Bi hài chuyện vay vốn

Bạn hàng thúc, đối tác đòi… nhiều doanh nghiệp buộc phải gõ nhiều cửa để thu xếp vốn, trong đó, có cả “tín dụng đen”,nhiều đơn vị còn vướng vào vòng luẩn quẩn: kẹt vốn thúc nợ vay nặng lãi lại kẹt vốn…

Sản xuất phục hồi, đơn hàng đổvề, nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh tăng nhanh, nhiều doanh nghiệp chưa kịpmừng đã phải “méo mặt” chạy vốn.

Bạn hàng thúc, đối tác đòi… nhiều doanh nghiệpbuộc phải gõ nhiều cửa để thu xếp vốn, trong đó, có cả “tín dụng đen”,nhiều đơnvị còn vướng vào vòng luẩn quẩn: kẹt vốn - thúc nợ - vay nặng lãi - lại kẹt vốn…

Theo phản ánh từ nhiều doanhnghiệp, “cửa” ngân hàng eo hẹp, doanh nghiệp phải  “giật” tạm từ bạn bè, họhàng, tìm vốn chợ đen với lãi suất cao hơn cả lợi nhuận...

Đây là thực tế mà không ít doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừađang gặp phải trong thời gian qua. Đến nỗi, giám đốc một doanh nghiệp phải ngậmngùi thốt lên: “Doanh nghiệp xoay sở đi vay vốn gian khổ không khác gì đi…lấy kinh” (!).

Đủ loại “phí quan hệ”

Bà Phạm Yến Lai, giám đốc một xí nghiệp chuyên thu mua nguyên liệu thủy sản ởĐồng Tháp (trụ sở tại TP HCM), than thở, đợt vừa rồi phải “bám” phó phòng tíndụng của một ngân hàng tại TP HCM suốt hai tháng trời mới vay được 800 triệuđồng (thay vì 1,4 tỷ đồng như vị này hứa hẹn).

Thế nhưng, vừa rút tiền khỏi cửangân hàng đã bị “chặn đẹp” phí hoa hồng tương đương 3% tổng số tiền vay được. “Cầucạnh đủ mối quan hệ, số tiền thực tôi vay được chỉ còn 776 triệu đồng, bằng mộtnửa nhu cầu. Không đủ trả nợ mua con giống của nông dân, tôi phải bấm bụng vay“nóng” bên ngoài, lãi suất 0,2% mỗi ngày, hoàn vốn và lãi sau 24 ngày”, bàLai kể.

Bi hài chuyện vay vốn
Dù khẳng định "sẵn sàng cho DN vay" nhưng phần lớn ngân hàng chỉ "ưu tiên các DN có quan hệ làm ăn lâu dài, có tài sản đảm bảo, làm ăn hiệu quả". (Ảnh: Đức Long)

Ông Trần Văn Hòa, Giám đốc côngty TNHH Hòa Vân, kinh doanh vật liệu xây dựng (Thanh Hóa) đang chạy đôn chạy đáocác cửa để lo đủ 800 triệu đồng đảo nợ hợp đồng tín dụng với một ngân hàngthương mại lớn trên địa bàn tỉnh. “Dù là khách hàng thân của ngân hàng bố nămnay, tức là kỳ nào, tháng nào cũng phải có chút “lòng thành” với cán bộ ngânhàng nhưng đến khi làm lại hợp đồng vay vốn, vẫn phải mướt mồ hôi”, ông Hòanói.

