Phim truyền hình Việt: Chờ đợi điều gì?

Thời gian, phim truyền hình Việt chiếu rất nhiều tác phẩm mua bản quyền từ nước ngoài rồi "Việt hóa" như Cô gái xấu xí, Ngôi nhà hạnh phúc..

Thời gian, phim truyền hìnhViệt chiếu rất nhiều tác phẩm mua bản quyền từ nước ngoài rồi "Việt hóa" như Côgái xấu xí, Ngôi nhà hạnh phúc... Nhiều khán giả đặt ra câu hỏi, liệu đó có phảilà tình trạng thiếu kịch bản, hay chỉ là chạy theo trào lưu?
 
Không phải đến khi công nghệ "Việt hóa kịch bản Hàn" hay "làm phim với ekip Hàn"xuất hiện người xem mới cảm nhận được sự yếu kém trong nhiều mặt của nền phimảnh nước nhà, nhất là khâu biên kịch và kịch bản. Trong tình thế vừa thiếu vàvừa yếu, rất nhiều nhà làm phim, đơn vị truyền hình đã cầu cứu công nghệ và conngười xứ sở Kim Chi như một biện pháp chữa cháy và xem đó như một sự hợp tác màviệc học hỏi được đặt lên hàng đầu.

Kịch bản phim Việt không tìmra hướng đi mới
 
Suốt hơn 30 năm phát triển, từ nền điện ảnh cách mạng đến công nghệ phim ảnhgiải trí, điện ảnh Việt nói chung vẫn cứ quanh quẩn mãi bên trong lũy tre làng.Làm một phép tính nho nhỏ, từ những ngày đất nước còn khó khăn, những thước phimnhựa được quay trong tình cảnh nghặt nghèo nhưng vẫn đảm bảo được chất lượngnghệ thuật, thì những bộ phim của thời đất nước phát triển thật sự không thểngang hàng chứ chưa nói đến phát triển hơn.

Phim truyền hình Việt: Chờ đợi điều gì?
Bản "Việt hóa" Ngôi nhà hạnh phúc của Hàn quốc đã không thành công như mong đợi.

Nghĩ đến phim ảnh phía Bắc lànghĩ ngay đến những ngôi làng cổ, đến cuộc sống nhân dân với những va chạmgiữa quyền lợi của con người. Nghĩ đến phim phía Nam là những cuộc tình tayba, tay tư giữa những người ngồi ở quán cà phê nhiều hơn ở nhà hay công sở.Thật sự, đề tài trong kịch bản phim Việt không có gì mới mẻ.
 
Nhìn ra các nền điện ảnh láng giềng, biên kịch của họ đã đi sâu sát vàonhững ngóc ngách khác nhau của cuộc sống để tìm cảm hứng sáng tác. Thập niên90, khán giả màn ảnh nhỏ liên tục chịu ảnh hưởng của làn sóng phim Nhật vớinhững "Oshin" hay "Tiếp viên hàng không" đến nỗi các bạn trẻ xem nghề tiếpviên là thời thượng, còn từ "ô-sin" đã đi vào từ điển Việt một cách lặng lẽvà... hiển nhiên.

Hay như trong nền điện ảnhHongkong, không thiếu những loại đề tài như ẩm thực, thể thao... hay thậm chíchỉ với đề tài về cảnh sát cũng có thêm hàng loạt những chủ đề nhỏ như cảnh sátchống bạo động, cảnh sát kinh tế, hải quan... Như thế mới thấy được biên kịchViệt Nam “lười” như thế nào.
 
Trong các bộ phim của Hàn Quốc hay Hongkong, người xem khi đi vào phim sẽ đượcmở ra rất nhiều kiến thức khác nhau không chỉ liên quan đến chủ đề của phim màcòn thấy được lối sống, văn hóa của đất nước khác. Còn với phim Việt, người xemthấy được nhiều sự hời hợt.

