Khi nhân vật... lạc giọng

Người đàn bà Huế trong "Trăng nơi đáy giếng" cuối cùng đã phải nói...giọng Nam vì đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn không thể tìm ra ai hơn Hồng Ánh.

Người đàn bà Huế trong "Trăngnơi đáy giếng" cuối cùng đã phải nói...giọng Nam vì đạo diễn Nguyễn Vinh Sơnkhông thể tìm ra ai hơn Hồng Ánh. Cô gái điếm miền Tây trong "Cánh đồng bất tận"sau nhiều phương án cuối cùng dừng lại ở một chất giọng Bắc: Đỗ Hải Yến.

Nhân vật "lạc giọng" - phần nàocho thấy: Dù hai chữ "castinh" đã trở nên quen thuộc với điện ảnh Việt Nam, dùhiện tượng ca sĩ, người mẫu...đá lấn sân sang điện ảnh ngày càng phổ biến (đếnmức có bài báo giật tít: "Phim Việt hay live show ca nhạc"), thì việc "đãi cáttìm diễn viên" vẫn là một câu chuyện dài mà trong đó, người "lạc giọng" có khilại chính là...đạo diễn.

Casting thời...Internet

Vai trò của các chuyên gia tuyểnvai (casting) tại các nền điện ảnh lớn, đặc biệt là Hollywood đặc biệt quantrọng. Vị trí của họ được đặt ngang với quay phim, thậm chí là đạo diễn và nhàsản xuất. Nếu để ý, bạn sẽ dễ dàng nhận ra dòng chữ "Casting by..." xuất hiện ởhầu hết các bộ phim lớn bởi họ là những "kẻ đánh hơi", tìm ra những gương mặtphù hợp cho từng vai diễn, dù là những ngôi sao hạng A hay những gương mặt bìnhthường chưa từng bước lên màn ảnh.

 
Khi nhân vật... lạc giọng
Khi nhân vật... lạc giọng Khi nhân vật... lạc giọng

Hải Yến vào vai cô giá điếm sương trong Cánh đồng bất tận

Ở Việt Nam, trong vài năm gầnđây, mặc dù hai chữ casting đã trở nên quen thuộc hơn với sự xuất hiện của cáccông ty chuyên tuyển vai thuê nhưng để tìm kiếm từ đây một "phát hiện để đời"thì quả thật, chưa có. Làn sóng xã hội hóa truyền hình với số lượng phim đượcsản xuất ở mức độ chóng mặt - đó chính là mảnh đất màu mỡ để các công ty castingphát triển, và ít nhiều đã giúp giảm tải được phần nào gánh nặng cho các nhà sảnxuất và đạo diễn. Tuy nhiên "quyền sinh quyền sát" lại không phải thuộc về cácchuyên gia casting này mà là đạo diễn và cao hơn, là nhà sản xuất.

Giới làm phim hay nói đùa, màcũng rất...thật rằng đạo diễn là "vua", là "bố", là người nắm "quyền sinh quyềnsát" trong tay. Ông nào khó tính thì cứng đầu chọn cho kỳ được diễn viên hợpvai. Còn thì thích cho ai vào vai nào thì cho, có khi chỉ vì những mối quan hệquen biết, "vì nể" ai đó, hay chỉ vì anh ca sĩ này xinh trai, cô người mẫu kia"hot" mà mời vô phim để câu khách,chẳng cần tổ chức casting cho mệt. Làm phimthời "fast-food", sức ép thời gian và tiến độ ngày càng tăng, tiền thì chỉ có"bi nhiêu", chuyện bỏ nhiều tháng trời lặn lội hết tỉnh này đến thành phố kia đểtìm một diễn viên phù hợp với vai diễn gần như là chuyện không tưởng.

Lý do vì trong guồng máy sản xuấtphim, thời gian còn qúy hơn cả vàng, hơn cả tiền và thời gian thì cũng là tiền.Do đó, người ta lập kế hoạch cho từng công đoạn rất sát sao, không để một khâunào chậm trễ ảnh hưởng đến tiến độ của khâu khác. Điều đó đòi hỏi đạo diễn phảitìm cho xong diễn viên trong một thời gian nhất định, nếu không thì chỉ có cáchlà giải tán đoàn phim hoặc cho đoàn phim tạm nghỉ.