Ông Hòa tiết lộ: “Mỗi lần đảo nợ phải chi cho trưởng phòng tín dụng khoảng 1– 3% tổng giá trị hợp đồng, quà cho cán bộ trực tiếp làm hợp đồng 1%, chưa kểcác khoản lễ Tết…” Nếu cộng dồn các khoản chi này, lãi suất vay vốn thực tếdoanh nghiệp vay lên tới 16 - 17%. “Nhưng còn tốt hơn phải vay với lãi suất thỏathuận, vì đã thỏa thuận cao mà còn cộng thêm đủ khoản “phí quan hệ” nữa, lãisuất có khi vượt 20% mỗi năm. Bản thân tôi chăm sóc quan hệ tươm tất như vậy, màvừa rồi, hồ sơ vẫn bị om đến hơn nửa tháng, mất mấy chục triệu đồng trả lãi vaynóng bên ngoài”.

Chật vật xoay xở

Trước nhu cầu vốn lớn của doanh nghiệp, trao đổi với PV, ông Phạm Quốc Thanh,Tổng giám đốc ABBank, khẳng định “sẵn sàng cho doanh nghiệp vay”, nhưng “ưutiên các doanh nghiệp có quan hệ làm ăn lâu dài với ngân hàng, có tài sản đảmbảo, làm ăn hiệu quả”. Lãnh đạo nhiều ngân hàng khác cũng có cam kết tươngtự. Tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp, thực tế, vốn ngân hàng vẫnchảy chỗ trũng. “Với các doanh nghiệp lớn, khách hàng ruột thì ngân hàng cởi mở,còn với doanh nghiệp nhỏ thì khó qua cửa thẩm định hồ sơ”, giám đốc một doanhnghiệp dệt may tại Hà Nội cho biết.

Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia Lê Đức Thúy lý giải: "nguồn vốnđầu vào eo hẹp là tình trạng chung của cả hệ thống khi tổng lượng huy động haitháng đầu năm đã giảm 0,17% so với cuối năm 2009. Do Ngân hàng Nhà nước yêu cầukhông được huy động lãi suất vượt 10,5% một năm nên tất cả ngân hàng tìm cách“lách” bằng các chương trình khuyến mại, quà tặng rầm rộ, song chỉ cải thiệnchậm chạp. Không dư dả đầu vào, tất yếu các ngân hàng phải thắt chặt đầu ra.“Cửa” vay vốn ngân hàng sẽ không dễ rộng mở bởi mục tiêu tăng trưởng tín dụngnăm nay chỉ là 25% (năm 2009 là 37%). Thậm chí, tôi e rằng, mục tiêu này còn khóđạt, bởi ngân hàng không dễ thu xếp được vốn”.

Bi hài chuyện vay vốn
Nhiều DN phải thu hẹp sản xuất vì lợi nhuận không đủ bù lãi suất vay. (Ảnh: Đức Long)

Ông Bùi Đình Vụ, Chủ tịch HĐQTkiêm Tổng giám đốc Công ty CP tư vấn và đầu tư tập đoàn Việt Nga (Hà Nội), nhậnđịnh: ”Không ít doanh nghiệp phải lọ mọ huy động từ đủ mọi mối quan hệ để ởbên ngoài. Quan hệ tốt thì giật được vốn tạm từ bạn bè, anh em, họ hàng, khôngthì vay nóng chợ đen”. 

Nhiều doanh nghiệp vay vốn của các công ty tín dụng tư nhân, trung tâm dịch vụvay nóng với thủ tục thông thoáng và lãi “cắt cổ” rồi rơi vào tình cảnh làmkhông đủ trả lãi.

Vay nóng, “bỏng” lãi

Cần gấp 400 triệu đồng đáo nợ ngân hàng, anh Nguyễn Minh Luân, giám đốc doanhnghiệp chế biến thực phẩm ở Tiên Du (Bắc Ninh) đến trung tâm môi giới vay vốn ởHà Nội với lãi 0,4% mỗi ngày. “Hứa hẹn thủ tục an toàn, phí vay chỉ mất 2%,nhưng khi nhận tiền thì tôi bị tính phí hợp đồng, phí hồ sơ, phí trượt giá… đến7%. Tính ra vay chục ngày mà lãi suất gấp ba lần mức quảng cáo, vị chi mất hơn40 triệu đồng cả phí lẫn lãi”, anh Luân cho biết.

