Hot boy nổi loạn: Trung tính?

Một cái tựa phim dài nhất Việt Nam từ trước đến nay. Trailer với những hình ảnh bỏng mắt. Dàn diễn viên là những cái tên đang hot. Và hơn hết là lần đầu tiên đề tài đồng tính được mang ra công khai với 1 góc nhìn nhân bản của điện ảnh Việt. Tất cả đã làm cho bộ phim được trông ngóng từ những ngày thai nghén.

Một cái tựaphim dài nhất Việt Nam từ trước đến nay. Trailer với những hình ảnh bỏngmắt. Dàn diễn viên là những cái tên đang hot. Và hơn hết là lần đầu tiên đềtài đồng tính được mang ra công khai với 1 góc nhìn nhân bản của điện ảnhViệt. Tất cả đã làm cho bộ phim được trông ngóng từ những ngày thai nghén.

Những thânphận bần cùng được yêu thương và đồng cảm

Hơn 2 giờ đồnghồ Vũ Ngọc Đãng đã cho khán giả thưởng thức một bức tranh vẽ thân phậnngười. Dùng gam màu xám để làm nền cho bức tranh của mình, các nhân vật hiệnra phía trước phông nền đó với những số phận đầy nghiệt ngã. Không phải lànhững gái làng chơi, những chàng gay làm nền và bị đem ra cười cợt như cácbộ phim khác, Hotboy nổi loạn bật lên 1 sức đồng cảm đáng kinh ngạc chonhững con người ở dưới đáy xã hội và phải sống bằng những nghề bị xã hộikhinh rẻ. Mỗi cá thể đó tưởng như sống rời rạc, trơ trọi cả thể xác và tâmhồn, song đã nhích lại gần nhau để “bớt cô đơn” - lời nhân vật Lam, theo 1cách người nhất của mình. Hiện thực được phơi bày thông qua 3 thân phận tiêubiểu của đáy xã hội: 1 kẻ khù khờ, câm nín nhặt ve chai, 1 gái làng chơi đãtàn tạ và những callboy lay lắt qua ngày bằng thân xác. Người xem sau hếtnhững nghi kị ban đầu về gái, về gay, sau những thông cảm cho những kiếpngười trôi dạt, sau những đồng cảm về những kẻ bị cuộc đời khinh rẻ chính lànỗi yêu thương cho sự cô đơn cùng cực trong những tâm hồn đã chai sạn và mấthết ý chí đấu tranh, chấp nhận số phận.

Hot boy nổi loạn: Trung tính?
 

Hiếu Hiền,Phương Thanh, Vĩnh Khoa, Lương Mạnh Hải đã lột tả tương đối trọn vẹnnhững con người bần cùng, sống chung trong xã hội nhưng đứng bên lề xãhội. 2 câu chuyện tuy riêng lẻ nhưng được hòa quyện 1 cách hợp lý trongmấy mươi phút phim, âu có lẽ vì dù là gái điếm, là callboy, hay chàngkhùng lượm ve chai thì cũng chỉ đều được xem là 1 hạng người thấp bétrong cái xã hội văn minh này. Xã hội chối bỏ những người đồng tính,khinh rẻ những kẻ buôn phấn bán hoa, và họ bằng nhiều cách đã làm mìnhtrở thành hàng hóa. Nhưng rồi, sau hết những lăn lộn đời thường, trầntrụi và xác thịt nhất, ai cũng cần được yêu thương, ai cũng cần 1 chỗdựa để tiếp tục tồn tại. Và Vũ Ngọc Đãng đã bồi đắp cho bức tranh củamình thấm đẫm tính nhân văn và sự yêu thương.

Hơi tiếc cho bức tranh lại chỉ được vẽ bằng gam màu trung tính

Không nghi ngờtài năng của Đãng qua cách chọn diễn viên rất hợp vai và diễn xuất tốt, cùngnhững khuôn hình đầy nghệ thuật. Và cái đáng khen của anh là dám chọn lựa 1đề tài nhạy cảm để đối diện và khai thác những góc nhìn mà nhiều người e dèkhi làm nghệ thuật bằng hình. Qua bộ phim, ít nhiều sẽ có những đồng cảm vàrộng mở hơn với người đồng tính, sẽ có những yêu thương hơn với những cô gáibán hoa, những người kiếm sống bằng rác của xã hội.