Như trong một phân đoạn Nguyên Vũvào vai một nhà kinh doanh đang thuyết phục những người khác về kế hoạch củamình. Những gì khán giả thấy là Nguyên Vũ đang cầm trên tay một bản thuyết trìnhnhư lịch treo tường (trong khi giờ đây máy chiếu đã trở nên quá phổ thông đốivới tác phong làm việc trong công sở), vừa lật vừa nói, còn nội dung trình bàythì được lược đi bằng việc lồng nhạc để cuối cùng kết lại bằng câu nói "tôi tinkế hoạch này sẽ thành công". Liệu những hình ảnh đó có thuyết phục được ngườixem?

Sự xuất hiện của yếu tố nướcngoài trong phim Việt
 
Biên kịch Việt làm không xong thì đành nhờ biên kịch người nước ngoài. Nghe cóvẻ rất hài hước nhưng sự thật chỉ với 3 tháng ở Việt Nam, các nhà biên kịch HànQuốc đã có thể viết được kịch bản "Mùi ngò gai", một cái tên rất Việt Nam so vớinhững tác phẩm khác do chính người Việt viết. Bộ phim sau khi trình chiếu đã thuhút được sự ý chú của đông đảo khán giả tuy rằng không thật sự thành công vì"đầu voi đuôi chuột", bộ phim được mở ra rất rộng nhưng lại có kết thúc khôngtrọn vẹn và khá chóng vánh.

Phim truyền hình Việt: Chờ đợi điều gì?
Phim Mùi ngò gai

Kịch bản tuy thiếu nhưng phimthì vẫn phải làm. Một giải pháp an toàn được chọn trong tình hình này là mualại kịch bản đã thành công để Việt hóa. Trên lý thuyết, không ai nghĩ rằngmột kịch bản phim đã rất thành công khi Việt hóa sẽ thất bại. Nhưng thực tếđã chứng minh điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Việc Việt hóa một kịch bảnnước ngoài không chỉ đơn thuần là chuyển ngữ mà còn là sự chuyển đổi uyểnchuyển những nét văn hóa trong suy nghĩ, ứng xử giữa hai dân tộc khác nhau.
 
Như trong bộ phim "Ngôi nhà hạnh phúc" vừa được trình chiếu, khán giả liêntục vấp phải những hạt sạn do quá trình Việt hóa chưa nhuần nhuyễn. Đơn cửtrong kịch bản gốc, nhân vật chính của Song Hye Kyo bị lừa du lịch sangTrung Quốc. Tại đây, do cô không thể nói tiếng Anh và nên phải nhờ sự giúpđỡ của Kim Sung Soo để đặt phòng khách sạn và lầm tưởng anh này là ngườinước ngoài.

Trong khi đó ở kịch bản Việt,Minh Hằng chỉ bị lừa ra Đà Nẵng và vẫn gặp tình huống hiểu lầm tương tự với LamTrường. Thật không thể lý giải vì sao những người Việt (dẫu là Việt Kiều) gặpnhau trên đất Việt lại dùng tiếng Anh để giao tiếp với nhau. Đây chỉ là mộttrong rất nhiều lỗi của "Ngôi nhà hạnh phúc".
 
Được biết, trong thời gian tới, hàng loạt phim Việt hóa như thế này sẽ tiếp tụclên sóng truyền hình như: Anh em nhà bác sĩ, Những nàng công chúa nổi tiếng,Vinh quang gia tộc... Không biết, khán giả có còn cảm giác trông đợi gì ở dòngphim này không?
 
Phải thay đổi
 
Nhìn chung, công nghệ sản xuất phim Việt vẫn còn nhiều hạn chế từ kỹ thuật quay,dựng phim, thu âm, lồng tiếng nhưng cái thiếu nặng nhất đó là đội ngũ chế táckịch bản và biên kịch. Chúng ta đã có thể quay được những khung hình rực rỡkhông thua gì thế giới nhưng chúng ta chưa có được một kịch bản để khi ngườinước ngoài nhìn vào đó để thêm hiểu, thêm yêu đất nước chúng ta, như chúng tavẫn đang yêu thích dòng văn hóa của xứ Kim Chi.

Theo VnMedia



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.