thông báo hãng phim này đã không còn tiếp tục theoChiếu dời đô nữa mà đã có đơn vị khác “tiếp sức”. Ngay trong lúc đó, một dựán phim khác là Khát vọng Thăng Long của đạo diễn Lưu Trọng Ninh lại gấp rúttuyển diễn viên với nhà sản xuất là Hội Truyền thông Hà Nội.

Cố đấm ăn xôi?

Với những gì đang có của điệnảnh Việt Nam, việc thực hiện một dự án phim lịch sử tầm vóc là không hề đơngiản, nếu không muốn nói là sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền củacũng như hạn chế về khả năng sáng tạo. Có cần thiết phải “cố đấm ăn xôi” nhưthế không? Một bộ phim tổ chức họp báo mà những người sắp làm ra nó lại“bưng bít” thông tin? Dù kinh phí sản xuất bộ phim hoàn toàn từ nguồn xã hộihóa thì khán giả cũng có quyền biết bộ phim về 1.000 năm Thăng Long được làmthế nào và chất lượng (dự kiến) sẽ ra sao?

Trong cuộc họp báo có mộtkhông hai của đoàn làm phim Khát vọng Thăng Long, đạo diễn Lưu Trọng Ninhtuyên bố rằng đã chọn xong diễn viên nhưng khi được hỏi tên diễn viên chocác vai diễn quan trọng thì đạo diễn lại “hẹn” sẽ công bố khi toàn bộ ê kíplàm phim bao gồm thành phần âm thanh, quay phim, thu thanh, nhạc sĩ... cùngtập hợp đông đủ! Khi bị gặng hỏi, đạo diễn này lại bối rối cho rằng có quánhiều người muốn tham gia vào dự án phim này nên anh vẫn đang cân nhắc đểđưa ra lựa chọn cuối cùng! Vậy thì có phải đến thời điểm này, đoàn làm phimvẫn chưa chuẩn bị xong các khâu quan trọng?

Một dự án nữa là phim Lý CôngUẩn - đường tới thành Thăng Long cũng đang được quay gấp rút tại trường quayHoành Điếm- Trung Quốc. Mọi thông tin về bộ phim này cũng được giữ kín ngoạitrừ sự có mặt của Á hậu Thụy Vân.  Họa sĩ Phan Cẩm Thượng; nghệ sĩ, GS-TSĐoàn Thị Tình cùng họa  sĩ Phạm Xuân Hải, hiện là giảng viên ngành đồ họa đatruyền thông tại Trung tâm Đào tạo Công nghệ thông tin HBC Việt Nam, chịutrách nhiệm về thiết kế bối cảnh và chuẩn bị trang phục cho diễn viên. Đoànlàm phim Lý Công Uẩn - đường tới thành Thăng Long cho biết họ nhận được sựhỗ trợ của nhiều chuyên gia điện ảnh hàng đầu Trung Quốc và Đài Truyền hìnhAsean (trụ sở đặt tại Hồng Kông) nên giải quyết được áp lực về thời gian.Tuy nhiên, chưa ai tin được đây có lẽ sẽ là bộ phim nhiều khả năng ra mắtkhán giả nhất trong dịp đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, khi màtừ nay đến thời điểm quan trọng này chỉ còn hơn 240 ngày.

Theo Yến Anh
Phim nào cho 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội?


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.