Tập cuối "Người phán xử": Cảnh công an gạt tay cháu nội Phan Quân gây tranh luận dữ dội

Chi tiết cảnh sát lạnh lùng gạt tay cháu nội Phan Quân và cảnh quay cậu bé mếu máo chạy theo chiếc xe tù đang chở ông nội khiến nhiều khán giả bị ám ảnh.

Chi tiết cảnh sát lạnh lùng gạt tay cháu nội Phan Quân và cảnh quay cậu bé mếu máo chạy theo chiếc xe tù đang chở ông nội khiến nhiều khán giả bị ám ảnh.

>> "Người phán xử kết thúc chóng vánh hơn cả U22 Việt Nam bị loại"

>> 'Người phán xử' tập cuối: Phan Quân bắn chết Lê Thành, Bảo 'Ngậu' lật đổ Phan Thị


Cả đế chế Phan Thị sụp đổ. "Ông trùm" Phan Quân tự tay bắn chết con ruột. Lương Bổng tự sát. Mỹ Hạnh tự sát. Bang Thiên Long và Bạch Hổ cũng tan tác vì một quả bom.

Tuy đây, không phải là cái kết được khán giả mong đợi, nhưng cũng không khiến nhiều người bất ngờ, vì họ quá hiểu mô tuýp của phim truyền hình Việt Nam.

Một lần nữa diễn xuất của "ông trùm" Phan Quân (do NSND Hoàng Dũng thủ vai) khiến người xem "nổi da gà" khi thể hiện phân cảnh đau đớn đến tột cùng khi cùng lúc trải qua những mất mát tột độ, khôn xiết.

Cảnh Phan Quân ôm lấy thi thể của Lê Thành, sau đó ngồi trong xe thùng cảnh sát, đau đớn bất lực nhìn cháu đích tôn hoảng hốt, bơ vơ chạy theo đã lấy nước mắt của rất nhiều khán giả.

Tập cuối Người phán xử: Cảnh công an gạt tay cháu nội Phan Quân gây tranh luận dữ dội - Ảnh 1.

Tập cuối Người phán xử: Cảnh công an gạt tay cháu nội Phan Quân gây tranh luận dữ dội - Ảnh 2.
Nghệ sĩ Hoàng Dũng một lần nữa thể hiện quá xuất sắc hình ảnh của một "ông tướng bại trận"

Tuy nhiên đây cũng là cảnh quay gây tranh cãi nhiều nhất từ phía khán giả sau khi bộ phim kết thúc. Nhiều khán giả cho rằng chi tiết này thiếu tính nhân văn cần phải có để thu phục lòng người trong những bộ phim tội phạm như thế này.

Bữa tiệc đón tuổi mới của Phan Hưng (biệt danh cu Bin) thay vì nhận được những lời chúc tốt đẹp an lành thì ngập tràn trong đau thương, mất mát.

Chiếc bánh kem bị gài bom. Bà nội chết. Bố mẹ và ông nội bị bắt. Ngay cả một cái nắm tay của ông để trấn an hoặc một lời giải thích cho đứa trẻ non nớt ấy hiểu chuyện gì đang xảy ra cũng bị những cánh tay lạnh lùng của cảnh sát gạt đi.

Đứa trẻ tội nghiệp đuổi chạy theo chiếc xe cảnh sát chở ông nội đi đền tội. Nhưng những bước chân yếu ớt, nhỏ bé không thể theo kịp động cơ xe của cảnh sát.

Cu Bin nhỏ bé bơ vơ giữa mảnh đất rộng lớn hoàng tráng của tập đoàn Phan Thị, mếu máo chạy theo chiếc xe tù đang chở ông nội khiến nhiều khán giả bị ám ảnh thật sự. Đồng thời có rất nhiều dấu hỏi được đặt ra về số phận của cu Bin sau mất mát quá to lớn này.

"Phim rất hay nhưng kết phim thiếu tính nhân văn quá. Chọn ngày sinh nhật của một đứa bé để làm tan nát gia đình nó. Hình ảnh bé Hưng mặt lem luốc chạy theo xe tù, gia đình không còn ai bên cạnh, không biết số phận sau này sẽ ra sao. Ngày sinh nhật chịu quá nhiều nỗi đau. Nhìn ám ảnh quá", một khán giả đưa ý kiến.