Để có tiền mua nguyên liệu làm đơn hàng mây tre đan xuất sang Nga, anh Lê VănVĩnh, chủ xưởng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội, phải“giật” vốn nóng hai tuần với lãi suất 0,3% mỗi ngày (9% một tháng). Khi vay thìđược hứa hẹn thời gian trả linh hoạt, nhưng do trục trặc hợp đồng, đối tác chậmgửi tiền, lập tức chủ nợ tính lãi lên gấp đôi. Nợ cũ chưa trả, muốn vay tiếp,chủ nợ lúc này tính lãi nợ mới lên gấp 3 với 1% mỗi ngày (30% một tháng). “Sau5 ngày, đến khi nhận được tiền hàng thì nợ lãi cũ cộng nợ lãi mới của tôi đãnhân đôi. Vay 100 triệu trong 20 ngày mà mất hơn 20 triệu tiền lãi”, anhVĩnh than thở.

“Tuy nhiên, khi chấp nhận vay nóng thì cũng xác định là thò cổ vào thòng lọng.Sơ sẩy một chút là bị thít cổ, chết ngạt vì lãi suất trên giời”, ông Bùi ĐìnhVụ, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP tư vấn và đầu tư tập đoàn Việt Nga,nói.

“Nai lưng trả nợ”

Đối mặt với chi phí vốn cao, cả vay ngân hàng lẫn vay nóng, lãnh đạo nhiều doanhnghiệp vừa và nhỏ đang phải đau đầu cân đối thu chi, nếu không muốn đứng bên bờvực phá sản. Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc điều hành Tổng công ty 28: “Vớiđồng vốn vay đắt đỏ, doanh nghiệp phải nai lưng ra làm nhưng chưa chắc hòa vốnbù đắp chi phí. Chẳng hạn với doanh nghiệp dệt may, ngoài vốn, hầu hết giá cácnguyên liệu đầu khác như bông, hóa chất tẩy, nhuộm… đều tăng đến 15 - 20%, chưakể giá xăng dầu, điện, nhân công đều tăng mạnh”.

Quá ngán ngẩm chuyện vay vốn, Tổng giám đốc Công ty Chu Việt Lê Hải Châu, kêutrời: “Làm ăn mà hòa vốn, thu không bù nổi chi thì thà đem tiền gửi tiết kiệmcho khoẻ, không phải mất ăn mất ngủ mà rủi ro cao”. Ông Châu phân tích, lợinhuận trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhỏ khoảng 25 – 30%. Nếu lãi suấtvay tăng lên 18 – 19% sẽ làm lợi nhuận chỉ còn trên dưới 10%. Đó là trong điềukiện hoạt động suôn sẻ, còn nếu gặp rủi ro thì lợi nhuận không đủ bù lãi suất.Điều này khiến doanh nghiệp không thiết tha mở rộng sản xuất.

Một số doanh nghiệp thép, xi măng, chế biến thực phẩm… nằm trong nhóm ngành đượchỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ, cho rằng trước đây vốn vay khoảng 10%, sau khiđược hỗ trợ còn 6,5%. Với đồng vốn rẻ này, nhiều doanh nghiệp tranh thủ đầu tưmở rộng mới. Nhưng thời điểm này, vốn vay ngân hàng đã tăng lên 16 – 18% mỗinăm, gấp gần ba lần, vốn vay nóng bên ngoài do trượt giá cũng lên 10 – 20%mỗi tháng. “Vậy bao nhiêu công ty đủ sức tăng hiệu quả kinh doanh 300%trong thời gian ngắn để lợi nhuận làm ra đủ trả lãi vay?”, giám đốcmột công ty chế biến thực phẩm tại TP HCM phân vân.

Theo Thủy An - Lam Thanh
Bi hài chuyện vay vốn



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.