Cải lương di tản

Từ những nguyên nhân đó, các đoàn xã hội hóa như Thắp sáng niềm tin, Thanh Nga, Huỳnh Long, Sân khấu Vàng, nhóm Vũ Luân, nhóm NSƯT Vũ Linh... đều ngại về điểm diễn này. Các đoàn chấp nhận đời sống tạm bợ khi “gá nghĩa” với một vài sân khấu kịch nói và một số công ty tổ chức sự kiện để có điểm diễn, chờ công trình Trung tâm Biểu diễn nghệ thuật cải lương ra đời

Các điểm diễn mới này cũngchỉ có thể nhường cho các vở cải lương những suất diễn vào các đêm đầu tuầnnên không dễ gì kéo được khán giả đến xem.

Theo ban dự án xây dựng Trungtâm Biểu diễn nghệ thuật cải lương thuộc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang,từ đầu tháng 7, rạp Hưng Đạo sẽ thực hiện kế hoạch di dời về rạp Thủ Đô, trảmặt bằng cho công trình xây dựng dự định trong thời gian hơn 2 năm. Các đơnvị sân khấu cải lương đã lên kế hoạch tạm trú dài hạn ở nhiều điểm diễn mới.

Sống đời tạm bợ 

Lâu nay, rạp Hưng Đạođược xem là thủ phủ của sân khấu cải lương, 3 đơn vị biểu diễn chính quycủa Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và 6 đơn vị nghệ thuật cải lương xãhội hóa luân phiên biểu diễn tại sân khấu này. Nay, việc di dời đã khiếncho các đoàn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết đều ngại về điểm diễn mới, đượcSở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TPHCM ấn định, đó là rạp Thủ Đô. Dù đơnvị chủ quản của rạp hát này là Trung tâm Tổ chức Biểu diễn và Điện ảnhTPHCM đã từng đầu tư gần 1 tỉ đồng để sửa chữa, nhưng đến nay rạp Thủ Đôvẫn được xem là “điểm diễn chết”.  

Cải lương di tản

Vũ Linh - Tú Sương trong một vở diễn. Ảnh: C.T.V

Sở dĩ như vậy là vì trongmột thời gian dài các bầu sô ca nhạc tổ chức biểu diễn tại đây theo kiểuchụp giựt, mất uy tín, khiến khán giả bị mất lòng tin. Mặt khác, theocác đoàn, sàn diễn sân khấu rạp Thủ Đô dù đã được gia cố nhưng vẫn ọpẹp, chông chênh và hệ thống phông màn quá cũ kỹ. Điều quan trọng hơn làtrên 10 năm qua, chưa có đoàn cải lương nào dám về biểu diễn tại rạp ThủĐô, vì doanh thu quá kém, kể cả trong thời hoàng kim của cải lương. 

Từ những nguyên nhân đó,các đoàn xã hội hóa như Thắp sáng niềm tin, Thanh Nga, Huỳnh Long, Sânkhấu Vàng, nhóm Vũ Luân, nhóm NSƯT Vũ Linh... đều ngại về điểm diễn này.Các đoàn chấp nhận đời sống tạm bợ khi “gá nghĩa” với một vài sân khấukịch nói và một số công ty tổ chức sự kiện để có điểm diễn, chờ côngtrình Trung tâm Biểu diễn nghệ thuật cải lương ra đời. Hiện nay, nhómnghệ sĩ Vũ Luân kết hợp với bầu Hồng Vân, đưa cải lương về rạp Kim Châudiễn trong những ngày đầu tuần.  

Sân khấu Vàng của đôinghệ sĩ Minh Vương - Lệ Thủy sẽ kết hợp với rạp Nam Quang của bầu PhướcSang; nhóm nghệ sĩ Linh Huyền tạm trú tại Nhà hát TPHCM. CLB Cải lươngTinh Hoa của nghệ sĩ Kim Thoa đầu quân về Hội Sân khấu TPHCM (5B Võ VănTần); còn nhóm NSƯT Vũ Linh kết hợp với rạp Đại Đồng thuộc Trung tâm Vănhóa quận 3. NSƯT Minh Vương cho biết: “Dù chỉ là giai đoạn chờ xâydựng Trung tâm Biểu diễn nghệ thuật cải lương TPHCM, các đoàn phải tìmnơi ổn định để anh em yên tâm làm nghề. Sân khấu Vàng không còn biểudiễn định kỳ nhưng từng quý phải có tổ chức để gây quỹ từ thiện.   

