Những người thích “ngồi trên đống lửa”

Tác giả Vương Huyền Cơ cho biết: “Khi Cát Phượng chọn trong số 6 kịch bản được đọc để làm công tác đạo diễn tại Sân khấu nhỏ 5B, tôi bất ngờ khi Phượng chọn kịch bản Người hùng

Làm diễn viên chưa đủ, nhữngnghệ sĩ gạo cội như Hữu Châu, Cát Phượng muốn thử thách mình bằng vai trò đạodiễn và họ đã thành công bước đầu.

Hai vở kịch đangtạo dấu ấn đậm nét cho làng kịch TPHCM, sau mùa Tết là Chưa yêu sao hiểuđược (tác giả Vương Huyền Cơ; đạo diễn: Cát Phượng) đang diễn tại Nhàhát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM và Tình yêu chạy trốn (tác giả Mỹ Dung; đạodiễn: Hữu Châu) trên sân khấu IDECAF. Đây là hai vở diễn do chính haidiễn viên kịch dàn dựng.

Cát Phượng nổi máu... “khùng”

Bạn bè, đồng nghiệp khibiết Cát Phượng nhận lời tổ chức sản xuất và làm đạo diễn vở Chưa yêusao hiểu được tại Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TPHCM đều bảo với cô: “Bạnlại giở cái tính khùng à?”. Còn Cát Phượng thì cười và nói: “Thôi kệ, cứ“khùng” đi để được làm việc mình thích”. Nói thì mạnh miệng nhưng khibắt tay vào làm mới thấy “khùng” thật. Số tiền chi ra cho cảnh trí, âmnhạc, ăn tập, trang phục, đạo cụ... cứ nhảy múa trước mắt.

Những người thích “ngồi trên đống lửa”
Từ trái qua:  Nghệ sĩ Cát Phượng, NSƯT Ngọc  Giàu và nghệ sĩ Kiều Tuấn trong vở Chưa yêu sao hiểu được_

Thời gian dựng vở lại cậnTết, diễn viên đóng vai nam chính trong kịch đến giờ chót đã bỏ vai vìbận đóng phim truyền hình. Phượng chới với như “ngồi trên đống lửa”.Quyết định đôn diễn viên đóng vai phụ lên đóng vai chính, rồi từ mộtkịch bản đã từng được Sân khấu Kịch Sài Gòn dựng (vở Người hùng) cáchđây 3 năm, Cát Phượng đã biên tập lại, thêm thắt nhiều tình tiết, nhiềuvai diễn phụ để có được một vở Chưa yêu sao hiểu được rất tươm tất, ngọtngào và đúng chất Cát Phượng.

Tác giả Vương Huyền Cơcho biết: “Khi Cát Phượng chọn trong số 6 kịch bản được đọc để làm côngtác đạo diễn tại Sân khấu nhỏ 5B, tôi bất ngờ khi Phượng chọn kịch bảnNgười hùng. Xem lại vở Chưa yêu sao hiểu được, tôi hết sức bất ngờ vìPhượng đã tạo cho kịch nhiều dấu ấn đậm nét, nhất là hình ảnh bà ngoạibán chè ca vọng cổ để dạy các cháu biết sống hiếu thảo, rồi cảnh bàngoại dùng đòn gánh ra tay đánh bọn cướp”.

Với số vốn gần 100 triệuđồng đầu tư, sau gần 10 suất diễn, Cát Phượng cười thật tươi vì đã gầnhoàn lại vốn. Các suất diễn cứ hết vé, diễn viên thì phấn khởi vào vai,diễn hết mình, suất nào cũng dâng trào cảm xúc. Riêng Cát Phượng thì hămhở hơn, đang tiếp tục chọn lựa kịch bản để dàn dựng tiếp.

Nghệ sĩ Hữu Châu lên tay

Một lần nữa, khi xuấthiện với vai trò đạo diễn, nghệ sĩ Hữu Châu đã thật sự chứng tỏ khả năngdàn dựng những kịch bản mang chất văn học, đồng thời mang lại tiếng cườidễ thương, nhân văn cho khán giả.

