Sàn kịch xác xơ

Sân khấu Kịch Sài Gòn, nơi từng sáng đèn hằng đêm, phải đóng cửa, chờ một vài tháng nữa, khi tình hình sáng sủa hơn sẽ khai trương lại tại rạp Đại Đồng. Ba vở kịch ngắn của đạo diễn Hữu Nghĩa dàn dựng cho sân khấu này chỉ tập vài buổi rồi tạm ngưng, các vở diễn của Kịch Sài Gòn diễn lâu nay không tiếp tục diễn được do diễn viên chạy sô đóng phim truyền hình.

Sự bùng nổ của phim truyềnhình kéo theo khủng hoảng nguồn nhân lực. Lực lượng hoạt động nghệ thuật ởcác lĩnh vực gần như tập trung cho phim truyền hình đã tạo ra sự mất cân đốinghiêm trọng trong đời sống tinh thần, càng đẩy các lĩnh vực nghệ thuật khácvào tình trạng bế tắc hơn.

Chưa bao giờ sàn diễn kịchcủa 8 đơn vị xã hội hóa tại TPHCM lại gặp khó khăn như hiện nay, nguyên nhânchính là do phim truyền hình đã “ngốn” hết diễn viên của họ 

Ông bầu Phước Sang cho biếtsân khấu Kịch Sài Gòn đóng cửa hơn 3 tháng qua vì kẹt diễn viên liên tục.Phước Sang nói một câu dí dỏm nhưng hàm chứa sự chua xót: “Bao giờ phimtruyền hình chết, kịch sẽ sống lại”.

Sàn kịch xác xơ
Vở Cho em 150 phút phiêu lưu của Nhà hát Kịch sân khấu nhỏ TPHCM hiện nay không dám lên lịch diễn vì diễn viên kẹt đóng phim

Diễn viên phải “đúpvai” 

Sân khấu Kịch Sài Gòn,nơi từng sáng đèn hằng đêm, phải đóng cửa, chờ một vài tháng nữa, khitình hình sáng sủa hơn sẽ khai trương lại tại rạp Đại Đồng. Ba vở kịchngắn của đạo diễn Hữu Nghĩa dàn dựng cho sân khấu này chỉ tập vài buổirồi tạm ngưng, các vở diễn của Kịch Sài Gòn diễn lâu nay không tiếp tụcdiễn được do diễn viên chạy sô đóng phim truyền hình.  

Các sàn diễn nổi tiếnggiữ đúng lịch diễn lâu nay, như: IDECAF, Trần Cao Vân, Phú Nhuận, Nhàhát Kịch sân khấu nhỏ TPHCM đến nay đã không còn đủ can đảm để tuyên bốcó thể ngăn chặn việc diễn viên chạy sô đóng phim chóng mặt như hiệnnay.  

Sân khấu IDECAF cứ vàongày 15 hằng tháng là phát lịch diễn. Lịch không trống nhưng diễn viênphải “đúp vai”. Có suất, nhiều vai kịch của diễn viên trẻ được thế đếnhai ê kíp, ngoại trừ các nghệ sĩ gạo cội như: Thành Lộc, Hữu Châu, ThanhThủy, còn lại đều có sự thay đổi vào giờ chót, do “diễn viên kẹt đóngphim truyền hình”.  

Nhà hát Kịch sân khấu nhỏTPHCM những tháng này gần như phải để ê kíp diễn viên trẻ diễn vì cáctên tuổi lớn đều bận đóng phim. NSƯT Việt Anh, Kim Xuân “dính” một lúc 3phim truyền hình, chưa kể các chương trình hài kịch của các nhà đài lôikéo.