"Biết rằng đời cha ăn mặn đời con khát nước, nhưng nhìn đứa trẻ cũng thấy nao lòng. Phải chi đừng có quá nhiều công an chĩa súng như vậy, phải chi cái kết chỉ dừng lại ở phân cảnh Phan Quân đau khổ thì hay hơn", một khán giả khác cũng có cùng quan điểm.

Tập cuối Người phán xử: Cảnh công an gạt tay cháu nội Phan Quân gây tranh luận dữ dội - Ảnh 3.

Tập cuối Người phán xử: Cảnh công an gạt tay cháu nội Phan Quân gây tranh luận dữ dội - Ảnh 4.

Cảnh cu Bin chạy theo xe tù của ông nội bị nhiều người đánh giá là thiếu nhân văn


Tập cuối Người phán xử: Cảnh công an gạt tay cháu nội Phan Quân gây tranh luận dữ dội - Ảnh 5.

Rất nhiều ý kiến cho rằng cái gạt tay của những chiến sĩ cảnh sát được diễn tả trong phân cảnh này quá lạnh lùng. Việc bỏ lại một đứa trẻ còn quá nhỏ tuổi như vậy ở lại một mình bơ vơ, không có một ai bên cạnh, không nơi nào nương tựa cũng là điều không nên.

Thậm chí, theo một số quan điểm, thì với suy nghĩ non nớt chưa hiểu đúng sai của một cậu bé như cu Bin, sự mất mát đau đớn đó sẽ nuôi dưỡng sự hận thù. Biết đâu, vài chục năm sau, sẽ lại có một đế chế khác do chính Phan Hưng gây dựng.

"Anh em cứ chờ phần 2, sẽ là đế chế mới của thằng cu Hưng. Thằng bé sẽ gạt đi nước mắt, ghi nhớ nỗi đau này và gây dựng lại Phan Thị", một dân mạng bình luận vui.

"Một đứa trẻ con không có tội tình gì, kể cả ông bà, bố mẹ nó đều là tội phạm. Hình ảnh đó sẽ ghim vào đầu thằng bé, khi chưa đủ lớn để hiểu đúng sai, thì đó là mầm mống của tội phạm. Thực thi pháp luật cũng không thể bỏ rơi một đứa trẻ.

Trong mọi trường hợp không nên để trẻ nhỏ chứng kiến cảnh này, dù có muốn nhấn mạnh đến cái giá phải trả", một ý kiến khác tương tự.

Tuy nhiên, cũng có một vài ý kiến cho rằng hình ảnh này mang tính răn đe, giáo dục. Dù có thể nó được thể hiện một cách hơi lạnh lùng và có phần hơi nhẫn tâm.

"Ở một góc nhìn khác, hình ảnh này sẽ cho và khiến những người đã, chưa, sắp phạm tội phải suy xét chính mình, nhìn lại mình để có hành động đúng đắn.

Thay vì sa vào con đường tội lỗi để lâm vào hoàn cảnh chia lìa như vậy. Tôi cho rằng đây là hình ảnh đắt và có dụng ý của đoàn làm phim", một ý kiến nhận cũng được khá nhiều sự đồng tình của dân mạng.

Về cái kết trong phim "Người phán xử", NSND Hoàng Dũng cho rằng không thể có một cái kết khác. "Khán giả theo dõi bộ phim họ yêu thích thường phát triển tưởng tượng nhiều hơn người làm. Đôi khi họ xem theo cảm xúc, theo tình cảm yêu mến của nhân vật.

Nếu phim có hậu, không ai chết, kiểu hướng thiện để chiều theo ý kiến khán giả tôi lại thấy chưa phù hợp với diễn tiến mà bộ phim đã có. Phải là cái kết đau đớn để từ đó đưa ra thông điệp cho người xem rằng nếu muốn bảo vệ gia đình bạn phải sống đàng hoàng.

Cũng phải nói thêm với bạn rằng tôi tiếp xúc bộ phim "Người phán xử" một khoảng thời gian khá dài, chúng tôi tính toán kỹ càng và quyết định để cái kết như các khán giả đã xem trong tập cuối",
nguồn Vietnamnet.

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy kết thúc phim "Người Phán Xử" như thế nào?


>> Clip: "Phan Quân" và "Lương Bổng" bật khóc khi xem tập cuối của "Người phán xử"

Theo Trí thức trẻ

NSND Hoàng Dũng

Phim truyền hình

Người phán xử

Phim Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.