Sân khấu tìm đường bứt phá

Con đường khai phá cái mới bao giờ cũng chông gai, muốn vượt qua đòi hỏi nghệ sĩphải tâm huyết và bản lĩnh

Con đường khai phá cái mới baogiờ cũng chông gai, muốn vượt qua đòi hỏi nghệ sĩ phải tâm huyết và bản lĩnh

Mất 8 năm đắn đo, trăntrở, vừa ra mắt hồi giữa tháng 3-2012, Nguyễn Du với Kiều, vở kịch hìnhthể do NSND Lan Hương (Nhà hát Tuổi trẻ), làm đạo diễn đã tạo nên nhữngtranh luận gay gắt. Bám sát câu chuyện 15 năm lưu lạc của nàng Kiều, LanHương đưa vào vở diễn những làn điệu chèo, hát văn, ca trù, xẩm, hátphường vải... qua lời thơ của Nguyễn Du. Mong muốn của chị là dùng yếutố sân khấu đương đại nhưng vẫn giữ lại những vốn quý của văn hóa dântộc. Chị cũng đưa nàng Kiều hóa thành Phật bà ngàn mắt ngàn tay và điềunày, ngay lập tức đã gây nên nhiều tranh cãi.

Thành công ít, sóng gió nhiều

Lan Hương thừa nhận: Mười năm gây dựng và pháttriển đoàn kịch hình thể, với chị, thành công cũng có mà sóng gió cũngnhiều. Mang kịch hình thể về Việt Nam vào đúng thời điểm sân khấu phía Bắcđang chững lại và đi xuống nhưng đoàn kịch của chị, với thế mạnh là có thểkhai thác chiều sâu của nhân vật, đã truyền tải tới người xem những triết lýtrong cuộc sống, khơi gợi trí tưởng tượng phong phú, đa chiều của khán giảqua ngôn ngữ cơ thể. Tuy nhiên, những gì có được không nhiều. Lần đầu đưakịch hình thể đến với công chúng năm 2005, vở Nhật nguyệt thực không bánđược vé nào, chỉ dùng để diễn ngoại giao. Những vở diễn sau đó, Từ một ngãtư, Bến vỹ tình yêu nhận được nhiều lời khen nhưng vẫn không bán được vé,chỉ có Tâm linh Việt là bán vé được 10 buổi diễn. Đến thời điểm này và chắcchắn còn lâu nữa, kịch hình thể vẫn là một loại thử nghiệm chưa có nhiềungười xem.

Sân khấu tìm đường bứt phá

Cảnh trong vở kịch Nguyễn Du với Kiều gây nhiều tranh cãi. Ảnh: Đ. Hiền

Đã có cả một liên hoan sân khấu thể nghiệmđược tổ chức nhưng rồi các vở thử nghiệm của liên hoan này cũng mãi mãiđược cất kho. Cuộc chơi quả là tốn kém khi nhiều ngôn ngữ thể nghiệm đưavào vở diễn, công chúng không cảm nhận được hay nói như lời của NSNDPhạm Thị Thành: “Cách dàn dựng tuy có mới nhưng lại vượt quá sức suytưởng của người xem, khiến câu chuyện kịch đáng lý ra nhẹ nhàng, đơngiản thì lại quá phức tạp, cầu kỳ đến khó hiểu”.

Với sân khấu cải lương, hai tác phẩm thể nghiệmlớn của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang: Kim Vân Kiều và Chiếc áo Thiên Nga(đạo diễn: NSƯT Hoa Hạ) đã tạo sự chú ý của dư luận. Hai vở diễn này đượcdàn dựng thử nghiệm trên sân khấu quảng trường, cho dàn nhạc cải lương lầnđầu tiên giao thoa với dàn nhạc giao hưởng thính phòng. Ca sĩ nhạc nhẹ, casĩ opera, diễn viên xiếc, võ sinh lần đầu biểu diễn chung sân khấu với nghệsĩ cải lương. Việc thử nghiệm này có tham vọng tạo cho sân khấu cải lươnghướng đi mới về cách trình diễn thu hút công chúng. Và thành tựu đạt được làcả 2 vở diễn thu hút đông khán giả đến xem. NSƯT - đạo diễn Hoa Hạ cho biết:“Mục đích của 2 lần thử nghiệm đó đã mở ra cho chúng tôi nhận định: Vở diễncải lương có được sự thể hiện hoành tráng không chỉ vì dựng trong không giansân khấu quảng trường mà vấn đề quan trọng hơn là dung hòa tất cả hình thứcbiểu diễn từ các lĩnh vực nghệ thuật khác nhằm thỏa mãn nhu cầu đổi mới củakhán giả khi đến xem vở diễn. Tuy nhiên, lực bất tòng tâm, vở thứ ba mangtên Hoàng đế Quang Trung dự định triển khai vào năm ngoái vấp phải vấn đềkinh phí đầu tư lớn. Theo tôi, sân khấu cải lương phải liên tục được thửnghiệm, dung nạp nhiều cái mới nhằm tìm ra một hướng đi thích hợp”.