Cải lương di tản

Trước hết, các đoànvẫn phải sống tạm bợ, liên kết tổ chức với các nơi để có điểm diễn. Cảilương đã khổ nay còn khổ thêm. Nếu dự án Trung tâm Biểu diễn nghệ thuậtcải lương còn kéo dài ngày nào thì đời sống anh em nghệ sĩ thêm phầnkhốn khó."  

Chỉ diễn lại tuồng cũ 

Bà bầu Hồng Vân băn khoănkhi nói về điều này: “Khán giả cải lương rất thích xem nhiều vở mới,nhưng nhóm nghệ sĩ Vũ Luân nhiều năm qua vẫn diễn các vở tuồng xưa cũ,như Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Xử án Phi Giao, Mai trắng xe duyên, TấmCám... nên rất khó thu hút khán giả. Nếu biết vận dụng thời cơ, tổ chứcdàn dựng quy mô các vở diễn mới, sẽ tạo đà cho sự phát triển bền lâu tạinhững điểm diễn mới này”. 

Cùng tâm trạng này, bầuPhước Sang, sau khi “ngắm nghía” Sân khấu Vàng qua vài suất diễn của vởSông dài, đã quyết định hợp tác với hai nghệ sĩ Minh Vương - Lệ Thủynhằm mang lại cho khán giả nhiều vở diễn được dàn dựng mới, như Sôngdài, Lá sầu riêng... Tuy nhiên, điều kiện đặt ra là Sân khấu Vàng phảidựng tuồng mới, tương tự như vở Một ông, hai bà, để đáp ứng yêu cầu đượcthưởng thức vở mới của khán giả.  

Nhóm Thắp sáng niềm tincủa soạn giả Hoàng Song Việt và các đoàn 1, 2, 3 của Nhà hát Cải lươngTrần Hữu Trang sẽ bám trụ ở rạp Thủ Đô. Tuy nhiên, theo soạn giả HoàngSong Việt, các suất diễn sẽ chia đều ra, chen với các chương trình cảilương xưa theo yêu cầu của khán giả chứ không thể chỉ tái diễn các vởcũ. Còn nghệ sĩ Linh Huyền, từng bỏ vốn dàn dựng vở Bà chúa thơ Nôm,than: “Nhà hát TPHCM hỗ trợ công ty của tôi hết mình, tạo điều kiệnđể vở Bà chúa thơ Nôm diễn mỗi tháng một suất vào tối 22. Mừng đó nhưnglại lo, vì đâu phải tháng nào ngày 22 cũng rơi vào cuối tuần, còn diễnnhững ngày thường ở Nhà hát TPHCM rất khó có khán giả”.  

Sau vở Bà chúa thơ Nôm,nghệ sĩ Linh Huyền tiếp tục dàn dựng vở mới, trước hết là tái dựng kịchbản Một ông, hai bà do chị sáng tác.

Khó kéo khán giả

Đa số đơn vị nghệ thuật trong và ngoài quốc doanh đều mong muốn kéo khán giả đến điểm diễn mới bằng vở mới nhưng than kịch bản cải lương khan hiếm lắm. Do vậy các đoàn bắt buộc phải diễn vở cũ trước rồi mới dám khai trương vở mới. Các điểm diễn mới này cũng chỉ có thể nhường cho cải lương những suất diễn vào các đêm đầu tuần. Các vở diễn cải lương thường kết thúc quá khuya, khán giả ngại đến xem vì phải đi làm vào sáng sớm hôm sau. Đó cũng là những lý do không dễ gì kéo được khán giả đến điểm diễn mới.

Theo Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.