Tuy nhiên! Giá như bức tranh Đãng vẽ ra mạnh dạn dùng nhiều hơn những màunóng, để cái khốc liệt được bộc lộ hết, có lẽ sức rung động còn mạnh mẽ hơnnhiều. Tôi hồ nghi một là Đãng thích màu trung tính hơn 2 gam nóng lạnh, chứkhông phải không biết dùng, hai là chúng xuất phát từ sự “duy ý chí” trongchính suy nghĩ của tác giả.

Đó chính là sự cưỡi ngựa xem hoa khi đối diện với những vấn đề, và những conngười trong những góc khuất cuộc sống. Nỗi đau kia chưa hẳn vì hời hợt màphải chăng vì cách kể chưa cho thấy những thân phận kia thật sự bị dồn xuốngđáy xã hội.

Một vài chi tiết trong phim không biết có phải do bị cắt bớt cảnh khiến nộidung hơi khó hiểu? Tại sao Long lại bị đánh đến thương tích đầy mình? Sốphận của Đông sau khi bị đâm cũng bị bỏ ngỏ?...

Bộ phim có tên tiếng Anh là Lost in paradise - Lạc giữa thiên đường. Nhưngbức tranh Đãng vẽ nên chưa cho thấy sự đối lập giữa cái địa ngục nằm ẩntrong thiên đường đó. Thiếu đi sự đối lập, những mâu thuẫn đó cái nghềnghiệp và những thân phận kia chưa thật sự trở thành nạn nhân!

Hot boy nổi loạn: Trung tính?
 


Sự “duy ý chí” của 2 tác giả trong lý giải số phận đã không thể làm bậtlên tư tưởng chủ đạo của phim.

Thông điệp phim gửi gắm chính là hãy yêu thương, trân trọng và đồng cảmcho những phận người đã bị xã hội chà đạp và vùi xuống tận đáy. Nhưngqua những gì thể hiện, dường như ta chỉ cảm thấy Lam, Hạnh và nhữngngười khác trong phim cam phận với kiếp sống của mình, đoạn đối thoạicủa Lam và Khôi trước khi chia tay được đặt vào miệng nhân vật những câuthoại khá sách vở, nhưng rồi Lam lý giải cho sự không lối thoát của mìnhlà “vì anh là đĩ chuyên nghiệp”!!! Họ, những con người đáng thương, rấtđáng thương khi bị xã hội là tác nhân đưa đẩy sang bên lề (Hạnh bị chếtvịt nên trôi dạt lên Sài Gòn làm gái, Khôi bị gia đình kì thị nên vàoSài Gòn, Lam sau cuộc làm tình tay 3 với chính người yêu của mình vàkhách đã cam tâm làm đĩ) nhưng chưa 1 ai thật sự đấu tranh để chạy thoátsố phận. Chỉ là sự nói xuông theo kiểu đã cố gắng nhưng không thể. Nhưngcố gắng thế nào thì thời lượng ít ỏi của phim không cho thấy. Có thểchính cuộc sống kéo dài với sự ê chề của nghề nghiệp đã thui chột ý chívà nuôi lớn sự bạc nhược thay cho đấu tranh, nhưng tôi nghĩ, dù anh cólà hạng cùng đinh của xã hội hay 1 trí thức trong văn minh, thì ý chí tựthân để đạt được điều mình muốn khi gặp khó mới có thể tạo nên sự yêuthương đi kèm với trân trọng từ người khác, nếu không mãi mãi nó chỉ làsự thương hại.

Giá như những phận người đó đã làm hết sức để ngoi lên nhưng vẫn bị khắcnghiệt cuộc đời kéo xuống bằng sự dụng công của tác giả cũng là đạodiễn, có lẽ bộ phim sẽ thật sự có sức nặng.
Vẫn là 1 trong số những bộ phim đáng xem xét về yếu tố thương mại haytính nghệ thuật, song chỉ tiếc cho bức tranh chưa thật sự có chiều sâu.

Theo Phạm Minh Mẫn
Thể ThaoTPHCM


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.