Tai nạn rình rập sàn diễn

Dư luận chưa quên một sự cố sập sân khấu làm một diễn viên múa tử nạn và ít nhất 8 diễn viên khác bị thương ở nhiều cấp độ khác nhau trước lễ khai mạc Festival Trái cây VN, diễn ra tại TP Mỹ Tho (Tiền Giang) hồi tháng 42010. Nạn nhân xấu số là chị Nguyễn Thị Tường Vi (23 tuổi, quê Đồng Nai), diễn viên múa của Vũ đoàn Rạng Đông thuộc Trung tâm Văn hóa quận 5 TPHCM.

Một công nhânhậu đài - anh Nguyễn Minh Ngà - bị điện giật té từ độ cao 6 m làm chấnthương cột sống. Tai nạn này và nhiều tai nạn khác là những tiếng cảnh báovề an toàn trên sàn diễn.

Sáng qua, 14-6, các bácsĩ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình TPHCM đã giải phẫu cột sống của anhNguyễn Minh Ngà, công nhân hậu đài thuộc Đoàn xiếc TPHCM, người bị tainạn trong lúc tháo dây đu bay và hệ thống kỹ xảo sử dụng trong vở cảilương - xiếc Mụ phù thủy và cây đũa thần (do Đoàn 1 Nhà hát Cải lươngTrần Hữu Trang và Đoàn xiếc TPHCM phối hợp tổ chức) diễn ra trong đêm2-6 tại rạp Hưng Đạo.  

Rủi ro đe dọa 

Kể lại sự cố này, cácnhân viên của rạp Hưng Đạo còn chưa hết lo sợ. Anh Võ Anh Kiệt, chuyênviên âm thanh, cho biết: “Trong vở diễn có hệ thống điện và dây đu baynâng bàn đỡ cho chiếc thảm bay, một tiết mục rất độc đáo của Đoàn xiếcTPHCM. Sau suất diễn này, sáng 3-6, anh Ngà có nhiệm vụ tháo hệ thốngđiện và dây đu bay để trả lại sân khấu cho một vở diễn khác.  

Tai nạn rình rập sàn diễn
Tiết mục xiếc đu dây trong vở Mụ phù thủy và cây đũa thần. Ảnh: Hoàng Dũng

Do điện bị rò rỉ, anh bịđiện giật dính vào thanh sắt. Nghe tiếng anh kêu cứu, những người có mặtđã tri hô. Một nhân viên của rạp đã kịp thời cúp hệ thống điện, anh Ngàrơi từ độ cao khoảng 6 m xuống sàn sân khấu  và bấttỉnh. Anh em hậu đài và nhân viên rạp đã kịp thời đưa anh Ngà vào bệnhviện cấp cứu”. 

Dư luận chưa quên một sựcố sập sân khấu làm một diễn viên múa tử nạn và ít nhất 8 diễn viên khácbị thương ở nhiều cấp độ khác nhau trước lễ khai mạc Festival Trái câyVN, diễn ra tại TP Mỹ Tho (Tiền Giang) hồi tháng 4-2010. Nạn nhân xấu sốlà chị Nguyễn Thị Tường Vi (23 tuổi, quê Đồng Nai), diễn viên múa của Vũđoàn Rạng Đông thuộc Trung tâm Văn hóa quận 5 - TPHCM.

 

Cho đến nay, anh Nguyễn Mạnh Học, chồng của chịVi, ở ấp Bình Hóa, xã Hóa An, TP Biên Hòa - Đồng Nai, người chứng kiến trựctiếp cái chết của vợ, vẫn chưa hết bàng hoàng, đau đớn. Anh kể trong nướcmắt: Khoảng 6 giờ 30 phút ngày 18-4, vợ chồng anh cùng cả đoàn từ TPHCM cómặt tại sân khấu chính của khu lễ hội ở TP Mỹ Tho để chạy chương trình chobuổi lễ khai mạc vào tối 19-4.

Khoảng 8 giờ xe đến MỹTho, chưa kịp về khách sạn, cả đoàn đến ngay sân khấu để ráp chươngtrình. Theo sắp xếp của đạo diễn chương trình, tốp múa có chị Vi thamgia hai tiết mục. Sau khi ráp tiết mục đầu hoàn hảo, chị Vi cùng nhómmúa chạy tiếp tiết mục thứ hai. Khi cả nhóm múa gồm 9 người tụ lại giữasân khấu thì bất ngờ sân khấu bị sập xuống. 