Sân khấu Kịch Phú Nhuậngần như đặt trong tình trạng sẵn sàng thế vai cho diễn viên khi họ chưađược các phim trường chịu “nhả ra” đúng giờ hoặc đã xảy ra tình trạngvừa diễn vừa kéo dài để chờ diễn viên từ phim trường về nhảy vào diễnkịch. NSƯT Hồng Vân than: “Kiểu này khó mà đủ sức chịu đựng. Các bạndiễn viên trẻ quá tham đóng phim, nhận vai diễn vô tội vạ ở các đoàn làmphim mà nhiều vai thấy chẳng ra hồn, làm ảnh hưởng đến thu nhập chungcủa tập thể kịch. Đó là lý do vì sao tôi chủ trương không độc quyền vaichính cho cặp đào kép chính nào vì hễ các bạn trẻ được bên phim mời làbỏ kịch ngay”.  

Sân khấu Hoàng Thái Thanhchủ động chọn mỗi vở hai ê kíp để tập và diễn. Riêng hai trụ cột ThànhHội và Ái Như dứt khoát nói không với phim truyền hình nhiều tập để chútâm cho việc dựng vở và diễn chính tại sàn kịch này.  

Một số đạo diễn sân khấucũng được mời làm phim nên các sàn diễn từ sau mùa World Cup đến naychưa cho ra mắt vở kịch mới nào.  

“Bơi phim, lặn tuồng” 

Thời thế tạo ra nghịchcảnh nguồn diễn viên cho phim truyền hình yếu và thiếu, dẫu mỗi năm cáctrường nghệ thuật đều cho ra “lò” những gương mặt trẻ, các cuộc thituyển chọn diễn viên điện ảnh, truyền hình cũng nhiều  nhưng số người cónăng lực diễn xuất đáp ứng yêu cầu quay nhanh, không mất thời gian thịphạm thì không nhiều. Việc các đạo diễn ưu ái chọn lựa những gương mặtkịch đóng phim truyền hình là cách làm khôn ngoan của họ. 

Giờ đây, những câu chuyệncủa diễn viên kịch sau một ngày ở những quán ăn khuya là tự hào khoe vớinhau: “Sáng giờ bơi 3 phim ở 3 phim trường khác nhau, đuối như tráichuối nên tối nay diễn cứ như lặn trong tuồng”. Nghĩa là họ chạy sô3 phim truyền hình và diễn một vở kịch mà hiệu quả chỉ là “bơi” rồi“lặn” cho qua ải.  

NSND Doãn Hoàng Giang cólần đã bức xúc nói: “Các phim truyền hình trả cho tôi vào mỗi buổisáng những gương mặt diễn viên lờ đờ, say ngủ”. Chính vì say ngủ màhọ tập dượt chẳng thể gọi là nghiêm túc được. Tình trạng sức khỏe nhưthế thì làm sao có đủ sáng tạo để làm nghệ thuật.  

Sân khấu kịch nói TPHCMvốn đang gặp khó khăn về kịch bản, nay gặp thêm vấn nạn diễn viên chỉ lochạy sô phim truyền hình nên chất lượng các vở kịch sẽ càng giảm. Giớitổ chức biểu diễn kịch nói đang lo lắng nếu tình trạng này không đượccải thiện thì về lâu dài khán giả kịch sẽ quay lưng.

Dung hòa để tồn tại

Để tồn tại, việc dung hòa diễn viên giữa phim truyền hình và kịch nói hiện nay đang đặt ra một bài giải hóc búa, mà theo NSƯT Hồng Vân rất cần ý thức của diễn viên trẻ.
 
Chị nói: “Công ty chúng tôi sẽ triển khai kết hợp với các hãng phim, chuyên cung cấp diễn viên cho phim truyền hình và diễn viên của công ty chúng tôi chỉ tham gia phim do chúng tôi ký hợp đồng khai thác, đó là cách vừa bảo vệ nguồn nhân lực của đơn vị mình vừa tạo thu nhập chính đáng cho anh em”.
 
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thái Dương, nói: “Chúng tôi không ngăn cản diễn viên của mình đi đóng phim nhưng luôn nhắc anh em phải biết chọn lọc vai diễn để không hổ danh nghệ sĩ kịch nói chuyên nghiệp”.

Theo Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.