Với sự giúp đỡ của các công tycasting và mạng internet, việc chọn diễn viên hiện nay với các đạo diễn có vẻ dễdàng hơn trước đây, được chuyên môn hóa, hiện đại hóa rất nhiều so với trước. Sựxuất hiện các công ty casting là kết quả tất yếu của xu hướng làm phim hiện nay.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh thú thựcrằng nếu không có Internet và công ty casting thì ông khó lòng chọn được 7 diễnviên người Mỹ cho phim "Đừng đốt". Ngồi ở Việt Nam, qua màn hình máytính, hàng ngày ông vẫn có thể theo dỗi việc tuyển chọn diễn viên cách xa hơnnửa vòng trái đất, kể cả việc chọn bối cảnh để quay. Nếu không có internet thìtrước khi quay, chắc chắn đạo diễn sẽ phải sang Mỹ để giám sát tất cả các côngviệc này. Dĩ nhiên đây là trường hợp cá biệt.

Thông thường thì việc chọn diễnviên phải được thực hiện trực tiếp trước ống kính (máy ảnh, máy quay) với sựquan sát của đạo diễn, người có tiếng nói quyết định cuối cùng. Trong công đoạnnày không gì thay thế được sự giao lưu, tiếp xúc trực tiếp giữa đạo diễn và diễnviên.

Hành trình đưa những gương mặtmới ra ánh sáng

Đạo diễn Đặng Nhật Minh được biếtđến với nhiều bộ phim đã xếp vào hàng kinh điển của điện ảnh Việt Nam và rấtnhiều diễn viên trong phim của ông gần như sinh ra là để dành cho vai diễn ấy,như Minh Châu trong "Cô gái trên sông", Lê Vân trong "Bao giờ cho đếntháng 10", Thúy Hường, Tạ Ngọc Bảo trong "Thương nhớ đồng quê", BùiBài Bình và Lan Hương trong "Mùa ổi"...

Đạo diễn Đặng Nhật Minh cũng nổitiếng khó tính với việc chọn diễn viên. Mỗi một phim ông đều cố gắng tìm ra mộtgương mặt mới và ít khi mời lại lần thứ hai trong một bộ phim khác. Việc chọndiễn viên Minh Hương vào vai liệt sỹ Đặng Thùy Trâm trong phim "Đừng đốt"cũng là  một trong số đó. Trong khi chọn diễn viên cho bộ phim này ông cũng mờimột vài diễn viên có tên tuổi đến quay thử nhưng cuối cùng Minh Hương đã đượcchấm vì cô đáp ứng được những tiêu chí được đặt ra ngay từ đầu.

Khi nhân vật... lạc giọng
Khi nhân vật... lạc giọng

Hồng Ánh trong "Trăng nơi đáy giếng"

Điện ảnh Việt Nam chưa có dnahxưng nào cho những chuyên gia tuyển vai nhưng thực tế đã có những nhà làm phimcó tài và có duyên trong việc phát hiện ra những gương mặt mới, biết tìm nhữnggương mặt phù hợp cho từng vai diễn. Cái tên số 1 cần nhắc đến là Nhuệ Giang.Chị chính là người đã tìm ra Thuý Hường, Tạ Ngọc Bảo cho "Thương nhớ đồng quê"của đạo diễn Đặng Nhật Minh và cũng chính là người đã đưa Lan Hà "ra ánh sáng".

Nhuệ Giang gặp Lan Hà tại Huế khiđang tìm diễn viên cho phim "Đời cát" của chồng, đạo diễn Nguyễn ThanhVân. Cô bé Gianh ngày nào trong "Đời cát" sau này tiếp tục xuất hiệntrong bộ phim "Trái tim bé bỏng" do chồng chị đạo diễn, bộ phim đã mangvề cho Lan Hà giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất Cánh diều vàng 2008 và giải Nữdiễn viên chính xuất sắc tại LHP VN lần thứ 16.