Nếu hai vở Quan huyện vềlàng (tác giả Nguyễn Quốc) và Vùng đất cấm (tác giả Mỹ Dung) nghiêng hẳnvề hài kịch dân gian và thời phong kiến có nhiều hủ tục thì câu chuyệnTình yêu chạy trốn kể về hai mối tình: Ông Chiêu (Đại Nghĩa) yêu bà Hạnh(Phi Phụng) và anh Nhiên (Quang Tuấn) yêu Hạ Vy (Mỹ Duyên) trong cuộcsống đương đại. Hai thế hệ yêu nhau có xuất phát điểm khác nhau.

Cả hai người phụ nữ trongkịch đều mặc cảm nghèo. Thông điệp của vở rất dung dị: Khi đã yêu nhau,dẫu bị chia cắt, họ vẫn tìm được nhau. Ưu điểm của nghệ sĩ Hữu Châutrong việc dàn dựng vở kịch này là chọn cách xử lý không gian đa chiều,không rườm rà và giữ được tiết tấu sinh động. Hầu hết các nhân vật đềucó đất diễn để biến hóa.

Những người thích “ngồi trên đống lửa”
Cảnh trong vở Tình yêu chạy trốn

Đối diện thử thách

Trầm tĩnh và sâu sắc hơntrong vai trò đạo diễn, nghệ sĩ Cát Phượng đã quyết định chọn cho mìnhmột hướng đi mới trong năm 2011, đó là làm công tác đạo diễn. Một CátPhượng chịu chơi, liều lĩnh và đầy gai góc của 10 năm trước để tạo ranhiều sắc thái biểu cảm trên sàn diễn nay đủ bản lĩnh để làm những điềumà cô ôm ấp từ lâu. Cát Phượng tâm sự: “Giờ đã đến lúc phải sống chậmlại, làm những điều thật có ích cho nghề và cho bản thân”.

Trên sàn tập, Cát Phượngđã cùng các diễn viên mổ xẻ tính cách các vai diễn, cô đi vào tận cùngnhững câu hỏi để lý giải vì sao nhân vật phải hành động như thế. Chínhnhững câu hỏi đặt ra đã cho cô chìa khóa để mở cánh cửa nghề đạo diễn.Với nghề đạo diễn, cô biết mình sẽ đối diện với những thử thách khôngkém phần gai góc vì bản thân cô không qua trường lớp, về lý luận vàphương pháp dàn dựng cần phải được bổ sung cập nhật từng ngày nhưng côkhông nản chí, vẫn tiếp tục đi tới nhằm bổ sung vốn sống cho mình. Sốngchậm với cô không phải là dừng lại mà cố gắng đi thật vững vàng trên conđường nghệ thuật.

Nghệ sĩ Hữu Châu đã có 3tác phẩm đứng tên đạo diễn. Mỗi vở kịch của anh là một bất ngờ đầy thúvị đối với khán giả. Anh làm đạo diễn trước hết vì sự đồng cảm sâu sắcvới tác giả kịch bản, hơn nữa, đây là công việc mà anh yêu thích từnhững năm còn trẻ. Anh cho biết: “Tôi học diễn viên nhưng lúc nào cũngđặt mình vào tư duy đạo diễn để có thể giải đáp những câu hỏi cho vaidiễn của mình.

Bất kể kịch bản nào thìcác nhân vật đều có sự liên hệ như vệ tinh của nhau, bản thân mình xa lạvới nó tức là làm hỏng vai diễn và làm hư cả tuyến kịch. Tôi làm côngtác đạo diễn cũng là để làm quen với công tác biên kịch, sửa chữa kịchbản đồng thời học từ các diễn viên trẻ sự thanh xuân trong diễn xuất.Ngay cả với việc chọn nhạc, làm việc với cảnh trí cũng phải rất khoahọc... Tất cả là cơ hội để tôi học thêm và nâng cao kiến thức cho mình”.

Hữu Châu chia sẻ: “Tôivốn là diễn viên, làm đạo diễn là để hướng tới một con đường mới mẻ,đồng thời nâng cao vị thế của nghề diễn viên. Điều tôi tin là những nghệsĩ theo nghề đạo diễn như tôi thì không bao giờ chạy trốn tình yêu sàndiễn của mình”.

Theo Người laođộng



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.