Có một thời như thế

Không ít lần, những dự án thử nghiệm tâm huyếtcủa sân khấu đã được thắp lên nhưng rồi chìm vào quên lãng. Sự ra đời củaCLB Sân khấu Thể nghiệm thuộc Hội Sân khấu TPHCM tại số 5B Võ Văn Tần (tiềnthân của Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM hiện nay) vào những năm 1990 đãkhẳng định một xu thế đổi mới trong cách dàn dựng và biểu diễn. Thời đó, có27 vở kịch Việt Nam và 21 vở kịch nước ngoài với nhiệm vụ thể nghiệm đã đượccông diễn.

Biến khán phòng thành sàn diễn, nơi chỉ sử dụnggiọng thoại mộc của nghệ sĩ, không cần âm thanh điện tử, những vở diễn đượcdàn dựng ở đây đạt đến giá trị thể nghiệm cao, nâng bước tiến về thành tựucủa sân khấu nhỏ để từ đó hoạch định tiêu chuẩn thể nghiệm đã được giớichuyên môn đánh giá cao, qua các vở: Dư luận quần chúng, Đi tìm những gì đãmất, Dạ cổ hoài lang, Chuyện lạ, Giấc mộng kê vàng, Ngôi nhà không có đànông, Lôi Vũ… Sự thử nghiệm dành cho sân khấu không chỉ được chú trọng ở hìnhthức dàn dựng, biểu diễn mà còn xoáy sâu vào nội dung, tư tưởng kịch bản.Với cách dàn dựng mang tính đột phá về mặt không gian, thời gian, lôi cuốnkhán giả vào cuộc đã thực sự tạo sự thăng hoa trong hoạt động thử nghiệm ởgiai đoạn đầu hình thành của CLB Sân khấu Thể nghiệm 5B Võ Văn Tần. Kết quảđạt được từ việc thử nghiệm tại đây đã chứng minh một tiềm năng rất lớn củađội ngũ những người làm sân khấu ở TPHCM lúc bấy giờ. Đồng thời, hình thànhmột phong cách dựng kịch mới, rất riêng của TPHCM. Chỉ tiếc rằng nhiều nămqua, địa chỉ này không còn là nơi tiếp tục sự nghiệp thử nghiệm như thuở banđầu, trước áp lực của cơ chế thị trường và sự cạnh tranh của nhiều sân khấukịch xã hội hóa ra đời sau đó. 

Ông Lê Duy Hạnh, Chủ tịch Hội Sân khấu TPHCM,cho rằng: “Con đường khai phá cái mới bao giờ cũng chông gai muốn vượt quađòi hỏi người làm nghệ thuật hôm nay phải thật sự tâm huyết và bản lĩnh”.

Thử nghiệm để tìm cái mới

Khẳng định việc sân khấu phải liên tục thử nghiệm hướng đến việc làm giàu, phong phú trong hình thức dàn dựng, đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia, cho rằng: “Sở dĩ người làm sân khấu phải luôn đặt mình trong tư thế thử nghiệm là vì sàn diễn của chúng ta quá nghèo nàn. Bao nhiêu năm quanh đi quẩn lại vẫn chỉ có một hình thức biểu đạt, từ cách thức dàn dựng tới cách bài trí sân khấu. Thử nghiệm là để tìm cách biểu đạt mới mà mỗi cá nhân sáng tạo phải biết tư duy”.

Theo Nguoilaodong



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.