Lúc này, anh Học nghetiếng đổ sập rất lớn. Hốt hoảng, anh chạy lên sân khấu cứu giúp nhữngdiễn viên múa bị ngã xuống hố được thiết kế cho bục nâng giữa sân khấu.Khi nhìn xuống chỗ bị đổ sập (cao khoảng 5-6 m) thì thấy nhiều diễn viênnữ bị thương nặng, kêu khóc thảm thiết, riêng vợ anh nằm bất động. Anhvội chạy xuống cánh gà, chui vào gầm sân khấu ẵm vợ ra. Sau đó vợ anh đãtử vong vì bị thương quá nặng.

NSƯT Thành Lộc cũng bị téngã chấn thương cột sống phải nằm điều trị hàng tháng trời, trong lúcdiễn màn đu bay trong vở Cậu bé rừng xanh cách đây không lâu, tại rạpxiếc 23-9. Điều này minh chứng cho những lời cảnh báo không bao giờ cũđó là sự thiếu cẩn trọng trong việc giám sát độ an toàn của các phươngtiện phục vụ biểu diễn.

Ai bảo vệ người lao động?

NSND Kim Quy nói: “Tôirất phẫn nộ khi biết do sân khấu bị sập và gây ra cái chết thương tâmcho diễn viên. Với một sân khấu mà độ an toàn chưa được kiểm định vàgiám sát thì không thể để diễn viên tập dượt chương trình được. Bài họcnày đau đớn quá”.

 

Các vụ tai nạn xảy ra đều được các đơn vị, cánhân liên đới trách nhiệm giải quyết ổn thỏa, bằng nhiều hình thức đền bù,hỗ trợ. Nhưng mạng sống của người bị nạn đã bị cướp mất hoặc phải chịuthương tật, gây đau khổ cho người thân, trở thành gánh nặng cho gia đình.

NSƯT Trần Ngọc Giàu kể:“Cách đây không lâu khi xem vở cải lương Trái tim em nói thế tại rạpHưng Đạo, cảnh nghệ sĩ Hồng Yến nhảy từ độ cao 6 m xuống sàn diễn làmtôi đứng tim.

Sau đó, tôi góp ý nên bỏcảnh nguy hiểm này vì không an toàn cho tính mạng nghệ sĩ. Rạp Hưng Đạocũng như tại một số rạp hát khác, các phương tiện biểu diễn đã quá cũkỹ, xuống cấp và không còn bảo đảm độ an toàn”.

Đại hội Sân khấu TPHCM sẽdiễn ra trong hai ngày 17 và 18-6. Vấn đề bảo vệ tính mạng của người laođộng cũng phải được đưa lên hàng đầu để mổ xẻ, tìm giải pháp tốt nhất đểtình trạng tai nạn trên các lĩnh vực hoạt động nghệ thuật nói chung, sânkhấu nói riêng, không còn tái diễn.

Chưa có thói quen kiểm tra độ an toàn

 
Đạo diễn - NSƯT Hoa Hạ cho biết trước đây khi dựng vở Kim Vân Kiều, Chiếc áo thiên nga, live show NSƯT Thoại Mỹ “tung cánh phượng hồng”, chị rất chú ý đến hệ thống dây bay và dàn bục của sân khấu, nếu chưa an toàn thì chưa thể tập dượt. Ngay cả những tiết mục khó nhất trong vở phải đu dây, trèo lên trèo xuống những cái bục cao... đích thân chị kiểm tra độ an toàn rồi mới cho diễn viên thao tác.
 
Chị nói: “Chúng ta chưa có thói quen kiểm tra độ an toàn cần thiết cho một chương trình biểu diễn, dù lớn hay nhỏ. Khi sự cố đáng tiếc xảy ra mới thấy hậu quả quá lớn nhưng đã quá muộn. Tôi thường xuyên kiến nghị với hội đồng nghệ thuật Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch TPHCM về việc không cấp giấy phép cho các vở diễn không bảo đảm độ an toàn trên sàn diễn khi các vở diễn đó có sử dụng dây bay”.

Theo Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.