Sân khấu kịch phận ở thuê

Gây dựng một điểm diễn mới không dễ nhưng sau thời gian khán giả biết đến điểm diễn của mình thì họ bị cắt hợp đồng, phải ra đi.

Gây dựng một điểm diễn mớikhông dễ nhưng sau thời gian khán giả biết đến điểm diễn của mình thì họ bịcắt hợp đồng, phải ra đi.

Thêm một sân khấu xã hội hóavừa trả lại mặt bằng cho cơ quan chủ quản, đó là sân khấu Nụ cười mới. Sau 5năm xây dựng thương hiệu và trụ được trên nền khán phòng gần như bỏ hoangcủa rạp Măng Non trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1 - TPHCM sân khấu Nụcười mới lại phải khăn gói ra đi, tìm một nơi trọ mới để làm lại từ đầu.

Kiếm được mặt bằng khôngdễ

Mang tâm trạng dọn về nơi ởmới, ban giám đốc Công ty Nụ cười mới, trong đó có Hữu Lộc vừa qua đời, rấthồi hộp. Bởi, rạp Vườn Lài, nơi họ đến, lâu nay là rạp chiếu phim, mangtiếng tụ điểm tệ nạn xã hội: móc túi, trấn lột của những băng nhóm đồngtính.

Nghệ sĩ Hoài Linh cho biết: “Dẫu vậy, chúng tôi vẫn phải dọn về vì khôngtìm được chỗ nào hơn. Các hội trường của các trung tâm văn hóa không đủ điềukiện để xây dựng thành một sân khấu. Sắm trang thiết bị mới không thôi thìđã quá sức của chúng tôi”.

Sân khấu kịch phận ở thuê
Cảnh trong vở Ngàn năm tình sử - Sân khấu Kịch IDECAF

Đến tháng 9, Nụ cười mới mớicó thể khai trương tại rạp Vườn Lài. Như vậy gần 4 tháng, đội ngũ anh emnghệ sĩ phải chạy tứ tán để kiếm công ăn việc làm.

Nỗi khổ của người đi ở nhà thuê là vậy, gây dựng một điểm diễn mới khôngdễ nhưng sau thời gian tạo cho khán giả thói quen đến điểm diễn của mình thìlại bị cắt hợp đồng, phải ra đi” - nghệ sĩ Hoài Linh cay đắng nói.

Trước đó, ông bầu Phước Sangcũng rất khó khăn khi phải chia tay với rạp Vinh Quang, trên đường Pasteur,quận 1 để dời Kịch Sài Gòn về rạp Đại Đồng, trên đường Cao Thắng, quận 3.

Hơn 10 năm hoạt động, sânkhấu Kịch Sài Gòn đã ăn nên làm ra với hơn 30 kịch mục và 10 chương trìnhhài kịch. Khán giả đã quá quen thuộc với những vở diễn và phong cách dàndựng mang nét đặc trưng của điểm diễn này.

Từ khi dọn về rạp Đại Đồng, Kịch Sài Gòn liên tiếp sụt giảm doanh thu, vìđiểm diễn này bỏ trống nhiều năm liền nên việc lôi kéo được khán giả đến đâykhông phải dễ.

Qua gần một năm cầm cự, Phước Sang quyết định đưa Kịch Sài Gòn về rạp NamQuang (rạp này cũng trực thuộc sự quản lý của Trung tâm Văn hóa quận 3)nhưng vẫn chưa biết đến ngày nào Kịch Sài Gòn lại phải dọn đi vì sắp hết hợpđồng sử dụng mặt bằng này.

Ông bầu Phước Sang bức xúc: “Chúngtôi rất ngại việc đầu tư cơ sở hạ tầng vì sử dụng chưa bao lâu thì lại phảichuẩn bị tìm điểm diễn mới. Không thể an cư trong tâm trạng hồi hộp như vậy”.

Nơm nớp lo mất điểm diễn

Điểm lại các sân khấu kịchtại TPHCM, hầu hết là đang ở nhà thuê, như: sàn diễn IDECAF (Viện Trao đổiVăn hóa với Pháp), sàn diễn số 7 Trần Cao Vân (Nhà Thiếu nhi quận 1), sàndiễn Kịch Phú Nhuận (Trung tâm Văn hóa quận Phú Nhuận), sàn diễn rạp KimChâu (Nhà hát Ca múa nhạc Bông Sen), sàn diễn Kịch Hoàng Thái Thanh (NhàThiếu nhi TP), sàn diễn sân khấu 135 Hai Bà Trưng (Nhà Văn hóa Thanh niên),sàn diễn sân khấu Superbowl (hệ thống siêu thị Superbowl – sân bay Tân SơnNhất)... Tất cả họ đều trong tâm trạng hồi hộp, chưa biết ngày nào phải khăngói ra đi.

Sân khấu kịch phận ở thuê
Cảnh trong vở Nỏ thần - Sân khấu Kịch Phú Nhuận

NSƯT Hồng Vân (Giám đốc KịchPhú Nhuận) nói: “Hiện nay chúng tôi vẫn phải vừa làm vừa trông chờ vào sựquan tâm của các địa phương, các cơ quan chủ quản. Điều chúng tôi lo lắngnhất là bị lấy lại mặt bằng, thay đổi điểm diễn, ảnh hưởng đến cuộc sống vàlàm nghề của nghệ sĩ”.

Ông Huỳnh Anh Tuấn (Giám đốckịch IDECAF) cho biết: “Tâm trạng ở thuê khiến chúng tôi không dám đầu tưnhiều về cơ sở hạ tầng cũng như các trang thiết bị âm thanh, ánh sáng. Khánphòng quá nhỏ hẹp, việc di chuyển cảnh trí hoặc đầu tư những cảnh trí thuộcdạng hoành tráng là quá khó. Do đó, việc ổn định mặt bằng hoạt động rất cầnthiết đối với các sân khấu xã hội hóa.

Trong khi các đơn vị kịch quốc doanh có hẳn rạp để biểu diễn nhưng sức khaithác quá ít, còn chúng tôi thì khó tìm được những điểm diễn lâu dài nên nghĩvề tầm chiến lược phát triển của thương hiệu trong 10 đến 20 năm nữa, chúngtôi chẳng biết sẽ đi về đâu?
”.

Phận ở thuê còn nhiều cái khổkhác, khi mỗi tháng các cơ quan chủ quản của những sân khấu này trưng dụngkhán phòng để sinh hoạt định kỳ làm cho lịch biểu diễn cứ gián đoạn. Chưa kểđến những yêu cầu đột xuất phải nhường khán phòng sau khi vé các suất diễnđã bán khiến các sân khấu phải thất tín với khán giả và phiền người xem cấtcông đến rạp rồi lại ra về.

Theo Thanh Hiệp
Sân khấu kịch phận ở thuê



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.