Hồn xưa phim Việt đâu rồi?

“Giờ đây tôi không dám đóng phim vì người ta làm chụp giật quá! Nhiều diễn viên không hiểu nhân vật mà mình thủ vai, thậm chí có người không đọc kịch bản, cứ đến trường quay rồi trợ lý đạo diễn xé cho tờ kịch bản, hướng dẫn qua loa và có người nhắc vở. Đóng như thế thì làm sao hay được!”, NSND Trà Giang thốt lên

“Giờ đây tôi không dámđóng phim vì người ta làm chụp giật quá! Nhiều diễn viên không hiểu nhân vậtmà mình thủ vai, thậm chí có người không đọc kịch bản, cứ đến trường quayrồi trợ lý đạo diễn xé cho tờ kịch bản, hướng dẫn qua loa và có người nhắcvở. Đóng như thế thì làm sao hay được!”, NSND Trà Giang thốt lên.

NSND Trà Giang cho rằng, khác biệt rõ nét giữa thế hệ diễn viên xưa và naylà sự say mê và tình yêu với điện ảnh. “Dù các bạn trẻ giờ đây có nhiềuđiều kiện tiếp xúc với điện ảnh thế giới nhưng các em ôm đồm nhiều việc quá,nào là thời trang, ca hát và cùng một lúc đóng rất nhiều phim nhưng khôngphim nào các em hiểu nhân vật mình đóng”, bà nói.

Cần học, chậm mà chắc

“Tôi cho rằng khán giả vẫn rất ái mộ và trân trọng những diễn viên thế hệchúng tôi và thực sự họ vẫn yêu mến phim Việt Nam. Nhưng rất buồn là nềnđiện ảnh Việt tiến chậm quá, thậm chí còn bước hụt”, NSND Thế Anh nhậnxét.

Hồn xưa phim Việt đâu rồi?
NSND Trà Giang là nữ diễn viên Việt Nam đầu tiên giành giải nữ diễn viên xuất sắc nhất tại LHP quốc tế với vai o Dịu trong Vĩ tuyến 17 ngày và đêm.

Ông cho rằng, vấn đề cốt lõiđể vực điện ảnh lên là phải tăng cường đào tạo và Nhà nước cần quan tâm đúngmức đến việc này. NSND Thế Anh học bốn năm trong nhà trường, đi tu nghiệp ởLiên Xô và Đức, về nước một năm mới bắt đầu đóng bộ phim đầu tiên là Nổigió.

Ông ngậm ngùi: “Các diễn viên bây giờ hơn hẳn thế hệ chúng tôi về hìnhthức và tiền bạc. Nhưng có thực tế đáng buồn là có người đi đóng phim cònmưu cầu danh tiếng để tìm kiếm đại gia. Nhiều người mẫu, hoa hậu đóng phim,tuy đẹp nhưng diễn xuất tệ. Chẳng hạn Jennifer Phạm trong Đại gia đình giốngnhư búp bê biết nói. Nhiều người đẹp diễn xuất cứ “trơ trơ” ra, không chútcảm xúc. Nếu các vai diễn đó rơi vào tay Như Quỳnh, Lê Vân… thì sẽ hoàn toànkhác. Vì thế nên mới có trường hợp diễn viên trẻ đi thi diễn xuất và muagiải”.

Hồn xưa phim Việt đâu rồi?

NSND Thế Anh cho rằng, đấtnước ngày càng phát triển, nhưng nhiều người không muốn đi theo con đườnghọc hành, mà chỉ muốn nổi nhanh bằng cách “mua bán”. “Diễn xuất trongđiện ảnh đòi hỏi rất nhiều, không phải cứ đeo cái kính vào là thành tríthức, đeo râu vào là thành tướng cướp, mà phải qua đào tạo”, ông nói.

Phim xưa lên ngôi

Tại Hội chợ băng đĩa 2010 diễn ra ở TP HCM từ  25 – 27/6, bản DVD của nhiềubộ phim Việt Nam làm cách đây hàng chục năm như Biệt động Sài Gòn, Đến hẹnlại lên, Bến không chồng, Đêm hội Long Trì, Cô gái trên sông, Vĩ tuyến 17ngày và đêm, Chị Tư Hậu, Con chim vành khuyên, Em bé Hà Nội... xuất hiệntrang trọng cạnh những phim 3D của Hollywood như Avatar, Alice inwonderland… 

NSND Trà Giang và NSND Thế Anh tỏ ra vô cùng xúc động khi các tác phẩm điệnảnh Việt Nam vang bóng một thời được đông đảo công chúng, đặc biệt là giớitrẻ, đón nhận. “Tất cả đều chung một nhận xét là ngày xưa diễn viên đóngthật hơn, câu chuyện gần gũi hơn và dễ rung cảm hơn”, NSND Trà Giangnói.

NSND Trà Giang và NSND Thế Anh nói về hội chợ băng đĩa trong tâm trạng phấnkhởi, bởi đây là điều họ mong ước từ lâu. “Tôi đã nhiều lần đề cập vớiCục điện ảnh nhưng không mấy ai để ý đến. Nhiều khán giả hỏi tôi làm thế nàođể xem lại những phim từ ngày xửa ngày xưa. Ngay bản thân tôi cũng ao ướcmình có nhiều tiền để in những bộ phim của mình ra để lưu lại. Từ một bảnphim, muốn in ra đĩa thì phải mất 7 - 8 triệu đồng. Còn bây giờ chỉ 50.000đồng để làm một đĩa”, NSND Thế Anh cho biết.

Đông đảo người đến hội chợ mua DVD phim kinh điển của Việt Nam, đặc biệt làVĩ tuyến 17 ngày và đêm, Nổi gió, Biệt động Sài Gòn… “Rõ ràng khán giảbây giờ vẫn tìm về “cội nguồn”… Đó là điều rất mừng”, ông nói.

Theo Đất việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.