Cô bé Lan Hà trước khi bước vào "Đờicát" còn chưa biết phim ảnh là gì nhưng Nhuệ Giang đã nhìn thấy khả năngdiễn xuất tiềm ẩn của Lan Hà và quyết định chọn em. Cũng chính chị và đạo diễnNguyễn Thanh Vân đã làm thay đổi cuộc đời của chị Trần Thị Bé khi mời người phụnữ ctụ chân ở Quảng Trị ấy vào vai Hảo trong "Đời cát".

Một nhân vật dường như bước từmàn ảnh ra cuộc đời và một con người dường như tồn tại chỉ để dành cho vai diễnấy. Ngoài Lan Hà và chị Trần Thị Bé, "Đời cát" còn là bộ phim phát hiệnra Mai Hoa, người trước đó còn là một ẩn số với điện ảnh. Con mắt tinh đời củamột chuyên gia tuyển vai là ở chỗ đó.

Như Quỳnh, gương mặt cũ luôntỏa sáng đúng chỗ, đúng lúc.

Sự tinh tường của những người làmphim, những chuyên gia tuyển vai không chỉ dừng lại ở việc khám phá những gươngmặt mới, biến những người bình thường trở thành những nhân vật để đời trên mànảnh, mà họ còn phải biết cách làm mới những gương mặt quen - tưởng như đã "bịđóng đinh" bằng những vai diễn kinh điển - tỏa sáng thêm lần nữa.

Tuy nhiên, không nhiều diễn viêncó được khả năng biến hóa đặc biệt này. NSND Như Quỳnh là một trong số đố. Khôngthể tính nổi trong suốt 35 năm qua, chị đã đóng bao nhiêu phim, cả điện ảnh lẫntruyền hình. Ngay tại thời điểm này, khi đã "nhận sổ hưu", Như Quỳnh vẫn bận rộnvới các vai diễn.

Nếu có cuộc bình chọn diễn viênnào đóng nhiều phim nhất, đóng phim lâu nhất, tham gia phim của các đạo diễnViệt kiều và phim hợp tác nước ngoài nhiều nhất thì chắc chắn Như Quỳnh sẽ giànhngôi quán quân.

Gần như tất cả các bộ phim đángchú ý do các đạo diễn Việt kiều thực hiện từ "Sài Gòn nhật thực" (2007),"Áo lụa Hà Đông" (2006), "Hai cô con gái ông chủ vườn thuốc"(2006), "Hạt mưa rơi bao lâu" (2005) đến "Mùa hè chiếu thẳng đứng"(2000), "Xích lô" (1995), "Đông Dương"...đều có sự xuất hiện củachị. Có nhiều lý do để các đạo diễn nước ngoài chọn chị: Diễn xuất tốt, làm việcchuyên nghiệp và sở hữu một vẻ đẹo thuần Việt vốn đang bị lai căng và mất dầntrên màn ảnh.

Khi nhân vật... lạc giọng Khi nhân vật... lạc giọng

Như Quỳnh và một cảnh trong Mùa hè chiều thẳng đứng

Như Quỳnh là một diễn viên gạocội của điện ảnh Việt Nam, sự nổi tiếng và danh tiếng với chị đã qúa thừa nhưngNhư Quỳnh chưa bao giờ cư xử như một kẻ bề trên, còn với nghề, lúc nào chị cũngnghiêm túc.

Như Quỳnh không ngại casting khicó yêu cầu, cho dù đó là vai diễn nào. "Làm phim với các đạo diễn Việt kiềuít khi tôi phải casting nhưng với phim nước ngoài mà tiêu biểu là phim truyềnhình "Cô gái vàng" hợp tác với Hàn Quốc, tôi vẫn phải đi casting bình thường. Đaphần các diễn viên có tiếng một chút của Việt Nam chưa quen với việc đi casting,nếu có vai nào hợp, họ chỉ gặp đạo diễn nói chuyện là xong. Làm việc với đạodiễn nước ngoài hay Việt kiều rất thoải mái. Tôi có thể tự tin thể hiện sự nhạycảm của mình với nhân vật, cho phép tôi diễn tự nhiên chứ không áp đặt như đaphần các đạo diễn trong nước" - chị nói.

