Chất lượng phim truyền hình Việt: Xin đừng thả nổi!

Giờ đây, những lo lắng về thiếu phim phát sóng đã bị bỏ lại đằng sau. Sự cạnh tranh giữa các hãng phim trong năm 2011, chủ yếu là ở chất lượng. Dịp Tết Tân Mão vừa qua, nếu có dịp theo dõi phim Tết trên truyền hình, hẳn nhiều khán giả sẽ ngỡ ngàng bởi có quá nhiều phim xếp hàng chờ lên sóng, đến nỗi, trước và sau Tết cả chục ngày, khán giả vẫn còn được thưởng thức hương vị... phim Tết

Còn nhớ cách đâygần 1 năm, khi Nghị định 54/2010 NĐ-CP có hiệu lực, quy định tỉ lệ thời lượngphát sóng phim truyện Việt Nam của mỗi đài truyền hình phải đạt ít nhất 30% sovới tổng số thời lượng phát sóng phim, nhiều người cho rằng điều này rất khóthực hiện.

Giờ đây, những lo lắng về thiếu phim phát sóng đãbị bỏ lại đằng sau. Sự cạnh tranh giữa các hãng phim trong năm 2011, chủ yếu làở chất lượng.

Dịp Tết Tân Mão vừa qua, nếu có dịp theo dõi phim Tết trên truyền hình, hẳnnhiều khán giả sẽ ngỡ ngàng bởi có quá nhiều phim xếp hàng chờ lên sóng, đếnnỗi, trước và sau Tết cả chục ngày, khán giả vẫn còn được thưởng thức hươngvị... phim Tết.

Tuy nhiên, không phải bộ phim nào cũng đáng để xem (dẫu là giải trí). Và sẽ ngạcnhiên hơn nữa, ngay trong không khí Xuân rộn ràng ấy, nhiều hãng phim ở TP. HồChí Minh từ ngày mùng 4 Tết đã đem quân ra trường quay bấm máy những bộ phim mớiđể kịp phát sóng trong năm 2011. Tiếp nối thành công của năm 2010 về mặt sốlượng, ước tính, trong năm 2011 này, sẽ có khoảng 5.000 tập phim truyền hìnhViệt xếp hàng chờ lên sóng.

Do số lượng các hãng phim tư nhân nhập cuộc sản xuất phim truyền hình quá nhiều,nên không hiếm cảnh, phim làm xong vẫn phải mòn mỏi xếp hàng đợi sóng. Tiêu biểuphải kể đến 2 bộ phim truyền hình được thực hiện để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội là “Trần Thủ Độ” và “Huyền sử thiên đô”.

Mặc dù, Đại lễ đã qua đi gần nửa năm, nhưng cả “Trần Thủ Độ” và “Huyền sử thiênđô” vẫn chưa có dịp lên sóng. Tình trạng “xếp hàng” này, cũng phổ biến với nhiềuhãng phim “thấp cổ bé họng” khác như dự án phim “Cá Gô, em yêu anh”, “Cuối đườngbăng” do Cty Trí Việt sản xuất, tuy sản xuất xong đã lâu, nhưng vẫn chưa có lịchchiếu.

Chất lượng phim truyền hình Việt: Xin đừng thả nổi!
Phim “Cá Gô, em yêu anh” tuy sản xuất xong đã lâu, nhưng vẫn chưa có lịch chiếu.

Đã qua rồi cái thời, cứ sản xuất phim là đượctruyền hình mua phát sóng. Bây giờ, ngoài quan hệ với các Đài truyền hình, nhàsản xuất muốn bộ phim do mình thực hiện lên sóng còn phải giỏi xin quảng cáo đểđem về lợi nhuận cho nhà đài. Đó là quy luật tất yếu của thị trường. Bởi từ chỗchỉ có 2 hãng phim nhà nước là VFC và TFS tham gia sản xuất phim Việt, đến nay,thị trường đã trở nên sôi động với trên 30 hãng phim tư nhân cùng góp mặt. Miếngbánh ắt phải chia phần. Nhưng cho dù số lượng có tăng đến mấy mà chất lượng phimkhông đảm bảo thì chẳng mấy chốc, khán giả sẽ quay lưng lại với phim truyền hìnhViệt...

Nói như ông Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc Hãng phim TFS:“Phim ảnh là một trong những nguồn thu chính của truyền hình. Thời gian qua,phim truyền hình đã giải quyết được vấn đề: Phim Việt cho người Việt. Nay, khicung và cầu phim truyền hình đã tương đương, thì theo quy luật, khán giả muốnxem phim Việt có chất lượng. Để giải “con toán” chất lượng phim, cần bắt đầu từkhâu nhận thức của những người làm phim, nhà sản xuất, nhà đài, bởi vì đó là vấnđề đạo đức, nhân cách nghề nghiệp”.

Hiện nay, đa phần các hãng đều sản xuất phim với tốc độ “chóng mặt”, trung bình1,5 đến 2 ngày/tập; kịch bản mua của nước ngoài rồi Việt hóa, diễn viên thì mờica sĩ, người mẫu để dễ “câu” khán giả... Cuộc sống của những người làm phim cũngtrở nên sung túc hơn, bởi cùng một lúc chạy sô vài ba phim... Nhưng chính thựctế này đã kéo theo việc, các nghệ sĩ không có thời gian để nghiên cứu kịch bản,diễn viên ra phim trường không nhớ thoại, diễn thiếu cảm xúc... khiến khán giảphải lắc đầu chào thua.

Nhìn vào danh sách những bộ phim truyền hình đã và đang chuẩn bị lên sóng mànảnh nhỏ trong năm 2011, có thể thấy những bộ phim tình cảm lãng mạn, với cáctình tiết kiểu “tình - tiền - tù tội” vẫn chiếm thế thượng phong. Trong khi đó,dòng phim chính luận dường như vẫn là “món ăn” tinh thần độc quyền của VTV,TFS... Phim Việt đã chiếm sóng các kênh truyền hình, lấn át được phim ngoại, đólà một tín hiệu đáng mừng. Nhưng nếu chất lượng phim truyền hình Việt Nam cứđược thả nổi như hiện nay, phim làm ra không chạm được đến trái tim khán giả,chắc chắn một ngày không xa, phim Việt sẽ bị chính công chúng của mình “tẩychay”.

TheoLê Thanh Bình
Đại Đoàn Kết


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.