Èo uột phim tài liệu khoa học

Đạo diễn, NSƯT Nguyễn Như Vũ (Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương) cho rằng trong lĩnh vực phim tài liệu, Việt Nam thua xa thế giới cả về yếu tố công nghệ, tài chính và con người. Cách làm phim vẫn theo nếp cũ: hầu hết phim được sản xuất theo đơn đặt hàng của Nhà nước với mục đích tuyên truyền

Đạo diễn, NSƯT Nguyễn NhưVũ (Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương) cho rằng trong lĩnh vực phimtài liệu, Việt Nam thua xa thế giới cả về yếu tố công nghệ, tài chính và conngười.

Cách làm phim vẫn theo nếp cũ: hầu hết phim được sản xuất theo đơn đặt hàngcủa Nhà nước với mục đích tuyên truyền.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng phòng phim tài liệu khoa học - Đài truyềnhình Việt Nam, nói: “Để có được những bộ phim hay, hấp dẫn, các đạo diễnphải đối diện với rất nhiều khó khăn, ngoài thiết bị, thời gian thì kinh phívẫn là mối quan tâm đau đầu nhất”.

Thiết bị cũ kỹ

Theo đạo diễn Hoài Nam, bêncạnh những khó khăn chủ quan và khách quan như nhiều thể loại phim khác,phim tài liệu khoa học của Việt Nam nói chung và Truyền hình Việt Nam nóiriêng gần như không có phương tiện kỹ thuật hiện đại. Hầu hết người làm phimtài liệu khoa học không có thiết bị chuyên dụng, vẫn phải dùng máy ghi hìnhthông thường. Khi ghi hình từ xa về hoạt động của chim bồ câu Nicobar có têntrong Sách Đỏ thế giới tại Côn Đảo, mọi người phải giữ khoảng cách với tổchim để chúng không hoảng sợ. Không có máy ghi hình chuyên dùng, đoàn làmphim nghĩ ra cách dùng camera bảo vệ để quay. Tuy trở thành những người đầutiên ở Việt Nam ghi hình đầy đủ về cuộc sống của loài chim quý nhưng họ phảichấp nhận chất lượng hình ảnh rất kém.   

Èo uột phim tài liệu khoa học
Để thực hiện những thước phim về cuộc sống của động vật phải mất nhiều năm.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm chobiết, ở nước ngoài, chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực cùng tham gia làm phimvới sự hỗ trợ của công nghệ mới như 3D. Ví dụ, khi làm phim về loài chim ditrú, người ta có cả người huấn luyện chim đầu đàn bay theo quỹ đạo mà đạodiễn cần.

Ngoài ra, sức lực của ngườilàm nghề có hạn, trong khi dòng phim này đòi hỏi nhiều thời gian. Phim vềcuộc sống của động vật theo chu kỳ vòng đời phải mất hàng năm hay nhiều năm.“Để làm 8 tập phim Nghệ thuật ngụy trang của động vật, đoàn làm phim phảithực hiện tại nhiều địa điểm, nhiều hệ sinh thái khác nhau trong cả nước, từvịnh biển Nha Trang, Côn Đảo tới rừng Cúc Phương, vườn quốc gia Nam CátTiên... trong nhiều năm”, đạo diễn Hoài Nam cho biết.

Nhà đầu tư thờ ơ

Nhiều phim tài liệu của Việt Nam giành giải cao tại các liên hoan phim trongnước và quốc tế, ví dụ Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai (1998), Trở lại Ngư Thủy(1999), Chị Năm Khùng (2000), Chốn quê (2001), Còn lại với thời gian (2006)…Tuy nhiên, các nhà đầu tư không mấy mặn mà với việc sản xuất phim tài liệu.Đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm cho biết: “Ban khoa giáo, Đài truyền hình ViệtNam, nơi chúng tôi đang làm việc đã có phương án xã hội hóa, nhưng vẫn chưalàm được. Nguyên nhân ngoài chất lượng chưa cao, còn một nguyên nhân quantrọng nữa khiến các nhà đầu tư đến rồi lại đi là lượng người xem VTV2 khôngnhiều”.

Èo uột phim tài liệu khoa học

Theo ông Lâm, cách sắp xếpthời gian, thời lượng phát sóng vẫn chưa hợp lý. Hiện nay, vào 21h30  ngàythứ 2, 4, 6 hằng tuần, VTV2 phát phim tài liệu khoa học, nhưng đây chỉ làmột chương trình đơn lẻ, chưa có tính hệ thống. Thua kém nhiều so với phimtài liệu thế giới, phim của Việt Nam mới chỉ thu hút được một lượng nhỏ khángiả. Ông Lâm đề xuất nhà đài sắp xếp chương trình phát sóng hợp lý hơn vàquy hoạch thêm một số chương trình chuyên biệt.

Khán giả muốn xem nhiều phim tài liệu thường phải đợi các dịp lễ, kỷ niệm,liên hoan… Đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm cho rằng, phim tài liệu chiếu trên tivi ngày càng được cải thiện về số lượng cũng như chất lượng, nhưng vẫn rấtkhó cạnh tranh với các chương trình giải trí đang tràn ngập trên sóng truyềnhình. Để tác phẩm của mình đến với đông đảo công chúng, Hãng phim Tài liệuvà Khoa học Trung ương thường xuyên cung cấp danh sách phim mới cho đối tácnhư các đài truyền hình, bảo tàng…

Theo Đất việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.