Không chỉ mời Như Quỳnh vào nhữngvai phù hợp, thậm chí có đạo diễn còn viết riêng những nhân vật dành riêng chochị mà tiêu biểu là Sương, một người phụ nữ nhẫn nhịn, thuần chất Á đông trong "Mùahè chiều thẳng đứng" của Trần Anh Hùng.

Hỏi Như Quỳnh:"Chị có cho rằngcác đạo diễn Việt kiều thường chọn chị vì chị sở hữu một vẻ đẹp thuần Việt hiếmcó?". Chị trả lời rất khiêm tốn với các hãng nước ngoài tôi nghĩ họ thấyvề mặt nghề nghiệp tôi đáp ứng được một phần nào đó yêu cầu của họ. Cũng có thểgương mặt của tôi có nét gì đó, thuần Việt cũng không hẳn vì nhiều diễn viên còncó vẻ đẹp thuần Việt hơn tôi, mà hợp với nhân vật thì đúng hơn, nên họ mời".

Không qúa lời khi cho rằng NhưQuỳnh - Gương mặt cũ luôn tỏa sáng đúng chỗ, đúng lúc. Với một diễn viên có khảnăng diễn xuất đa dạng như chị, có lẽ các chuyên gia tuyển vai sẽ không phảinhọc công đi tìm, quan trọng là họ nhìn thấy và biết khai thác điều gì ở chị.

Khi nhân vật... lạc giọng
Diễn viên Như Quỳnh trong Chơi vơi

Chuyện tìm diễn viên trong cácphim của tôi kể ra thì rất dài vì mỗi phim lại có những tình huống riêng, vaidiễn riêng, không phim nào giống phim nào. Tôi chỉ nghiệm ra một điều là trongcông việc này đòi hỏi người đạo diễn phải hết sức kiên trì, không nên vội hàilòng với sự lựa chọn tưởng như không thể nào hơn được nữa...Việc tìm chọn diễnviên, người đạo diễn không thể làm một mình được.

Anh ta có một đội ngũ những ngườitrợ lý. Do đó, người đạo diễn phải đề ra yêu cầu cho các trợ lý của mình thậtchính xác thì họ mới đem về cho anh những ứng cử viên thích hợp để lựa chọn. Cácdiễn viên trong các phim của tôi đều do các trợ lý hoặc phó đạo diễn phát hiệntrước.
 

ôi chỉ là người quyết định cuốicùng. Có một số gương mặt là tôi đã định sẵn trong đầu để mời ngay khi viết kịchbản như: Minh Châu, Lê Vân, Bùi Bài Bình...Nhưng cũng có diễn viên phải đi tìmrất lâu, thậm chí đến phút chót trước khi bấm máy mới tìm ra như Thúy Hường, TạNgọc Bảo chẳng hạn.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh:

Chọn diễn viên đúng đã đảm bảo một nửa thành công của bộ phim. Đạo diễn nào cũng biết điều đó nên không có đạo diễn nào dám coi nhẹ khâu này cả. Tuy vậy, cũng có đạo diễn vì làm liên tục hết phim này đến phim khác, nhất là phim video phải làm thật nhanh nên khâu chọn diễn viên không thể làm kỹ như mong muốn được. Hơn nữa những diễn viên có điều kiện tham gia đóng những phim nhiều tập, trong một thời gian dài...không phải dễ tìm. Do đó đạo diễn đành chấp nhận những trường hợp tuy không hợp vai lắm nhưng lại thuận lợi về mặt thời gian. Mặt khác các nhà sản xuất phim tư nhân phần lớn muốn chọn những diễn viên có hình thức đẹp, được công chúng hâm mộ..., do đó họ yêu cầu các đạo diễn mời các hoa hậu, người mẫu, ca sỹ...đóng phim mà không cần đặt nặng khả năng diễn xuất. Điều này cũng dễ hiểu htôi: họ cần thu hút sự tò mò của người xem để có doanh thu. Dó cũng là đặc điểm của những phim giải trí thương mại".

Theo Bích Hạnh
Khi nhân vật... lạc giọng

 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.